Vì sao người Mỹ chưa có tên trong vụ Hồ sơ Panama?

Vụ rò rỉ Hồ sơ Panama với quy mô lớn chưa từng có cho đến nay vẫn chưa công bố tên bất kỳ người Mỹ nào trong khi Báo Đức Süddeutsche Zeitung nói rằng mọi việc mới chỉ bắt đầu.
Vì sao người Mỹ chưa có tên trong vụ Hồ sơ Panama?

Vụ rò rỉ dữ liệu lớn nhất trong lịch sử này mới chỉ đang bắt đầu nhưng hứa hẹn sẽ mang lại những tác động không nhỏ đối với giới quyền lực và siêu giàu trên khắp thế giới.

Các nhà lãnh đạo ở một số quốc gia như Iceland, Ukraine, Saudi Arabia đang phải đối mặt với những câu hỏi lớn rằng, phải chăng họ đang sử dụng các công ty luật dạng như kiểu Mossack Fonseca ở Panama để cất trữ tiền của mình ra nước ngoài.

Có một điều khiến giới quan sát thắc mắc đó là, trong các tài liệu của Hồ sơ Panama đã kể tên khá nhiều nhân vật có tiếng của một số cường quốc lớn trên khắp các lục địa, nhưng chính trị gia Mỹ vẫn không (hoặc chưa) có tên trong danh sách này.

Vì sao người Mỹ chưa có tên trong vụ Hồ sơ Panama? ảnh 1

Thực tế chỉ ra rằng, người Mỹ dù có thể sử dụng các lãnh thổ ngoài khơi trong việc cất giấu tài sản của họ nhưng Panama sẽ không phải là lựa chọn đầu tiên.

Dường như có một điều gì đó đã xảy ra trong quan hệ Mỹ-Panama hơn 39 năm qua mà người Mỹ không cảm thấy thoải mái trong việc đưa những khoản "tài chính đen" của mình lưu trữ tại đất nước Trung Mỹ này.

Ngược dòng lịch sử, công ty luật trong vụ việc "Hồ sơ Panama" Mossack Fonseca được thành lập vào năm 1977 bởi Jurgen Mossack và Ramon Fonseca. Các tài liệu trong vụ việc cũng được ghi chép lại bắt đầu từ năm này trở đi.

1977 cũng là năm mà Mỹ và Panama đã ký hiệp ước Torrijos-Carter với nội dung chuyển giao kênh đào Panama từ chủ quyền Mỹ cho Panama.

Hiệp ước diễn ra trong bối cảnh chính phủ Mỹ đã phải nhận những lời chỉ trích công khai của phe cánh hữu thời điểm đó khi cho rằng cường quốc số 1 thế giới đang tự cho đi lãnh thổ quan trọng của mình.

Nói cách khác, 1977 không phải là đỉnh cao trong mối quan hệ Mỹ-Panama. Người ta tự nhủ rằng không ai muốn giao tài chính của họ tại một quốc gia luôn được đặt dưới sự giám sát kỹ càng từ bên trong chính phủ Mỹ.

Hơn nữa, Panama từ năm 1977 đến năm 1989 bị thống trị bởi một chế độ độc tài quân sự. Năm 1989, Mỹ xâm lược Panama để lật đổ cựu nhân viên CIA - nhà độc tài Manuel Noriega, người khi đó được cho là đã không còn là hữu ích đối với Washington.

Chính bởi vậy, việc lưu trữ tiền mặt, dữ liệu và thông tin pháp lý trong một đất nước có thể dễ dàng bị can thiệp bởi Mỹ không phải là một động thái khôn ngoan.

Ngoài ra năm 2010, Mỹ và Panama đã ký hiệp định Xúc tiến thương mại bao gồm một điều khoản thuế đặc biệt khiến cho cơ hội để giới giàu có và quyền lực ở Mỹ sử dụng Panama như một nơi lưu trữ tài sản đã không còn.

Theo điều khoản trên, Panama phải cung cấp bất kỳ thông tin về một cá nhân, tài sản nào mà Mỹ yêu cầu. Mỹ cũng được phép điều tra các hành vi vi phạm luật pháp Mỹ tại quốc gia này.

Các thông tin được cung cấp từ các đối tượng bao gồm của ngân hàng, tổ chức tài chính, cơ quan ủy thác và bất kỳ cá nhân nào bao gồm cả các quan chức, ủy viên, diễn viên, ca sĩ, người nổi tiếng, v.v..

Các thông tin liên quan đến quyền sở hữu của công ty, quan hệ đối tác, quỹ tín thác, tài sản sở hữu cá nhân, danh sách những người được ủy thác. Đối với các công ty tập đoàn sẽ bao gồm thông tin về người sáng lập, thành viên của hội đồng quản trị và các đối tác.

Với những nguyên nhân trên, trong các thông tin rò rỉ sắp tới của "Panama Paper" có thể sẽ không có một cái tên chính khách hoặc nhân vật lớn nào của Mỹ xuất hiện. Điều này cũng cho thấy, Mỹ đang rất cẩn thận trong việc sử dụng các lãnh thổ ngoài khơi trong việc lưu trữ tài sản, cũng như Mỹ có khả năng can thiệp rất lớn đến Panama.

Lãnh thổ ngoài khơi là gì?

Các lãnh thổ ngoài khơi hay còn được gọi với cái tên "thiên đường thuế", đây là những vùng lãnh thổ áp dụng mức thuế siêu thấp và một hệ thống tài chính có tính bí mật cao. Tại nơi đây các mọi thông tin cá nhân, tài sản, pháp lý đều được giấu kín.

Những thiên đường thuế luôn thu hút những đối tượng muốn trốn thuế, rửa tiền, cất giấu tài sản hoặc là nơi đặt trụ sở của các công ty lớn nhằm lách thuế.

Các công ty ngoài khơi (offshore company) đều được thành lập tại các vùng lãnh thổ này, chính quyền địa phương cho phép các ưu đãi về thuế như giảm hoặc miễn hoàn toàn thuế với điều kiện nếu các công ty đó hoạt động kinh doanh ngoài lãnh thổ nơi đăng ký và đóng góp một khoản phí nhất định vào ngân sách chính quyền địa phương, nơi công ty đăng ký thành lập.

Thông thường tại các quốc gia hay các vùng lãnh thổ đó hiếm khi lưu ký thông tin về giám đốc cũng như cổ đông cho nên độ bảo mật về chủ sở hữu công ty cực kỳ cao.

Trên thế giới có khoảng hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ được đăng ký theo dạng công ty offshore. Mỗi nơi đều có những quy tắc và chính sách riêng của mình nhưng đa phần đều coi trọng tính bảo mật khách hàng và ưu đãi thuế suất đặc biệt. Trong đó các vùng lãnh thổ nổi tiếng bao gồm Panama, Bang Delaware (Mỹ), Quần đảo Cayman, Virgin, Bermuda, Marshall v.v..

Chính vì khách hàng của những vùng lãnh thổ này đều có cả các quan chức và chính khách của nhiều quốc gia. Bởi vậy, dù bị cáo buộc là nơi trốn thuế, rửa tiền nhưng các "thiên đường thuế" vẫn tồn tại một cách thoải mái khi chính phủ các nước lớn thường "ngó lơ".

Hồ sơ Panama

“Hồ sơ Panama” hay "Panama Paper" là tên gọi của vụ rò rỉ thông tin bí mật lớn nhất trong lịch sử. Trong các tài liệu được cho là lấy được từ công ty luật Mossack Fonseca ở Panama đã tiết lộ nhiều nhân vật nổi tiếng sử dụng các công ty ngoài khơi để trốn thuế và rửa tiền.

Hồ sơ gồm có 11,5 triệu tập tin (thư điện tử, hợp đồng, bảng kê tài khoản ngân hàng…) từ năm 1977 đến tháng 12/2015.

Trong hồ sơ có ghi rõ các tài liệu liên quan đến 214.000 công ty ngoài khơi có quan hệ với các cá nhân ở hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, mà đứng sau là một số nhân vật có tiếng như tỷ phú, ngôi sao, trùm ma túy..

140 chính trị gia và quan chức đang đương nhiệm và đã nghỉ hưu trên toàn thế giới có liên quan, bao gồm cả Thủ tướng Iceland và Pakistan, Tổng thống Ukraine, nhà vua Saudi Arabia.

2 tỷ USD giá trị giao dịch ngầm giữa các ngân hàng được cho là có liên quan đến những người thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

33 cá nhân và công ty bị Chính phủ Mỹ liệt vào “danh sách đen” vì hành vi phạm pháp như làm ăn với các ông trùm ma túy Mexcico hay các tổ chức khủng bố, những quốc gia như Triều Tiên và Iran.

Hơn 500 ngân hàng (có cả HSBC, UBS và Société Générale) đã tạo ra hơn 15.000 công ty vỏ bọc cho các khách hàng.

Vũ Minh

Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
(Ngày Nay) - Căng thẳng giữa Nga và phương Tây ở Bắc Cực đã gia tăng đáng kể, khi Moskva chỉ trích những tuyên bố của Washington về Bắc Cực cũng như việc Mỹ gia tăng hoạt động quân sự. Bất đồng đó có thể lên đến đỉnh điểm khi Lầu Năm Góc dự kiến ​​công bố Chiến lược Bắc Cực mới.
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
(Ngày Nay) - Vi nhựa được xem là chất gây ô nhiễm chính cho các đại dương và sự hiện diện của chúng trong không khí ít được biết đến hơn. Trong những năm gần đây ngày càng có nhiều lo ngại về những nguy cơ tiềm ẩn của vi nhựa đối với sức khỏe con người, nhưng những nghiên cứu về vấn đề này mới ở giai đoạn sơ khai.
Ảnh minh họa
Sự kế thừa, phát triển những giá trị của Quốc hiệu Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
(Ngày Nay) - Trải qua quá trình lao động sản xuất không ngưng nghỉ nhằm thích ứng với tự nhiên và ứng phó với những yếu tố bên ngoài, sự xuất hiện của quốc hiệu Việt Nam là thành quả nỗ lực lớn lao của cộng đồng người Việt, mở ra trang mới trong lịch sử dựng nước, giữ nước dân tộc ta.
Đoàn tàu của ngư dân Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đang di chuyển thỉnh Ông ngoài tại Lễ hội Nghinh Ông.
Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thu hút du khách gần xa
(Ngày Nay) - Ngày 29/4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng) tổ chức lễ hội Nghinh Ông Nam Hải năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn ở khu vực duyên hải Tây Nam Bộ, với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Đối với người trẻ Trung Quốc, sự độc lập của cá nhân là nền tảng và ưu tiên hàng đầu của việc hẹn hò và các mối quan hệ. Ảnh: Weixin
Trung Quốc: Giới trẻ chuộng hẹn hò "độc thân"
(Ngày Nay) - Giới trẻ ở Trung Quốc đang ngày càng áp dụng những cách tiếp cận mới trong việc hẹn hò và xây dựng các mối quan hệ, sự thay đổi được phản ánh qua việc dân số độc thân ở nước này ngày càng gia tăng.