Những bí mật chưa tiết lộ về cuộc chiến 'tiễu phỉ' tại Hà Giang (1)

Những con người gắn liền với cuộc chiến đấu tiễu Phỉ ở Hà Giang như: Mã Chính Lâm, Hoàng Trọng Kim, Hoàng Việt Hưng, Vừ Mí Kẻ…được ông nhắc đi nhắc lại trong suốt quá trình trò chuyện với chúng tôi
Những bí mật chưa tiết lộ về cuộc chiến 'tiễu phỉ' tại Hà Giang (1)

Trong chuyến hành trình tìm hiểu cuộc chiến đấu chống Phỉ của quân dân Hà Giang, chúng tôi có cơ may được gặp ông Phạm Xuân Thủy - Nguyên là Đại tá, Trưởng ban Ban Khoa học lịch sử, Bộ CHQS tỉnh Hà Giang. Ông chính là người đi đầu trong việc nghiên cứu lịch sử ở Hà Giang. Cuộc gặp gỡ với ông đã để lại trong chúng tôi những cảm xúc khó phai.

Ông Phạm Xuân Thủy Thủy sinh ra và lớn lên ở quê lúa Thái Bình. Nghe theo tiếng gọi của Tổ Quốc, người trai trẻ lên đường nhập ngũ. Giống như bao người lính đi qua bom đạn của chiến tranh, ông Thủy đã góp mặt trong gần hai chục trận chiến ở 2 đầu biên giới phía Tây Nam và phía Bắc; trong đó có chiến dịch giải phóng Thủ đô Nông Pênh - Căm-Pu-Chia ngày 7/1/1979.

Khởi nguồn từ cán bộ quân sự, làm cán bộ trung đội, đại đội, tiểu đoàn ở huyện Xín Mần thời kỳ chiến tranh. Do có chút năng khiếu văn học và khả năng tư duy, nhớ lâu do người cha truyền lại, cộng với cảm hứng ham đọc, ham viết từ nhỏ, ông trở thành cộng tác viên đắc lực của Báo Hà Tuyên thời kỳ bảo vệ Tổ quốc với khoảng 7 chục bài báo.

Ngày làm cán bộ nghiên cứu lịch sử quân sự tỉnh từ năm 1998, được đơn vị tạo điều kiện cử đi dự các lớp tập huấn, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ sử học ở trong và ngoài quân đội. Là cán bộ lịch sử quân sự, ông dành mọi tâm huyết cho công cuộc viết sách lịch sử. Từ năm 1988 đến 2015, ông đã tham gia viết 31 cuốn sách lịch sử của tỉnh Hà Giang; trong đó có 21 cuốn là tác giả chính. Ông từng được Bộ Quốc phòng, Quân khu và tỉnh tặng 16 bằng khen trong sự nghiệp nghiên cứu lịch sử của mình.

Ông Phạm Xuân Thủy là người ham đọc, ham viết từ nhỏ. Niềm đam mê và yêu thích công việc này cũng bắt nguồn từ người cha giỏi văn thơ của ông. Đôi mắt ông rực sáng khi nhắc lại người cha của mình với niềm tự hào: “Ông già nhà tôi là cán bộ xã; Ông có biệt tài làm thơ; trước khi đi dự lễ, dự đám, ông chỉ cần 10 phút là có thể cho “ra lò” một bài thơ khá đình đám ở làng, ở xã".

Quả thực, đúng như lời giới thiệu của nhiều cán bộ đang công tác tại Bộ CHQS tỉnh Hà Giang, ông Phạm Xuân Thủy là người được đào tạo cơ bản nhất về phương pháp lịch sử, tổng kết, cũng là người tâm huyết nhất, viết khỏe và chắc nhất; sở hữu số lượng đầu sách nhiều nhất tỉnh Hà Giang.

Đối với ông, công việc nghiên cứu lịch sử là niềm vui, là đam mê, càng nghiên cứu càng hứng thú, ông siêng năng cần mẫn với công việc, không ngừng học hỏi nâng cao trình độ phương pháp sử học. Có thể nói ông là người đi đầu trong việc tìm tòi biên soạn lịch sử cấp tỉnh ở Hà Giang: Cuốn “Hà Giang lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954”, xuất bản năm 1994 chính là cuốn lịch sử cấp tỉnh đầu tiên được xuất bản ở Hà Giang. Đây chính là tác phẩm đầu tay mà ông đã dầy công nghiên cứu tới 6 năm mới hoàn thành.

Những bí mật chưa tiết lộ về cuộc chiến 'tiễu phỉ' tại Hà Giang (1) ảnh 1

Ông Phạm Xuân Thủy

Dù đã đến cái tuổi “bước qua dốc bên kia của cuộc đời, nghỉ hưu từ năm 2012, nhưng ngày ngày ông vẫn theo đuổi niềm đam mê nghiên cứu lịch sử của mình, mỗi năm ông vẫn đều đặn viết 2 cuốn sách. Tâm sự về nghiệp đèn sách của mình, ông cho hay: "Trong số trên 3 chục đầu sách đã xuất bản, tôi tâm đắc nhất là 2 cuốn: “Hà Giang lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954” và cuốn “Tổng kết công tác tiễu Phỉ trên địa bàn tỉnh Hà Giang 1947-1962”. Lý do có lẽ bởi, cuốn đầu tiên là “mở màn” cho sự nghiệp viết sách, và ông đã mất 6 năm với 9 lần viết thảo để có thể hoàn thành cuốn sách đó. Với cuốn thứ 2, ông mất 4 năm (1997-2001) để viết, đó là đề tài có tính đặc trưng nổi bật nhất ở Hà Giang.

Quá trình viết sách, ông Phạm Xuân Thủy đã phải trải qua không ít khó khăn. Ông chia sẻ: "Tôi vốn không phải người giỏi giang gì, lại còn có tật nói lắp; có lẽ vì thế, con đường quan chức không phải là nơi dành cho tôi. An phận trong vai trò người chiến sĩ cầm bút, tôi theo đuổi niềm đam mê viết sách và dành hết mọi tâm huyết, tình cảm cho nó với mong muốn có thể để lại gì cho đời…

Để hoàn thành được cuốn sách “Tổng kết công tác tiễu Phỉ trên địa bàn tỉnh Hà Giang 1947-1962”, ông phải cất công sưu tầm, tổng hợp tư liệu gần 2 năm trời. Ông không còn nhớ đã phải “gom, nhặt” tư liệu từ bao nhiêu nguồn, bao nhiêu ngả, để viết nên cuốn sách này. Chỉ biết, có đợt ông “ăn nằm” cả quý bên các kho lưu trữ của tỉnh, của quân khu, của Bộ Quốc phòng để thu thập tư liệu gốc. Không những thế, ông còn tự mình tìm gặp những cán bộ cũ của Đảng, chính quyền địa phương tham gia lãnh đạo tiễu Phỉ để lấy thêm tư liệu cho cuốn sách thêm sinh động.

Ông Thủy kể lại những chuyến hành trình vất vả của mình với ánh mắt say mê. “Tính ra, số lượng nhân chứng tôi gặp không dưới 3 chục người” – Ông kể. “Ngày ấy chưa có chủ trương nên kinh phí viết sách không có. Từ năm 1995 Quân khu cấp 100 nghìn/năm, tỉnh không có nguồn; tôi tự bỏ tiền lương của mình ra viết sách; xa thì đi xe ca, gần thì xe đạp, mang theo cả xoong nồi, gạo nước để nấu ăn dọc đường. Gạo, mắm, cá khô thì cơ quan cấp, còn mọi thứ tôi tự lo. Tôi nằm ở kho lưu trữ của tỉnh lúc đó ở Tuyên Quang suốt 3 tháng, rồi đi gặp các nhân chứng ở Việt Trì, Thái Nguyên, Hà Nội".

Những con người gắn liền với cuộc chiến đấu tiễu Phỉ ở Hà Giang như: Mã Chính Lâm, nguyên là tỉnh đội phó Hà Giang: Mai Trung Lâm (Đồng Hỷ, Thái Nguyên, tham gia giải phóng TX Hà Giang, sau làm tỉnh đội trưởng: Hoàng Trọng Kim, nguyên Giám đốc Công an tỉnh, là cán bộ an ninh trực tiếp tiễu Phỉ nhiều năm liền: Hoàng Việt Hưng (Thành phố Thái Nguyên, người có công gây dựng phong trào CM ở vùng núi phía Bắc Hà Giang trước CM tháng 8/1945… giờ đã mất: Vừ Mí Kẻ, từng là quân của Vương Chí Sình, được giác ngộ theo CM, làm đại biểu Quốc hội nhiều khóa, Phó Chủ tịch tỉnh)…được ông nhắc đi nhắc lại trong suốt quá trình trò chuyện với chúng tôi.

Ông cho rằng, chính sự nhiệt tình cộng tác của những nhân chứng sống trên là động lực lớn giúp ông có thêm đam mê, trách nhiệm để viết cuốn sách này… và còn một điều nữa là bởi người dân ở nhiều nơi không còn nhớ đến phỉ, đến tội ác của chúng gây ra với dân tộc ta nên ông muốn lưu lại vào sử sách để nhắc nhở con cháu.

Nhìn những chồng sách đã xuất bản, những tủ tài liệu, những cặp bản thảo viết tay mà ông lưu giữ hàng chục năm nay, tôi cảm thấy chạnh lòng, mến mộ đức độ, công lao phi thường của ông. Với bản tính trung thực, tâm huyết, ông thực sự là người làm lịch sử, bởi lịch sử được dựng lại từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau, chỉ có những người trung thực, tâm huyết, có nhân cách, có lưng vốn thì lịch sử mới được tái hiện một cách công tâm, khách quan, trung thực.

Ông nói với chúng tôi: “Lịch sử chính là chính trị, là nghiên cứu quan điểm đường lối của Đảng, bởi Đảng lãnh đạo toàn diện trên các mặt: Cán bộ lãnh đạo giỏi, lại có kiến thức lịch sử sâu rộng thì lý luận càng trở nên uyên bác”.

Chia tay người chiến sĩ già có trái tim nhiệt huyết trong một buổi chiều đông ở thành phố Hà Giang. Chúng tôi chỉ hy vọng cho ông có thật nhiều sức khỏe để tiếp tục cống hiến cho đời niềm đam mê cháy bỏng của mình.

Mộc miên - Thược Dược

Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.