Thưởng lãm Hà Nội từ những di sản nghìn năm - Bài 3: Hồ Gươm và những chuyến bộ hành

Thưởng lãm Hà Nội từ những di sản nghìn năm - Bài 3: Hồ Gươm và những chuyến bộ hành

Hà Nội là một trong những trung tâm văn hóa lớn nhất ở Việt Nam. Thành phố là cái nôi tập trung rất nhiều thư viện, bảo tàng, nhà hát cũng như các di tích lịch sử, di sản văn hóa. Tuy ồn ào, náo nhiệt và xô bồ là thế nhưng Hà Nội vẫn luôn đẹp cổ kính và gây ấn tượng mạnh mẽ đối với những ai đã có dịp thong dong thăm quan những di tích, di sản nằm yên bình giữa lòng thành phố.

____________________

Sau khoảng lặng im lìm vì COVID-19, từ năm 2022, cứ cuối tuần, khu vực quanh hồ Hoàn Kiếm - Hồ Gươm lại biến thành một không gian đi bộ rộng lớn với nhiều hoạt động văn hóa truyền thống - hiện đại đan xen.

Nếu may mắn, du khách có thể bắt gặp những đoàn rước diễu hành tái hiện đời sống tinh thần đầy bản sắc và bất ngờ thú vị của người dân Thủ đô.

Thưởng lãm Hà Nội từ những di sản nghìn năm - Bài 3: Hồ Gươm và những chuyến bộ hành ảnh 1

Chiều 18/6, nhân dân quận Hoàn Kiếm đã được chiêm ngưỡng đoàn rước kiệu long trọng và quy mô lớn theo nghi lễ truyền thống, nhân dịp đền Bạch Mã (76 Hàng Buồm) đón nhận bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt “Thăng Long tứ trấn”. Lễ rước xuất phát từ đền Bạch Mã đi qua các tuyến phố Mã Mây - Hàng Bạc - Hàng Bè - Hàng Dầu – một vòng hồ Gươm (qua các phố Đinh Tiên Hoàng - Hàng Khay - Lê Thái Tổ - Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục) - Hàng Đào - Hàng Ngang - Hàng Buồm - kết thúc về đền Bạch Mã.

“Thăng Long Tứ trấn” gắn với việc ra đời của kinh đô Thăng Long thời nhà Lý, là nơi thờ bốn vị thần trấn giữ bốn phương huyết mạch, ngày đêm bảo vệ cho Kinh thành Thăng Long xưa và Thủ đô Hà Nội ngày nay luôn được yên bình. “Thăng Long tứ trấn” gồm đền Bạch Mã phía Đông thờ thần Long Đỗ (quận Hoàn Kiếm), đền Kim Liên phía Nam thờ thần Cao Sơn Đại Vương (quận Đống Đa), đền Voi Phục phía Tây thờ thần Linh Lang Đại Vương và đền Quán Thánh phía Bắc thờ thần Huyền Thiên Trấn Vũ (quận Ba Đình), thành phố Hà Nội.

Thưởng lãm Hà Nội từ những di sản nghìn năm - Bài 3: Hồ Gươm và những chuyến bộ hành ảnh 2

Với lịch sử hơn 1.000 năm, trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê với 52 vị vua định đô tại Thăng Long, đền Bạch Mã là nơi chứng kiến đầy đủ nhất quá trình hình thành và phát triển của Thăng Long xưa và Hà Nội nay. Trải qua những biến thiên của lịch sử, ngôi đền luôn được cộng đồng dân cư gìn giữ, tu sửa và thờ phụng. Đền Bạch Mã cùng với các di tích khác trong “Thăng Long Tứ trấn” được xếp hạng Di tích Quốc gia Đặc biệt đã một lần nữa khẳng định giá trị lịch sử, tín ngưỡng tiêu biểu của quần thể di tích này tại Thủ đô.

Đến nay, đền Bạch Mã còn bảo tồn được rất nhiều hiện vật có giá trị mang phong cách nghệ thuật cuối thế kỷ 17, có thể kể đến 18 bia đá cổ ghi chép lại việc sửa đền, 17 đạo sắc phong do triều đình nhà Nguyễn ban tặng, cùng nhiều đồ thờ tự quý giá. Trong đền còn thờ một pho tượng ngựa trắng lớn bằng gỗ, tượng trưng cho thần Bạch Mã và được rước vào những dịp quan trọng, như Lễ rước đón nhận bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt lần này.

Lễ rước kiệu theo nghi lễ truyền thống chính là một trong những hoạt động nhằm quảng bá, phát huy các di sản phi vật thể gắn liền phát triển kinh tế với trọng tâm phát triển du lịch, theo định hướng của quận. Hàng trăm thanh niên phụ lão tham gia đoàn rước đã khoác lên mình những trang phục truyền thống, thể hiện những màn múa nghệ thuật cùng kiệu rước vật phẩm từ nhân dân các phường thuộc quận Hoàn Kiếm, tạo lên một không khí lễ hội sôi động, đậm bản sắc văn hoá truyền thống đất Thăng Long – Hà Nội.

Thưởng lãm Hà Nội từ những di sản nghìn năm - Bài 3: Hồ Gươm và những chuyến bộ hành ảnh 3
Thưởng lãm Hà Nội từ những di sản nghìn năm - Bài 3: Hồ Gươm và những chuyến bộ hành ảnh 4

Sự kiện diễu hành Việt phục “Bách Hoa Bộ Hành” sáng 19/6 ra đời nhằm chia sẻ và giới thiệu thành quả nghiên cứu của các cá nhân, tổ chức tiêu biểu về trang phục truyền thống như ngũ thân, giao lĩnh, áo dài... Ngày hội ghi nhận sự tham gia của các đơn vị thực hành/ứng dụng cổ phục có uy tín trong cộng đồng Việt phục, bao gồm Đông Phong, Great Vietnam, Hoa Niên - Năm tháng tươi đẹp, Thủy Trung Nguyệt, Đại Nam Chân ảnh và Quê Cực.

Điều đáng ngạc nhiên, đây không phải là sự kiện được thực hiện một cách chuyên nghiệp bởi tổ chức, cơ quan, mà là “sân chơi” được tạo nên bởi người trẻ. Biểu diễn trang phục truyền thống tại không gian mở chính là cơ hội để đưa Việt cổ phục và các giá trị truyền thống đến gần hơn với công chúng Thủ đô, đồng thời như một lời khẳng định mạnh mẽ vai trò của người trẻ trên hành trình di sản.

Chia sẻ với Ngày Nay, chị Nguyễn Nga - người sáng lập thương hiệu Việt cổ phục Thủy Trung Nguyệt cho biết: “Có rất nhiều cái đầu tiên ở Bách Hoa Bộ Hành. Đây là sự kiện Việt phục có quy mô lớn đầu tiên sau hai năm đại dịch COVID-19 tại Hà Nội, cũng là sự kiện bộ hành đầu tiên của giới cổ phục miền Bắc. Ngày hội được mở ra với mong muốn tạo một sân chơi văn hoá cho các bạn trẻ yêu Việt phục được thoải mái thể hiện sở thích của mình, và đồng thời quảng bá hình ảnh của Việt phục đến gần hơn nữa với thị chúng.”

Tuy nhiên, lần đầu tiên các bạn trẻ đứng ra tổ chức một sự kiện quy mô lớn, không tránh khỏi những vấn đề phát sinh ngoài ý muốn. Chị Nga nhớ lại: “Khi đoàn mới bắt đầu diễu hành, lực lượng chức năng đã ra can thiệp và yêu cầu giải tán, vì lo rằng sự kiện này có thể mang yếu tố tâm linh, tuyên truyền văn hóa, và tụ tập trái phép”. Chị cùng các thành viên trong Ban tổ chức Bách Hoa Bộ Hành đã đứng ra giải thích rằng, tinh thần của đoàn diễu hành chỉ đơn thuần là cuộc gặp gỡ của những người yêu thích Việt phục. “Rất may mắn là sau khi lắng nghe bọn mình giải thích và hỏi xin ý kiến cấp cao hơn, lực lượng chức năng ở Hồ Gươm đã thông cảm và quyết định đi theo giám sát, hỗ trợ cho đoàn”. Đây cũng là một bài học kinh nghiệm để các bạn trẻ có thể tổ chức những sự kiện bộ hành sau này quy củ và thành công hơn nữa.

Thưởng lãm Hà Nội từ những di sản nghìn năm - Bài 3: Hồ Gươm và những chuyến bộ hành ảnh 5
Thưởng lãm Hà Nội từ những di sản nghìn năm - Bài 3: Hồ Gươm và những chuyến bộ hành ảnh 6

Sáng 10/12, lễ mít tinh và diễu hành quanh hồ Hoàn Kiếm thuộc chuỗi sự kiện “Hướng tới bình đẳng, tiến bộ, hòa nhập cho người mù ASEAN” đã được diễn ra trọng thể với sự tham gia của hàng trăm người mù và khiếm thị ở Việt Nam, cùng các đại biểu quốc tế là đại diện Hiệp hội người mù thế giới, Hiệp hội người mù khu vực châu Á – Thái Bình dương và từ các nước Đông Nam Á.

Sự kiện được tổ chức bởi Hội Người mù Việt Nam nhân kỷ niệm Ngày quốc tế Người Khuyết tật 3/12, hướng tới Thập kỷ Người Khuyết tật Châu Á – Thái Bình Dương 2023-2032. Mục đích của chuỗi sự kiện nhằm thực hiện Công ước quốc tế về quyền của Người Khuyết tật của Liên hợp quốc, Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững và Kế hoạch tổng thể ASEAN 2025 về lồng ghép quyền của người khuyết tật.

Đoàn người mù và khiếm thị đã diễu hành cùng những cây gậy trắng quanh hồ. Giữa tiết trời mưa bay bay của mùa Đông Hà Nội, họ vai kề vai, cười rạng rỡ, cùng những bước đi mạnh mẽ và hát vang những ca khúc sôi nổi, hào hùng như “Bài ca Hội người mù Việt Nam”, “Việt Nam ơi”, “Đường đến ngày vinh quang”… Hình ảnh đẹp đó gây ấn tượng mạnh mẽ cho người dân Thủ đô và cả những vị khách nước ngoài. Đã rất nhiều người đứng lặng nghe những giọng ca đầy cảm xúc của người mù, chụp ảnh kỷ niệm và hỏi thăm họ.

Có mặt tại Hồ Gươm, Thương Huyền, sinh viên Đại học Khoa học xã hội và nhân văn chia sẻ: “Em đã rất ngạc nhiên khi nhìn thấy sự nhanh nhẹn của những người mù. Họ dùng gậy và sải bước rất tự tin. Có lẽ vì em chưa hề tiếp xúc với người mù trước đây, và do ấn tượng từ những bộ phim truyền hình, em đã hình dung rất khác về họ”.

Dường như, đoàn diễu hành gậy trắng đã phần nào thành công trong việc thay đổi hình ảnh và ấn tượng của cộng đồng về người mù, nâng cao nhận thức cộng đồng về đảm bảo an toàn cho người mù khi tham gia giao thông, đồng thời, khuyến khích và tạo điều kiện để người mù phát huy tính tự lập, chủ động trong các lĩnh vực của cuộc sống, tích cực đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội.

Thưởng lãm Hà Nội từ những di sản nghìn năm - Bài 3: Hồ Gươm và những chuyến bộ hành ảnh 7
TIN LIÊN QUAN
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?