Chuyện gia đình của nhà trí thức xuất sắc của đất nước: GS Tạ Quang Bửu

GS Tạ Quang Bửu là một tấm gương lớn về tự học, học suốt đời. Ông thông thạo tiếng Pháp, tiếng Anh, sử dụng được tiếng Đức, tiếng Nga, tiếng Hán, tiếng Hy Lạp cổ và La tinh. Ông được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 năm 1996 và huân chương Hồ Chí Minh năm 2001.
Chuyện gia đình của nhà trí thức xuất sắc của đất nước: GS Tạ Quang Bửu
Thiếu tướng Tạ Quang Chính Nguyên Cục trưởng Cục Chính trị Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, con trai cố GS Tạ Quang Bửu tiếp tôi tại nhà riêng ở phố Liễu Giai (quận Ba Đình, Hà Nội).

Câu chuyện xoay quanh việc giáo dục, dạy dỗ con cháu trong một gia đình trí thức lớn, một gia đình, một dòng họ có nhiều người đỗ đạt, tài danh.

“Trung thực là đức tính đầu tiên, đức tính được đặt lên hàng đầu mà bố mẹ dạy chúng tôi. Trước hết là trung thực với bản thân mình, trung thực với gia đình, bạn bè, đồng chí… Thứ hai là trách nhiệm, chịu trách nghiệm với chính bản thân mình, với gia đình mình, trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong công việc. Những đức tính này đòi hỏi tính tự giác rất cao, tự giác và tự chịu trách nhiệm. Suốt cả cuộc đời, bố mẹ luôn là tấm gương sáng về sự trung thực và có trách nhiệm với gia đình cũng như mọi việc mình làm…”, Thiếu tướng Tạ Quang Chính tâm sự.

Tạ Quang Chính kể rằng lúc đang học lớp 10, một bên chân phải của anh bị teo, phải nhiều lần đi bấm huyệt. Khi khỏi, anh say mê đá bóng nhiều khi quên cả học, một lần bố anh bảo “Con ham chơi bóng thế này, không chịu học hành gì cả, con đá bóng có bằng được Ba Đẻn không? (Ba Đẻn là cầu thủ đội Thể Công nổi tiếng thời đó). Câu nói của bố làm anh như tỉnh ra. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, anh thi vào Đại học Bách Khoa. Bấy giờ GS Tạ Quang Bửu đang làm Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, ông hỏi Chính “Nguyện vọng của con thế nào? hay con đi bộ đội cho việc rèn luyện tốt hơn?”. Tạ Quang Chính nghe theo lời bố vào bộ đội, kết quả thi đậu vào Đại học Bách Khoa được bảo lưu, hai năm sau, anh mới trở về học đại học.

Thiếu tướng Tạ Quang Chính kể nhiều về ông ngoại Hoàng Đạo Thúy và mẹ anh, bà Hoàng Thị Kim Oanh - thứ nữ của cụ Hoàng Đạo Thúy, người khỏi xướng phong trào yêu nước hướng đạo sinh. Cách giáo dục con cháu của cụ Hoàng Đạo Thúy cũng rất đọc đáo. Để luyện trí nhớ cho các con, các cháu, cụ Thúy bầy nhiều thứ đồ vật khác nhau lên một cái bàn, cho các con, cháu xem qua, rồi cụ lấy lồng bàn úp lại, hỏi các con, các cháu có những thứ gì trong đó? Nhiều lần cụ mở cái lồng bàn ra rồi úp lại như vậy để luyện trí nhớ cho con cháu, như một trò chơi vui hấp dẫn mà cũng rất lý thú.

Chuyện gia đình của nhà trí thức xuất sắc của đất nước: GS Tạ Quang Bửu - anh 1

Vợ chồng GS Tạ Quang Bửu.

Cố GS Tạ Quang Bửu có 6 người con. Tạ Quỳnh Giao sinh năm 1944; Tạ Quốc Quang sinh năm 1949; Tạ Quang Vinh sinh năm 1951; Tạ Quang Chính sinh năm 1953; Tạ Quang Nghĩa sinh năm 1956 và Tạ Tuyết Mai sinh năm 1958. Cả sáu người con của ông đều học hành đến nơi đến chốn, nhiều người đã có danh phận như Thiếu tướng Tạ Quang Chính - Nguyên Cục trưởng Cục Chính trị Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng; Tạ Quang Nghĩa hiện nay là Phó Cục trưởng Cục ứng dụng công nghệ thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông); Tạ Quốc Quang - Giám đốc Công ty chế biến sản phẩm dầu khí, Phó Tổng giám đốc Liên doanh dầu khí Việt - Hàn (thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam); Tạ Tuyết Mai - chuyên viên UNDP của Liên Hợp Quốc…

“Anh Bửu đã sống một cuộc đời thanh bạch, anh chả bao giờ phàn nàn, kêu ca điều gì, chả oán trách ai. Anh ấy chỉ làm việc, rất hiền hậu, dạy bảo con cái và sẵn lòng giúp đỡ khi mọi người cần đến mình…”, đó là tâm sự của bà Hoàng Thị Kim Oanh - vợ cố GS Tạ Quang Bửu được Trần Văn Hà ghi lại trong một bài viết của mình in trong tập “GS Tạ Quang Bửu, con người và sự nghiệp” do Đại học Quốc gia Hà Nội ấn hành năm 2000.

“Cuộc đời của cha tôi là một tấm gương sáng về tính trung thực, có trách nhiệm cao với vợ con gia đình cũng như trong mọi công việc được giao. Tôi nhớ, cha tôi đã quyết tâm bỏ hút thuốc lá để lấy tiền mua sách cho các con học dù trước đó ông rất nghiện thuốc lá. Những năm 80 đời sống rất khó khăn, có được đồng nhuận bút nào từ các tạp chí, cha đều dành hết cho mẹ để mẹ để mua mấy con lợn về nuôi nhằm cải thiện thêm cho cuốc sống gia đình. Thiếu thốn, khó khăn đến mấy cha tôi vẫn không bao giờ chán nản, cha tôi còn ngâm thơ, kể chuyện tiếu lâm cho các con nghe, cả những khi bệnh tật bắt đầu hành hạ ông…

Trong gia đình tôi có một lệ, hễ đứa con nào mới lập gia đình thì vợ chồng, rồi sau là con cái được ăn chung với cha mẹ. Thời gian chung bếp sẽ kéo dài cho đến khi một gia đình mới ra đời…

Chuyện gia đình của nhà trí thức xuất sắc của đất nước: GS Tạ Quang Bửu - anh 2

GS Tạ Quang Bửu (áo trắng).

Là một người cha chưa bao giờ biết thế nào là tiền, chỉ đến ngày cuối đời mới rõ giá 1kg gạo… Dù yên bình, thong dong hay khó khăn mẹ và chúng tôi thực sự hạnh phúc bên cha. Âm hưởng dịu dàng trong hai tiếng “anh” và “em” mà cha mẹ đã xưng hô với nhau cho đến những ngày cuối cùng của cha đã và sẽ là nền tảng hạnh phúc lứa đôi của mỗi gia đình sáu anh em chúng tôi…”, Thiếu tướng Tạ Quang Chính thổ lộ.
Ngay từ năm 1948, trong tác phẩm “Sống” do ông viết, GS Tạ Quang Bửu không những là người dũng cảm bênh vực học thuyết di truyền của Menden-Morgan, một học thuyết tiến bộ và khoa học nhưng vào thời điểm đó đang bị phê phán kịch liệt, mà ông còn mô tả về sự ra đời của mình thật sinh động, hài hước và thật sâu sắc dựa trên tinh thần của học thuyết di truyền của Menden-Morgan: “Một đêm tháng 10 năm 1910, một tế bào haploid (cùng một gamete với 24 choromosome) của cha tôi gặp một tế bào (cùng một gamete với 24 choromosome) của mẹ tôi. Hai tế bào ấy phối hợp với nhau thành một tế bào trứng với 24 chromosome. Tế bào này chẻ đôi sinh ra một tế bào nữa, rồi hai sinh ra bốn, bốn sinh ra tám… thành một khối tế bào. Khối tế bào này là tôi. Chín tháng sau tôi ra đời với những đặc điểm: da đen, mắt hoe, chân ngắn như ông nội tôi; mồm rộng, vai ngang, tai nhỏ như bà ngoại tôi. Ngoài ra trong thân thể có chỗ thì giống ông ngoại, có chỗ thì giống bà nội tôi. Còn cái tính lười đặc biệt của tôi thì xem ra đến bậc ông cố nội ngoại cũng không thấy tông tích…”.
Nhà khoa học tài danh, TS Phan Đình Diệu đã viết bài thơ về GS Tạ Quang Bửu có một câu mà tôi rất thích “Một khối nghĩ suy, một khối tình”. Cuộc đời của nhà khoa học lớn Tạ Quang Bửu đúng là “Một khối nghĩ suy”, để lại nhiều thành quả lớn cho đất nước và trong cuộc sống đời thường, trong gia đình ông thực sự là “Một khối tình”.
Cố GS Tạ Quang Bửu sinh ra ở Nam Đàn, Nghệ An, trong một gia đình “danh gia vọng tộc”. Năm 1929 sau khi đậu tú tài bản xứ ông được nhận học bổng của Như Tây Du sang Pháp học, thi đậu vào trường Centrale (A) Paris. Ông học toán ở các trường đại học Paris, Bordeaux (Pháp), Oxford (Anh) từ 1929 đến 1934. Từ năm 1935 đến năm 1942 ông về Huế dạy học. Tháng 8/1945 ông cùng luật sư Phan Anh ra Hà Nội tham gia cách mạng, giữ chức tham nghị trưởng bộ ngoại giao trong chính phủ lâm thời. Từ tháng 8/1947 ông là Bộ trưởng Bộ quốc phòng. Từ tháng 9/1948 đến năm 1961 ông là Thứ trưởng Bộ quốc phòng. Năm 1954 ông tham gia đòn đàm phán của chính phủ ở Geneve. Ông từng là Giám đốc Đại học Bách Khoa Hà Nội, Phó chủ nhiệm kiêm Tổng thư ký Ủy ban Khoa học Nhà nước.
Từ năm 1965 đến 1976 ông là Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Ông là đại biểu quốc hội từ khóa I đến khóa VI, Nguyên Phó chủ tịch Ủy ban bảo vệ hòa bình thế giới của Việt Nam, Phó chủ tịch hội hữu nghị Việt Xô.

Cuộc đời và sự nghiệp của GS Tạ Quang Bửu được các nhà khoa học, các vị lãnh đạo trong và ngoài nước đánh giá cao. Ông là “Nhà tri thức xuất sắc của đất nước” (Tố Hữu), là “Nhà khoa học lớn của đất nước” (Hoàng Quốc Việt), là một người thầy “Tài năng và rất mực đức độ… anh ra đi đã để lại một khoảng trống sau anh …” (GS Hoàng Tụy).

Nhà ngôn ngữ học- toán học Noam Chomsky, một trong những nhà bác học lớn nhất của thế kỷ 20 theo đánh giá của tạp chí Newsweek đã viết rằng “Ông Tạ Quang Bửu là một con người có trí thông minh tuyệt vời …”.

GS Tạ Quang Bửu là một tấm gương lớn về tự học, học suốt đời. Ông thông thạo tiếng Pháp, tiếng Anh, sử dụng được tiếng Đức, tiếng Nga, tiếng Hán, tiếng Hy Lạp cổ và La tinh. Ông được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 năm 1996 và huân chương Hồ Chí Minh năm 2001.
“Bố tôi sinh năm 1910 khi sao chổi Ha Lây xuất hiện và mất năm 1986 khi sao chổi Ha Lây trở lại, đúng một chu kỳ 76 năm… Ông dạy con cháu bằng chính tấm gương sống và làm việc của cuộc đời ông …”, Thiếu tướng Tạ Quang Chính bảo tôi.
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.