Hơn 60 chuyên gia chính sách và nhà khoa học ngày 17/1 lên tiếng kêu gọi các chính phủ ngăn chặn các hệ thống địa kỹ thuật quy mô toàn cầu trong khuôn khổ kế hoạch đang rất gây tranh cãi mang tên Thay đổi bức xạ Mặt trời (SRM), vốn được thiết kế nhằm làm mát bề mặt Trái Đất và giảm tác động của hiện tượng ấm lên toàn cầu.
Nhật thực toàn phần xảy ra ngày 4/12 đã khiến bầu trời mùa Hè tại Nam Cực chìm vào bóng tối. Chỉ một số ít nhà khoa học, những người thích phiêu lưu mạo hiểm chứng kiến được hiện tượng thiên văn hiếm có này.
(Ngày Nay) - Nhà vật lý thiên văn và nhà vũ trụ học người Pháp Jean-Pierre Luminet được trao Giải thưởng Kalinga năm 2021 của UNESCO cho những thành tựu xuất sắc trong việc phổ biến khoa học. Lễ trao giải được diễn ra trực tuyến vào ngày 5/11 trong khuôn khổ kỷ niệm Ngày Khoa học Thế giới vì Hòa bình và Phát triển.
Với mục tiêu gia nhập hàng ngũ các quốc gia du hành vũ trụ tiên tiến, Hàn Quốc lên kế hoạch sẽ thử nghiệm tên lửa do nước này tự phát triển trong ngày 21/10.
Ngày 1/10/2021, vệ tinh NanoDragon - vệ tinh được thiết kế, chế tạo 100% tại Việt Nam sẽ bay lên quỹ đạo đồng bộ mặt trời ở độ cao 560km tại bãi phóng Trung tâm Vũ trụ Uchinoura, Kagoshima, Nhật Bản.
Ngày 17/9, các phi hành gia Trung Quốc đã trở về Trái Đất an toàn sau 3 tháng sống và làm việc trên quỹ đạo. Đây là sứ mệnh dài nhất từ trước đến nay của phi hành gia Trung Quốc và là dấu mốc mới nhất trong nỗ lực của nước này nhằm trở thành cường quốc vũ trụ.
(Ngày Nay) - Tỷ phú Jeff Bezos sẽ bay vào vũ trụ trên chuyến bay có phi hành đoàn đầu tiên của New Shepard, con tàu tên lửa do công ty Blue Origin chế tạo. Chuyến bay dự kiến diễn ra vào ngày 20/7.
(Ngày Nay) - NASA đã công bố hai sứ mệnh thám hiểm sao Kim sẽ khởi động vào cuối thập kỷ này nhằm mục đích tìm hiểu cách hành tinh này trở thành một "địa ngục" trong khi Trái đất phát triển mạnh mẽ.