Vụ tàu kẹt tại kênh đào Suez: Kinh tế toàn cầu thêm lao đao

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Siêu tàu chở hàng Ever Given (do Công ty Evergreen (Đài Loan) vận hành), nặng 224.000 tấn có chiều dài bằng độ cao của tòa nhà Empire State bị mắc kẹt tại kênh đào Suez của Ai Cập ngày 23/3 giữa lúc có gió lớn và bão cát.
Vụ tàu kẹt tại kênh đào Suez: Kinh tế toàn cầu thêm lao đao

Hoạt động giải cứu tàu phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm cả hướng gió và thủy triều nên không loại trừ khả năng sẽ phải đòi hỏi kỹ thuật phức tạp.

Một nhóm chuyên gia chuyên về cứu hộ tại công ty cứu hộ SMIT Salvage của Hà Lan và công ty Nippon Salvage của Nhật Bản đã được điều đến để giúp Cơ quan Quản lý kênh đào Suez (SCA) giải phóng con tàu này. Nhà chức trách cho biết, họ đã nạo vét được hơn 215.000 m3 cát xung quanh mũi tàu. Khi được hỏi liệu họ có các kế hoạch khác trong trường hợp biện pháp này thất bại hay không, một quan chức nói với CNN rằng: “Đây là lựa chọn duy nhất của chúng tôi lúc này”.

Nói về lý do tàu bị mắc kẹt, ông Rabie cho biết: “Có nhiều yếu tố và lý do, gió mạnh và các yếu tố thời tiết không phải là nguyên nhân chính khiến con tàu mắc kẹt đó có thể do lỗi kỹ thuật hoặc con người. Tất cả những yếu tố này sẽ trở nên sáng tỏ sau cuộc điều tra''.

Mỹ, Trung Quốc, Hy Lạp và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất đã đề nghị hỗ trợ trong việc giải cứu con tàu. Lực lượng Hải quân Mỹ tại Trung Đông đã lên kế hoạch cử một nhóm chuyên gia đến kênh đào Suez để tư vấn cho chính quyền địa phương, CNN dẫn lời hai quan chức quốc phòng Mỹ cho biết. Vụ ách tắc tại một trong những tuyến đường thủy bận rộn và quan trọng nhất thế giới có thể gia tăng thiệt hại đến chuỗi cung ứng toàn cầu, vốn bị ảnh hưởng nặng nề vì đại dịch Covid-19.

Theo các kế hoạch do người đứng đầu công ty cứu hộ của Hà Lan đưa ra, con tàu Ever Given, dài 400m, rộng 59m có thể được giải cứu vào “đầu tuần tới”. Chuyên gia Peter Berdowski thuộc công ty dịch vụ hàng hải Boskalis - công ty mẹ của SMITSalvage, cho biết, quá trình điều tra cho thấy phần đuôi của con tàu không hoàn toàn bị dính vào đất sét và điều này sẽ cho phép các tàu kéo hạng nặng tận dụng “sức mạnh đòn bẩy” bằng cách kéo phần đuôi tàu.

Chuyên gia này hy vọng, việc sử dụng lực kéo kết hợp với nạo vét bùn cát, khi thủy triều cao từ 40 đến 50 cm sẽ mang đến hy vọng giải phóng con tàu vào đầu tuần tới. Nếu các nỗ lực này không thành công, bước tiếp theo sẽ là loại bỏ tối đa 600 container. Trước đó, các chuyên gia vận tải cảnh báo sẽ phải mất nhiều ngày hoặc nhiều tuần để giải cứu chiếc tàu Ever Given.

Chủ tịch SCA Osama Rabie cho biết nước đã bắt đầu chảy bên dưới con tàu. "Chúng tôi hy vọng đến lúc nào đó con tàu có thể trượt ra khỏi vị trí mắc kẹt", ông nói trong cuộc họp báo ở Suez ngày 27/3.

Khoảng 15% lưu lượng vận tải biển thế giới đi qua kênh đào và hàng trăm tàu thuyền đang chờ đi qua khi tắc nghẽn được giải tỏa. Rabie cho biết ông hy vọng không cần phải dỡ bỏ một phần trong số 18.300 container trên tàu để hạ tải, nhưng thủy triều và gió mạnh đang làm phức tạp nỗ lực giải cứu.

Theo tính toán của công ty tin tức và dữ liệu vận tải biển Lloyd, vụ tàu mắc kẹt đang khiến mỗi giờ lượng hàng hoá trị giá 400 triệu USD bị ách lại. Ước tính lưu lượng hàng hoá phía tây kênh đào Suez trị giá 5,1 tỷ USD/ngày, phía đông trị giá 4,5 tỷ USD/ngày.

Theo Allianz, nhà bảo hiểm tàu biển hàng đầu, các tàu thuyền sẽ chịu thêm chi phí lâu dài và tốn kém nếu kênh đào Suez không sớm được khai thông. Chuyển hướng tàu sang Mũi Hảo vọng ở phía nam châu Phi sẽ khiến tàu thuyền mất thêm 2 tuần nữa.

Công ty tàu biển Đan Mạch Maersk cho biết có 7 tàu biển bị ảnh hưởng. Bốn tàu đã ở trong hệ thống kênh đào Suez và ba chiếc nữa đang chờ vào kênh. Công ty nói trong một tuyên bố: “Sự cố tiếp tục tạo ra tình trạng tắc nghẽn dài ở khu vực này, ngăn tàu qua lại, gây ra trì hoãn”.

Sự số tàu Ever Given mắc kẹt còn khiến thị trường dầu mỏ toàn cầu thêm mất ổn định. Thị trường này vốn đã chịu áp lực gần đây khi các nhà đầu tư tính toán cung và cầu cho giai đoạn tiếp theo trong đại dịch.

Giá dầu thô Brent giao sau đã tăng gần 6% ngày 24/3 khi các thương nhân đánh giá tác động của sự cố trên kênh đào. Giá dầu lại giảm tiếp ngày 25/3.

Trong lưu ý gửi khách hàng, ngân hàng Đức Commerzbank cho biết 10 tàu chở dầu chở 13 triệu thùng dầu thô đang kẹt ở kênh đào Suez. Commerzbank nói: “Con số này tương đương lượng dầu mà hai nước sản xuất dầu lớn nhất OPEC là Saudi Arabia và Iraq sản xuất trong một ngày”.

Nhiều chuyên gia nhận định, việc kênh đào Suez bị tắc nghẽn có thể làm gia tăng nguy cơ mất an ninh trong khu vực, chẳn hạn như xảy ra các vụ cướp biển, phá hoại mang động cơ chính trị. Rủi ro thậm chí còn cao hơn khi các tàu chở hàng khổng lồ bị mắc kẹt tại 2 trong số các khu vực bất ổn nhất thế giới là phía Đông Địa Trung Hải và vùng Sừng châu Phi.

Bất kỳ sự cố nào cũng có thể tác động đến nền kinh tế toàn cầu vốn rất mong manh. Giá vận chuyển hàng hóa giữa châu Á và châu Âu đã gia tăng đáng kể trong năm 2020. Một cuộc tấn công, dưới bất cứ hình thức nào sẽ làm gia tăng chi phí bảo hiểm, khiến giá cả nhiều mặt hàng leo thang, từ xăng dầu đến điện thoại thông minh.

Theo Tổ chức hàng hải quốc tế, trong năm 2020 các vụ cướp biển trên toàn thế giới đã tăng từ 162 đến 195 vụ so với năm 2019, song không còn tập chủ chủ yếu ở khu vực phía đông châu Phi mà đã chuyển hướng sang phía tây châu Phi và nhiều khu vực ở châu Á, châu Mỹ Latin. Các cuộc tấn công mang động cơ chính trị vào cả hai đầu của kênh đào Suez cũng là một mối lo ngại lớn.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?