Thủ tướng tiếp Tổng thống đắc cử Indonesia

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 14/9, tại Trụ sở Chính phủ, tiếp Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto đang thăm, làm việc tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Indonesia sớm ký kết thỏa thuận hợp tác thương mại gạo, tạo thuận lợi cho nông sản và các sản phẩm Halal của Việt Nam tiếp cận thị trường Indonesia, ủng hộ Việt Nam tháo gỡ thẻ vàng IUU.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chúc mừng ông Prabowo Subianto đã đắc cử Tổng thống Indonesia nhiệm kỳ 2024-2029 với tín nhiệm cao; hoan nghênh Tổng thống đắc cử thăm Việt Nam trong bối cảnh hai nước vừa kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược, hướng tới kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1955-2025). Chuyến thăm cũng thể hiện tình cảm gắn bó, tin cậy, quyết tâm của hai nước thúc đẩy hợp tác, phát triển bền vững, vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng chung.

Thủ tướng Chính phủ chúc mừng Quốc khánh lần thứ 79 của Indonesia; chúc mừng Indonesia đã đạt được những thành tựu vượt bậc, trở thành nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á và thứ 16 trên thế giới, an sinh xã hội được đảm bảo; tin tưởng rằng, Chính phủ và nhân dân Indonesia tiếp tục đạt nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, đạt mục tiêu trở thành nước phát triển vào dịp 100 năm lập quốc (2045), vai trò và vị thế ở khu vực và quốc tế ngày càng gia tăng.

Tổng thống đắc cử Indonesia chúc mừng Quốc khánh Việt Nam; gửi lời chia buồn sâu sắc về những thiệt hại nghiêm trọng do bão Yagi gây ra. Tổng thống đắc cử bày tỏ khâm phục tinh thần bất khuất, kiên cường của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc cũng như trong xây dựng và phát triển đất nước; khẳng định rất trân trọng và sẽ nỗ lực thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác Chiến lược với Việt Nam phát triển ngày càng mạnh mẽ trên các lĩnh vực.

Hai nhà lãnh đạo nhất trí đánh giá trong gần 7 thập kỷ qua, quan hệ hai nước do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng thống Sukarno đặt nền móng đã phát triển mạnh mẽ và sâu rộng; nhất là sau khi nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược năm 2013. Hiểu biết và tin cậy chính trị sâu sắc hơn, hợp tác trên các lĩnh vực phát triển toàn diện và hiệu quả hơn; hai bên tích cực phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại các cơ chế đa phương (Liên hợp quốc, ASEAN, Phong trào Không liên kết...).

Theo đó, hai bên nhất trí một số định hướng lớn nhằm khai thác hiệu quả các tiềm năng hợp tác trên các lĩnh vực, đưa quan hệ Đối tác Chiến lược phát triển ngày càng sâu rộng, thực chất, sớm đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới, nhân kỷ niệm 70 năm quan hệ ngoại giao và 80 năm Quốc khánh hai nước.

Theo đó, hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường trao đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao, các cấp và các kênh (Đảng, Nhà nước, Chính phủ và giao lưu nhân dân), triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương nhằm tăng cường tin cậy và góp phần tháo gỡ khó khăn trên các lĩnh vực. Hai bên tin tưởng sẽ sớm đạt mục tiêu 18 tỷ USD kim ngạch thương mại song phương; nhất trí phối hợp tháo gỡ khó khăn, giảm rào cản thương mại, tạo thuận lợi triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại và tiếp cận thị trường hàng hóa của nhau, trong đó có hàng nông sản và sản phẩm Halal.

Thủ tướng Chính phủ khẳng định Việt Nam sẵn sàng hợp tác, hỗ trợ Indonesia bảo đảm an ninh lương thực; đề nghị Indonesia sớm ký kết thỏa thuận hợp tác thương mại gạo, tạo thuận lợi cho nông sản và các sản phẩm Halal của Việt Nam tiếp cận thị trường Indonesia, ủng hộ Việt Nam tháo gỡ thẻ vàng IUU trong lĩnh vực thủy sản.

Tổng thống đắc cử Indonesia mong muốn thúc đẩy hợp tác với Việt Nam về an ninh lương thực, an ninh năng lượng, công nghệ cao; mong Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm phát triển nông nghiệp.

Hai bên nhất trí khuyến khích, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước đầu tư thuận lợi vào thị trường của nhau, nhất là trong các lĩnh vực mới như kinh tế số, kinh tế xanh, chuyển đổi năng lượng, phát triển hệ sinh thái xe điện; thúc đẩy sớm ký văn bản hợp tác trao đổi đào tạo kỹ thuật và kinh tế số.

Hai nhà Lãnh đạo cũng nhất trí làm sâu sắc hơn hợp tác trên các lĩnh vực quan trọng khác như quốc phòng-an ninh, hợp tác biển, hợp tác nghề cá, xây dựng quan hệ đối tác số, bao gồm thương mại điện tử xuyên biên giới, chuyển đổi số; phòng chống tội phạm xuyên quốc gia và các hình thức tội phạm mạng, hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ thông tin; tăng cường hợp tác giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân, kết nối hàng không và kết nối địa phương.

Hai nhà lãnh đạo cũng đã trao đổi về tình hình khu vực và quốc tế cùng quan tâm; nhất trí tăng cường hợp tác, củng cố đoàn kết, vai trò trung tâm và quan điểm chung của ASEAN trong các vấn đề an ninh khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông; thúc đẩy phát triển bền vững, đồng đều các tiểu vùng trong khu vực, trong đó có tiểu vùng sông Mê Công.

Thủ tướng Chính phủ đề nghị Indonesia tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam để duy trì đoàn kết, lập trường chung và các kết quả ASEAN đạt được trong vấn đề Biển Đông, thúc đẩy đàm phán COC thực chất, hiệu lực, phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982.

Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Indonesia quan tâm, ủng hộ và cử đại diện cấp cao tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 và Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác về Tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) tổ chức tại Việt Nam năm 2025.

Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc
Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc
(Ngày Nay) - Tối ngày 18/9 (tức ngày 16 tháng Tám năm Giáp Thìn) tại Đền Kiếp Bạc thuộc Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, thành phố Chí Linh đã diễn ra Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc.
Lạm phát hạ nhiệt, Fed mạnh tay giảm lãi suất
Lạm phát hạ nhiệt, Fed mạnh tay giảm lãi suất
(Ngày Nay) - Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định cắt giảm lãi suất 0,5 điểm phần trăm, bắt đầu chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ, trong bối cảnh lạm phát đang hạ nhiệt một cách ổn định và lo ngại ngày càng tăng về sức khỏe của thị trường lao động.
Rà soát khách quan, minh bạch mức độ thiệt hại do bão số 3
Rà soát khách quan, minh bạch mức độ thiệt hại do bão số 3
(Ngày Nay) - Tại cuộc họp ngày 18/9 về việc triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3, Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú đã đề nghị các tổ chức tín dụng (TCTD) rà soát khách quan, minh bạch theo mức độ ảnh hưởng và phân loại đối tượng bị thiệt hại để có chương trình hỗ trợ phù hợp.
Hà Nội: Điều chỉnh giao thông trên Đại lộ Thăng Long
Hà Nội: Điều chỉnh giao thông trên Đại lộ Thăng Long
(Ngày Nay) - Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa ban hành thông báo điều chỉnh tổ chức giao thông trên Đại lộ Thăng Long bắt đầu từ 9 giờ ngày 17/9/2024 đến khi có thông báo thay thế. Thông báo này thay cho Thông báo số 993/TB - SGTVT ngày 16/9/2024 của Sở Giao thông Vận tải.
Ảnh minh hoạ.
Biện pháp tạm hoãn xuất cảnh vì nợ thuế có đang bị lạm dụng?
(Ngày Nay) - Tạm hoãn xuất cảnh là biện pháp hiệu quả để thu hồi nợ thuế, đảm bảo nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp đối với nhà nước. Tuy nhiên, nếu bị lạm dụng, áp dụng tràn lan, có thể gây ra nhiều hệ lụy cho các doanh nghiệp Việt đang nỗ lực vượt khó, phục hồi trong bối cảnh nền kinh tế nói chung chịu nhiều biến động. .
Cứu trợ phải “nhanh, khả thi, có trọng tâm, trực tiếp”
Cứu trợ phải “nhanh, khả thi, có trọng tâm, trực tiếp”
(Ngày Nay) - “Thương người như thể thương thân” là truyền thống quý báu của dân tộc ta, đặc biệt là sau mỗi lần xảy ra các thiên tai, địch họa. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất thì việc cứu trợ phải đạt các tiêu chí “nhanh, khả thi, kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm, trực tiếp vào các đối tượng bị ảnh hưởng” theo nội dung Nghị quyết số 143/NQ-CP của Chính phủ.
Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế là di sản tư liệu thứ ba của triều Nguyễn được công nhận là Di sản tư liệu thế giới vào năm 2016.
Không phân biệt cao - thấp với di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Sau 23 năm Luật Di sản văn hóa và 15 năm Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa đi vào cuộc sống, Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sẽ được tiếp tục thảo luận tại Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV, dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 21/10/2024. Dự luật mới kiên trì bảo vệ quan điểm không xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể theo Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.