Bí kíp giúp đánh bại nỗi lo dâu mới ngày Tết

Nếu bạn là cô dâu mới và đang có tâm trạng lo âu, hồi hộp vì sợ mẹ chồng "thử tài" con dâu trong ngày Tết thì những bí kíp dưới đây sẽ giúp bạn thoát khỏi những nỗi lo ấy.
Bí kíp giúp đánh bại nỗi lo dâu mới ngày Tết

1. Chia sẻ với chồng

Để không bị lúng túng hay làm phật lòng những người thân trong gia đình chồng, bạn hãy khéo léo hỏi để chồng bạn kể cho nghe những điều rất riêng của gia đình anh ấy trong ngày Tết. Chẳng hạn, bạn hỏi xem bố chồng thích quà gì, món quà nào khiến mẹ chồng cảm động. Chắc chắn chồng bạn sẽ nắm rõ điều này hơn bạn.
Đừng coi thường chuyện này bởi nó rất quan trọng khiến bạn thêm điểm hoặc mất điểm vào ngày Tết. Cũng qua chồng bạn, bạn phải biết được lịch gặp gỡ, sum vầy của gia đình anh ấy trong ngày Tết, những món ăn đặc trưng của gia đình mà mẹ chồng bạn vẫn làm…

2. Sắm đồ ngày Tết

Bí kíp giúp đánh bại nỗi lo dâu mới ngày Tết - anh 1

Trước khi mua sắm đồ, bạn hãy hỏi ý kiến mẹ chồng về những loại bánh mứt, hoa quả cho gia đình, kể cả đồ ăn dự trữ trong ba ngày tết. Liệt kê chúng vào một tờ giấy, bạn sẽ ước tính được số lượng mình cần phải mua. Bạn có thể đề xuất thêm với mẹ chồng vài món bạn muốn để cái Tết tươm tất hơn. Bạn nên lưu ý, đừng "vung tay quá trán" bởi có thể bố mẹ chồng sẽ không hài lòng vì nghĩ rằng cô con dâu tiêu pha phung phí.

3. Trổ tài nội trợ

Nhiều chị em nghĩ mình vụng về trong nấu nướng nên lo sợ khi dịp Tết đến. Nhưng đừng vì là dâu mới mà bạn cảm thấy áp lực. Trước hết, bạn hãy học bài món tủ trước khi về nhà chồng. Đừng quên tham khảo chồng mới về khẩu vị cũng như những món ăn khoái khẩu của cả nhà.
Bạn cũng nên học cách làm mâm cỗ, và các lễ cúng trong gia đình từ hôm tất niên, cúng giao thừa cho đến cỗ đưa tiễn ông bà. Nếu bạn là người vụng về với công việc bếp núc, nên “kề vai sát cánh” bên mẹ chồng để nhờ bà chỉ bảo. Phụ giúp lau chùi, dọn dẹp việc bếp núc, nhặt rau hay phụ bếp giúp bà sẽ phần nào che bớt “khuyết điểm” của mình. Hãy thành thật rằng bạn không giỏi nội trợ và muốn học những món ăn từ mẹ chồng. Chắc chắn bà sẽ tận tình “ đào tạo” cô con dâu mới.

4. Tham gia dọn dẹp nhà cửa

Khi về nhà chồng, bạn hãy thể hiện tốt vai trò của người vợ, người con dâu trong gia đình. Chính vì thế, bạn hãy tập quán xuyến, chăm sóc nhà cửa để bố mẹ chồng yên tâm hơn. Hãy tham gia cùng bố hoặc em chồng việc dọn dẹp, lau chùi nhà cửa. Nếu không có bố hay em chồng phụ giúp hãy lôi kéo anh ấy vào công việc của bạn. Bạn sẽ hào hứng hơn khi có người giúp sức và tự thấy hài lòng vì từ bây giờ ngôi nhà sẽ có thêm sự chăm sóc của mình.

5. Ăn mặc lịch sự

cô dâu mới, bạn dễ bị các thành viên trong gia đình “soi” về cách ăn mặc. Đặc biệt vào ba ngày Tết, gia đình bạn sẽ đón tiếp rất nhiều khách. Họ không chỉ thử tài ăn nói, nội trợ con dâu mà còn quan sát phong thái bên ngoài của bạn nữa. Do đó, bạn hãy chọn cho mình một bộ đồ kín đáo và lịch sự để bố mẹ bạn có thể tự tin khoe con dâu với khách của mình.
Tạm thời quên đi cuộc sống độc thân, vô tư khi đang ở cùng bố mẹ, bạn hãy tập làm quen với cuộc sống ở nhà chồng. Sẽ có không ít bỡ ngỡ, khó khăn, lạ lẫm ban đầu, nhưng hãy chân thành và ý tứ trong cách đối xử.Bạn sẽ thấy cuộc sống của cô dâu mới không hoàn toàn khó khăn như đã tưởng.

6. Chào hỏi họ hàng

Mọi người sẽ đánh giá bạn thông qua việc chào hỏi. Hãy theo chồng đi chào hỏi những người họ hàng và hàng xóm ở gần, đây là dịp để chàng ra mắt cô dâu. Việc chào hỏi tương đối quan trọng, nhưng nếu không khéo léo bạn sẽ dễ bị họ hàng chê trách. Nên hỏi bố mẹ về việc xưng hô đối với người mà bạn sắp gặp. Bạn cũng có thể hỏi trước chồng, xem anh chào hỏi người lớn như thế nào để học theo. Đặc biệt, bạn đừng quên mang theo phong bì mừng tuổi khi gặp trẻ con hoặc người lớn tuổi.
Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
(Ngày Nay) -  Hà Nội có 4 mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông rõ rệt. Cùng với sự thay đổi của thời tiết, mỗi mùa, Hà Nội lại có vẻ đẹp rất riêng khi khoác lên mình chiếc áo mới, được tô điểm bởi sắc màu của một loài hoa chủ đạo. Yêu tha thiết Hà Nội, mê mẩn với những loài hoa, họa sỹ Nguyễn Quang Vinh đã dành nhiều tâm sức để đưa 12 loài hoa đặc trưng cho 12 tháng trong năm vào bộ tem bưu chính “Hà Nội 12 mùa hoa”.
Hồ ấp trứng rùa tại Trạm Kiểm lâm Hòn Bảy Cạnh-Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo. Ảnh: Huỳnh Sơn-TTXVN
Côn Đảo vào mùa sinh sản của rùa biển
(Ngày Nay) -  Bình quân mỗi năm gần đây, Vườn Quốc gia Côn Đảo cứu hộ trên 1.500 tổ trứng rùa biển, tiến hành ấp nở nhân tạo và thả trên 150.000 cá thể rùa con về biển.
Ảnh minh họa
Nhiều trẻ nhỏ, người già được “giải cứu” khỏi nắng nóng trên cao tốc Pháp Vân
(Ngày Nay) -  Sáng 28/4, trên nhiều trang mạng xã hội xuất hiện thông tin về một chiếc xe 16 chỗ bị đột ngột hỏng trên cao tốc Pháp Vân (cách Hà Nội khoảng 90 km về phía tỉnh Nghệ An). Chủ Facebook Nghĩa Đào viết: “Nghỉ lễ thuê xe về quê. Số nhọ hỏng xe cách Hà Nội 90km. Cả nhà đứng đường suốt 3 tiếng từ 6h30 đến 9h30. Gọi điện cho công ty thuê xe báo điều xe khác từ Hà Nội lên. Càng chờ càng mất hút...".
Ảnh minh họa
Xây dựng Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch biển đảo tầm cỡ quốc tế
(Ngày Nay) -  Ngày 27/4, Văn phòng Chính phủ phát đi Thông báo số 189/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tổng kết Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 5/10/2004 về Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Tuyến phố đi bộ Bãi Cháy thu hút đông đảo người dân và du khách trong ngày đầu khai trương. Ảnh: Đức Hiếu - TTXVN
Quảng Ninh đưa thêm một tuyến phố đi bộ vào hoạt động
(Ngày Nay) -  Tối 27/4, tại khu phố cổ công viên Đại Dương, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) tuyến phố đi bộ kết hợp ẩm thực Bãi Cháy chính thức được khai trương. Tuyến phố này hoạt động từ 19 giờ đến 24 giờ hàng ngày.