Thưởng lãm Hà Nội từ những di sản nghìn năm - Bài 2: Lớp trầm tích văn hóa giữa lòng Thủ đô

Thưởng lãm Hà Nội từ những di sản nghìn năm - Bài 2: Lớp trầm tích văn hóa giữa lòng Thủ đô

Hà Nội là một trong những trung tâm văn hóa lớn nhất ở Việt Nam. Thành phố là cái nôi tập trung rất nhiều thư viện, bảo tàng, nhà hát cũng như các di tích lịch sử, di sản văn hóa. Tuy ồn ào, náo nhiệt và xô bồ là thế nhưng Hà Nội vẫn luôn đẹp cổ kính và gây ấn tượng mạnh mẽ đối với những ai đã có dịp thong dong thăm quan những di tích, di sản nằm yên bình giữa lòng thành phố.

________________________

Chỉ cần dạo một vòng quận Hoàn Kiếm, du khách đã có thể trải nghiệm lớp trầm tích văn hóa ấn tượng về Hà Nội.

Hoàn Kiếm là quận đầu tiên của Hà Nội và cũng là một trong những địa phương đầu tiên của cả nước triển khai các không gian đi bộ. Rồi khi không gian phố đi bộ trở thành thương hiệu du lịch của Thủ đô, quận tiếp tục đà phát triển các sản phẩm du lịch, nâng tầm thương hiệu của Hoàn Kiếm như tuyến phố thương mại du lịch Hàng Ðào - Hàng Giấy gắn với chợ đêm và chợ Ðồng Xuân - Bắc Qua; phố sách 19/12; không gian bích họa phố Phùng Hưng…

Thưởng lãm Hà Nội từ những di sản nghìn năm - Bài 2: Lớp trầm tích văn hóa giữa lòng Thủ đô ảnh 1

Nằm ở tâm điểm của Hà Nội, Hoàn Kiếm là nơi hội tụ, kết tinh những giá trị truyền thống và tinh hoa quý báu của lịch sử ngàn năm văn hiến. Những năm gần đây, hướng đi bảo tồn, phát huy giá trị di sản, đồng thời khuyến khích các hoạt động nghệ thuật sáng tạo luôn được quận xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.

Theo đó, với vị trí trung điểm của các hoạt động hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, Hoàn Kiếm đang chứa đựng một kho tàng giá trị vật thể và phi vật thể lên tới hàng trăm di tích, lễ hội. Nổi bật có thể kể đến Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn; Di tích quốc gia đặc biệt Thăng Long tứ trấn - đền Bạch Mã; Di tích lịch sử cấp quốc gia Phố cổ Hà Nội cùng các di tích như tiêu biểu như Nhà Thờ lớn, chùa Quán Sứ, Bảo tàng lịch sử Việt Nam…

Bên cạnh đó là khoảng gần 50 đình thờ Tổ nghề với nhiều di sản văn hóa phi vật thể hấp dẫn và đa dạng như lễ hội truyền thống của các phường nghề, lễ hội ẩm thực, các hoạt động biểu diễn văn hóa nghệ thuật dân gian Lễ hội Trung thu Phố cổ, Lễ hội vua Lê đăng quang… Đây là những minh chứng sống động về hồn cốt và vẻ đẹp truyền thống của cư dân Hà Nội, góp phần tạo nên dấu ấn của Thủ đô, thu hút đông đảo du khách từ khắp nơi tới tham quan, thưởng lãm.

Nhận thức được việc sở hữu các giá trị văn hóa nổi bật, từ vài thập kỷ trở lại đây, Hoàn Kiếm đã đề cao, quan tâm đầu tư vào công tác tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử – văn hóa. Quận thực hiện giải phóng mặt bằng di chuyển 134 hộ dân, 6 cơ quan đơn vị trả lại cảnh quan cho 26 di tích; tu bổ, tôn tạo 23 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng với tổng kinh phí hơn 309 tỷ đồng; thiết lập 20 hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích có giá trị trên địa bàn. Song song với đó, các hoạt động hợp tác quốc tế về bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa được tăng cường mở rộng và có hiệu quả.

Nhằm phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh, Hoàn Kiếm đã thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước nhằm tập trung bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn hóa khu phố cổ, khu phố cũ, khu vực hồ Hoàn Kiếm. Quận tập trung đầu tư tu bổ, tôn tạo tổng thể 10 di tích lịch sử, văn hóa có giá trị nằm trên địa bàn; thường xuyên tổ chức các hoạt động biểu diễn nghệ thuật cổ truyền như ca trù, hát chầu văn, hát xẩm tại các điểm di tích trong Khu Phố cổ và không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm; tổ chức giao lưu văn hóa, trình diễn nghệ thuật, giới thiệu tranh ảnh, trang phục Hà Nội, nghề thủ công truyền thống tại các điểm di sản như: Ngôi nhà di sản 87 Mã Mây, Đình Đồng Lạc 38 Hàng Đào... nhằm tôn vinh, phát huy các giá trị di sản văn hóa, phục vụ nhu cầu tín ngưỡng, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.

Thưởng lãm Hà Nội từ những di sản nghìn năm - Bài 2: Lớp trầm tích văn hóa giữa lòng Thủ đô ảnh 2
Thưởng lãm Hà Nội từ những di sản nghìn năm - Bài 2: Lớp trầm tích văn hóa giữa lòng Thủ đô ảnh 3

Là quận có diện tích nhỏ nhất trong thành phố, nhưng Hoàn Kiếm sở hữu một mạng lưới dày đặc các di sản trên một bối cảnh dân cư đông đúc, phức tạp với các hoạt động phát triển kinh tế sôi nổi. Công tác bảo lưu hình thái không gian, kiến trúc cảnh quan qua đó bảo tồn, trùng tu, phục dựng các dãy phố, ngôi nhà cổ luôn là vấn đề được Hoàn Kiếm đề ra, tập trung xử lý.

Để giải quyết mục tiêu trên, trong những năm vừa qua, quận Hoàn Kiếm đã tích cực kết nối, hợp tác sâu rộng trên mọi khía cạnh về bảo tồn, tôn tạo, phát huy di sản với các đối tác như thành phố Toulouse, vùng Ile de France, Quỹ giao lưu văn hóa Hàn Quốc, Cục địa chính Bỉ… Kết quả từ những hợp tác này giúp quận có được hỗ trợ kỹ thuật quan trọng để cải tạo, khôi phục thực hiện các dự án như: đền Quan Đế, đình Kim Ngân, Hội quán Quảng Đông; xây dựng Trung tâm Giao lưu Văn hoá Phố cổ, phố tranh Bích họa Phùng Hưng; đào tạo các chuyên gia GIS cho thành phố Hà Nội…

Về khía cạnh khai thác, phát triển du lịch từ những lợi thế văn hóa vốn có, Hoàn Kiếm là quận đầu tiên của Hà Nội và cũng là một trong những địa phương đầu tiên của cả nước triển khai các không gian đi bộ, tạo cơ hội cho người dân và du khách có thêm điểm vui chơi trong những ngày cuối tuần. Sau vài năm đưa vào thực hiện, không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm đã trở thành thương hiệu của du lịch Thủ đô. Những ngày cao điểm, không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm thu hút hàng vạn người dân và du khách tới tham quan. Các sự kiện văn hóa quy mô lớn được tổ chức tại đây cũng nhận được sự hưởng ứng của phần đông công chúng, đặc biệt là giới trẻ.

“Tính đến ngày 31/8/2022, tại không gian đi bộ thuộc khu bảo tồn cấp 1 trong khu Phố cổ Hà Nội, chúng tôi đã tổ chức 564 buổi biểu diễn trong đó 259 buổi biểu diễn do ngân sách quận chi trả và 305 buổi biểu diễn là từ xã hội hóa. Tại không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm, đã có 295 buổi biểu diễn trong đó 86 buổi biểu diễn từ ngân sách quận, 209 buổi biểu diễn từ xã hội hóa diễn ra”, bà Tạ Quỳnh Phương, Trưởng phòng Thương mại, Dịch vụ và Du lịch, thuộc Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội cho biết.

Tiếp nối những thành công đã đạt được, định hướng phát triển sản phẩm du lịch quận Hoàn Kiếm tiếp tục bám sát những trụ cột về du lịch văn hóa, phát huy các giá trị của Thủ đô ngàn năm văn hiến, tạo ra cách tiếp cận mới đối với các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể đang sở hữu. Quận tập trung khai thác các không gian sáng tạo để phát triển thành các sản phẩm du lịch ngày càng nâng tầm thương hiệu của Hoàn Kiếm như: Không gian phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm và phụ cận; Không gian đi bộ khu bảo tồn cấp I khu Phố cổ và tuyến phố thương mại du lịch Hàng Ðào - Hàng Giấy gắn với chợ đêm và chợ Ðồng Xuân - Bắc Qua; phố sách 19/12; Không gian bích họa phố Phùng Hưng, Con đường nghệ thuật cộng đồng Phúc Tân,...

Thưởng lãm Hà Nội từ những di sản nghìn năm - Bài 2: Lớp trầm tích văn hóa giữa lòng Thủ đô ảnh 4
Thưởng lãm Hà Nội từ những di sản nghìn năm - Bài 2: Lớp trầm tích văn hóa giữa lòng Thủ đô ảnh 5

Nói về hướng đi của quận Hoàn Kiếm trong thời gian tới, ông Đỗ Đình Hồng, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho biết quận sẽ tiếp tục phát huy giá trị của “Quận di sản”. Phát huy nguồn lực từ các không gian đặc trưng của như không gian hồ Gươm và phố cổ, không gian phố cũ và không gian ven sông Hồng. Cùng với đó, quan tâm tới kiến trúc đô thị và kiến tạo để tạo ra các không gian văn hóa nghệ thuật. Chú trọng phát triển đô thị xanh, đô thị âm thanh, ánh sáng. Phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, ẩm thực, thời trang… thành sản phẩm sáng tạo thông qua dịch vụ của công nghệ.

Chia sẻ với Tạp chí Ngày Nay, ông Phạm Tuấn Long, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm, khẳng định trong thời gian tới quận sẽ tiếp tục bảo tồn, phát huy giá trị các di sản, tập trung tu bổ di tích, bảo tồn phố nghề, và các hoạt động văn hóa nghệ thuật trên địa bàn. Tiếp tục đầu tư, phát triển du lịch chất lượng cao. Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao nhận diện các giá trị quận đang sở hữu để phát triển công nghiệp văn hóa, phát triển các dự án gắn với xây dựng thành phố sáng tạo.

Về định hướng phát triển quận thành quận di sản, kết hợp nghệ thuật. Ông Long cho biết: “Đây là trọng trách quan trọng trong việc tạo ra nhận diện văn hóa cho Hoàn Kiếm. Cùng với các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị cho di sản, chúng tôi đang tập hợp giới văn nghệ sĩ như các nhà soạn nhạc, nhà văn, nhà thơ, đạo diễn, nhà nghiên cứu... đang sinh sống trong địa bàn tạo thành một cộng đồng sáng tạo để tham mưu cho quận trong việc lựa chọn chủ đề, tìm kiếm nguồn lực trong các dự án sáng tạo nghệ thuật. Hướng đi trên đã giúp quận tạo tiếng vang trong các dự án xã hội hóa như Không gian bích họa phố Phùng Hưng, Con đường nghệ thuật cộng đồng Phúc Tân...”.

Để tiếp tục làm được những điều trên, trong thời gian tới Hoàn Kiếm sẽ tiếp tục phát triển nguồn nhân lực, tạo dựng nếp sống văn hóa gắn với cốt cách của người Hà Nội xưa, thu hút nguồn nhân tài để tiếp cận với công nghiệp văn hóa và sản phẩm sáng tạo. Bên cạnh đó, quận sẽ ra định hướng quy hoạch phát triển trong 10 năm mới, xác định rõ các danh mục cần thực hiện.

Thưởng lãm Hà Nội từ những di sản nghìn năm - Bài 2: Lớp trầm tích văn hóa giữa lòng Thủ đô ảnh 6
TIN LIÊN QUAN
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.