Người lấn chiếm vỉa hè bị phạt như thế nào?

(Ngày Nay) - Cá nhân, tổ chức lấn chiếm lòng đường, hè phố làm bãi giữ xe sẽ bị phạt từ 20-30 triệu. Ngoài ra, phía vi phạm phải dỡ bỏ các công trình sai phép, khôi phục tình trạng ban đầu.
Nhiều người đậu ôtô trên vỉa hè ngay lập tức bị đoàn liên ngành kiểm tra, lập biên bản xử phạt.
Nhiều người đậu ôtô trên vỉa hè ngay lập tức bị đoàn liên ngành kiểm tra, lập biên bản xử phạt.

Trên thực tế, có nhiều văn bản pháp luật quy định rõ hình thức xử phạt cho các hành vi chiếm dụng lòng đường, vỉa hè.

Chiếm dụng làm bãi giữ xe: Phạt 30 triệu đồng 

Nghị định số 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Tại điều 12 quy định xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ ghi rõ:

- Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000-200.000 đồng đối với người bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng.

- Phạt tiền 2-3 triệu đồng đối với cá nhân, 4-6 triệu đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm như họp chợ, kinh doanh dịch vụ ăn uống, bày, bán hàng hóa, sửa chữa xe, rửa xe, đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo, làm mái che trên lòng đường đô thị, hè phố hoặc thực hiện các hoạt động, dịch vụ khác trái phép trên lòng đường đô thị, hè phố gây cản trở giao thông. Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 5 m2 làm nơi trông, giữ xe.

- Phạt tiền 3-5 triệu đồng đối với cá nhân, 6-10 triệu đồng đối với các hành vi bày, bán máy móc, thiết bị, vật tư, vật liệu xây dựng hoặc sản xuất, gia công hàng hóa trên lòng đường đô thị, hè phố.

Người lấn chiếm vỉa hè bị phạt như thế nào? ảnh 1Nhiều hộ dân kinh doanh, buôn bán trên vỉa hè bị lực lượng chức năng xử lý, tịch thu bàn ghế, lập biên bản xử phạt.

Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 5 m2 đến dưới 10 m2 làm nơi trông, giữ xe. Nếu chiếm dụng 10-20 m2 thì sẽ bị phạt 5-7 triệu đồng đối với cá nhân, 10-14 triệu đồng. Đối với hành vi chiếm dụng lòng đường, hè phố từ 20 m2 trở lên sẽ bị phạt 10-15 triệu đồng đối với cá nhân và 20-30 triệu đồng đối với tổ chức.

Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: Buộc phải dỡ bỏ các công trình xây dựng, biển quảng cáo, di dời cây trồng trái phép, thu dọn vật liệu, chất phế thải, hàng hóa và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

Xử lý vi phạm hành chính phải theo đúng trình tự

Nghị định 180/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị. Theo đó, chương 5 quy định về trình tự, thủ tục xử lý vi phạm như sau:

  • Lập biên bản ngừng thi công xây dựng
  • Đình chỉ thi công xây dựng
  • Cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm: thời hạn cưỡng chế từ 3 đến 10 ngày kể từ khi ban hành quyết định đình chỉ thi công. Bên cạnh đó, chủ đầu tư phải chịu toàn bộ chi phí lập phương án phá dỡ và chi phí tổ chức cưỡng chế phá dỡ.

Trong khi đó, Nghị định số 121/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản, khai thác sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý phát triển nhà và công sở.

Điều 5 quy định các hình thức xử phạt bao gồm cảnh cáo và phạt tiền. Ngoài ra, còn có biện pháp xử phạt bổ sung như tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động từ 6-24 tháng.

Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả. Trong trường hợp này thì nghị định yêu cầu phải phá dỡ công trình xây dựng, bộ phận công trình xây dựng, khôi phục lại tình trạng ban đầu.

Theo Zing
Số trẻ em tại Nhật Bản tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp
Số trẻ em tại Nhật Bản tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp
(Ngày Nay) - Theo số liệu do Chính phủ Nhật Bản công bố ngày 4/5, số trẻ em tại nước này tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp và tiếp tục ở mức thấp kỷ lục, trong bối cảnh Chính phủ của Thủ tướng Fumio Kishida đang nỗ lực triển khai những biện pháp chưa từng có để giải quyết vấn đề này.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân trả lời câu hỏi về tiến độ ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024. Ảnh: VGP
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường thông tin tiến độ mới nhất về Luật Đất đai 2024
(Ngày Nay) - Trả lời báo giới về tiến độ để chuẩn bị cho Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Minh Ngân cho biết: “Riêng với Bộ TN&MT, đến thời điểm được giao dự thảo 6 Nghị định và 4 Thông tư, chúng tôi đã hoàn thành các dự thảo. Bộ Tư pháp đã thẩm định, dự kiến trước ngày 10/5, Bộ TN&MT sẽ trình Chính phủ các Nghị định hướng dẫn thi hành”.
Israel ra điều kiện tham gia đàm phán tại Cairo
Israel ra điều kiện tham gia đàm phán tại Cairo
(Ngày Nay) - Ngày 4/5, một quan chức hàng đầu của Israel cho biết Israel sẽ cử một phái đoàn đến Cairo (Ai Cập) để đàm phán về lệnh ngừng bắn ở Gaza chỉ khi nước này nhận thấy “diễn biến tích cực” về khuôn khổ thỏa thuận trao đổi con tin.
Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng: Tổ chức thành 2 tiểu vùng phía Bắc và phía Nam sông Hồng
Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng: Tổ chức thành 2 tiểu vùng phía Bắc và phía Nam sông Hồng
(Ngày Nay) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 2 tiểu vùng: Phía Bắc sông Hồng và phía Nam sông Hồng.