Tuyển sinh vào lớp 10: Những lựa chọn phù hợp

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -Kỳ thi vào lớp 10 THPT ở nhiều tỉnh thành đã bắt đầu khởi động với thông tin về chỉ tiêu tuyển sinh của các trường, các môn thi... Tuy nhiên, làm sao để công tác phân luồng thực chất và đúng với sở thích, nguyện vọng của các em và gia đình thì vẫn cần sự nỗ lực hơn nữa từ không chỉ ngành Giáo dục.
Thi lên THPT hay học nghề là lựa chọn khó khăn với nhiều học sinh.
Thi lên THPT hay học nghề là lựa chọn khó khăn với nhiều học sinh.

Nhiều lối rẽ

Thông tin từ Sở GDĐT Hà Nội cho biết, kỳ thi vào lớp 10 năm nay, Hà Nội dự kiến sẽ tiếp tục thi 4 môn sau 1 năm “đứt đoạn” vì Covid-19. Hiện, Sở GDĐT Hà Nội đã có văn bản yêu cầu tất cả các trường THPT hoàn thành hồ sơ xác định chỉ tiêu tuyển sinh.

Tại TP HCM, dự kiến tới tháng 4, Sở GDĐT TP sẽ công bố chỉ tiêu của khoảng 100 trường THPT công lập để học sinh (HS) đăng ký 3 nguyện vọng ưu tiên vào lớp 10 thường và 4 nguyện vọng ưu tiên vào các trường, lớp chuyên. Đây là căn cứ quan trọng để đưa ra lựa chọn nguyện vọng phù hợp với năng lực của bản thân mỗi HS.

Tuy nhiên, đây không phải là lựa chọn duy nhất của tất cả HS lớp 9. Trên thực tế, tại kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Hà Nội hàng năm có trên dưới 100.000 HS tham gia, nhưng chỉ có khoảng 60% thi đỗ vào trường THPT công lập. Năm học 2019 - 2020, Hà Nội có 107.246 HS tốt nghiệp THCS, nhưng các trường THPT công lập chỉ tuyển 66.492 HS.

Tương tự, năm học 2020-2021 các trường THPT công lập trên địa bàn TP tuyển khoảng 66.520 HS vào lớp 10 công lập. Trong khi đó, có 96.697 HS theo học lớp 9. Nghĩa là hơn 30.000 HS rớt khỏi kỳ thi vào lớp 10 THPT. Vậy những thí sinh này sẽ đi đâu?

Thống kê của các Sở GDĐT cho thấy, số HS còn lại có thể học trường ngoài công lập, trung tâm giáo dục thường xuyên, trường trung cấp, cao đẳng nghề. Như vậy, có rất nhiều lối rẽ khác nhau cho các HS sau khi tốt nghiệp THCS. Tùy vào năng lực, điều kiện và mong muốn của bản thân HS đó và gia đình mà các em lựa chọn hướng đi nào cho mình, miễn là phù hợp với bản thân.

Hiện nay, công tác phân luồng HS sau THCS đã được ngành giáo dục nói chung và từng nhà trường nói riêng đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục. Tuy nhiên, do các em đang ở lứa tuổi bắt đầu trưởng thành, nhận thức, mong muốn về con đường phía trước vẫn chưa rõ ràng nên rất cần vai trò phân tích, định hướng từ phía thầy cô, gia đình.

Một giáo viên chủ nhiệm lớp 9 nhiều năm liền ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội phân tích: việc chọn ngã rẽ phù hợp không chỉ ở chuyện học tiếp lên THPT hay là rẽ sang nghề, các hướng đi khác mà ngay cả nếu thi tuyển sinh lớp 10, các em cũng cần cân nhắc đặt nguyện vọng một cách phù hợp. Đơn cử như không nên đặt các nguyện vọng là các trường có số điểm chuẩn ngang nhau bởi như vậy là bỏ phí quyền chọn nguyện vọng 2, nguyện vọng 3.

Phụ huynh vào cuộc

Quyết định thi tiếp vào trường THPT hay xác định hướng đi học nghề sau khi tốt nghiệp THCS luôn là một lựa chọn khó khăn với nhiều HS và cả gia đình của các em, thậm chí với những HS có năng lực học tập hạn chế. Khi được thầy cô phân tích, định hướng về hướng đi khác ngoài học trường THPT, không phải HS nào hoặc cha mẹ nào cũng hào hứng bởi trong quan niệm của nhiều người, học xong lớp 9 còn quá nhỏ tuổi để vào đời, lập nghiệp…

ThS. Trần Thị Quỳnh Như (Trưởng phòng Đào tạo và Khảo thí, Trường trung cấp Việt Giao) cho biết nếu chọn học trung cấp sau khi tốt nghiệp THCS, các em sẽ được nhà nước hỗ trợ học phí. Các em sẽ học văn hóa song song với học nghề, ra trường nhận 2 văn bằng: Bằng TC kèm theo giấy chứng nhận hoàn thành chương trình THPT. Con đường học tập này không chỉ giảm được áp lực, tiết kiệm thời gian mà còn giảm gánh nặng về kinh tế cho gia đình. Đặc biệt, sau khi tốt nghiệp trung cấp, các em còn có thể liên thông lên bậc học cao hơn để thăng tiến trong công việc.

Với những thuận lợi như vậy, đây là một hướng đi trong nhiều sự lựa chọn của HS. Nhưng để các thí sinh tự tin với lựa chọn này, vai trò của gia đình là rất quan trọng. Nhìn từ câu chuyện cô Trần Thị Kim Hạnh - Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Hùng Vương, quận Hải Châu, Đà Nẵng lên kế hoạch cùng con chọn trường, chọn nghề mới thấy, hành trình này cần rất nhiều kiên nhẫn, hiểu biết và cả yêu thương. Đó là khi con trai cô Hạnh thi rớt lớp 10, không chê trách hay phán xét, cô đã nói chuyện thẳng thắn với con về “sự cố” thi rớt cũng như con đường phát triển nghề nghiệp phù hợp thời gian tới.

Các phương án lúc này là con học Trung tâm Giáo dục thường xuyên, ôn tập năm sau thi lại hoặc học nghề. Và con trai cô đã chọn trường nghề. Nhưng từ quan sát và đặt câu hỏi, cô Hạnh hiểu đây chỉ là lựa chọn tình thế chứ chưa phải là mong muốn thật sự của con mình. Cô cho con thêm thời gian tìm hiểu và đưa con trực tiếp đến các trường nghề để chứng kiến thực tế. Chỉ khi con trả lời chắc chắn rằng mình vẫn sẽ chọn trường nghề với lý do “con thấy bản thân phù hợp với học trường nghề hơn”, hoàn toàn không e ngại trước ánh mắt người khác nhìn mình lấm lem dầu mỡ, cô Hạnh hiểu con đã tự tin vào sự lựa chọn này. Sau này dù có thế nào, con của cô cũng sẽ không hối hận.

Theo Đại đoàn kết
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.