Bosnia - Thiên đường bằng cấp giả

[Ngày Nay] - Khi nữ phóng viên điều tra Azra Omerovic nhập vai người đi mua bằng để tìm hiểu về tệ nạn mua bán bằng cấp tại một trường kỹ thuật y dược, cô đã biết rằng đây là một thực trạng phổ biến ở đất nước Bosnia-Herzegovina. Nhưng Omerovic vẫn không thể ngờ được việc mua một tấm bằng lại nhanh chóng và dễ dàng đến vậy.
Vấn nạn bằng giả đang làm đau đầu nhiều nước châu Âu
Vấn nạn bằng giả đang làm đau đầu nhiều nước châu Âu

Chỉ sau 17 ngày và với 1.450 USD, Omerovic đã trở thành một sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo kéo dài hai năm của Trường Kỹ thuật Y Dược Sanski Most. Với tấm bằng này, cô có thể hành nghề trong nước và tại các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU). Không cần tới giảng đường. Không có các bài kiểm tra. Không cần làm gì, vẫn được cấp bằng.

Câu chuyện thâm nhập thực tế của Azra Omerovic phản ánh bức tranh chung của nền giáo dục Bosnia-Herzegovina. Bằng giả và bệnh thành tích đang trở thành một vấn nạn tại một trong những quốc gia thuộc nhóm nghèo và non trẻ nhất trong EU. Và vấn nạn này đã lan sang cả những nước khác trong khu vực.

Bosnia - Thiên đường bằng cấp giả ảnh 1

Tại khắp khu vực Balkan, các vụ bê bối bằng cấp giả, bằng cấp kém chất lượng và đạo luận án tiến sĩ đã cho thấy thực trạng của một nền giáo dục trì trệ và suy đồi tại những quốc gia đang nỗ lực tái thiết sau nhiều năm xung đột kể từ khi liên bang Nam Tư tan vỡ.

“Mọi người đều nói về nạn tham nhũng, mọi người đều muốn trốn chạy khỏi đất nước vì nạn tham nhũng, nhưng ai ai cũng sẵn sàng bỏ tiền ra mua bằng cấp để dùng tấm bằng giả đó đi kiếm việc làm trong EU”, nhà báo Avdo Avdic, cộng sự của nhà báo Azra Omerovic trong vụ điều tra bằng cấp giả nhận định.

Mất kiểm soát

Câu chuyện về những cơ sở giáo dục mua bán bằng cấp, hay còn gọi là “lò bằng cấp”, đã được nói đến nhiều trong giới học thuật ở Bosnia.

Bosnia - Thiên đường bằng cấp giả ảnh 2

Bosnia-Herzegovina được coi là “lò bằng cấp”. Ảnh cắt từ video clip.

Trong khi Bosnia-Herzegovina chỉ có khoảng 110.000 sinh viên, nước này có tới 46 cơ sở giáo dục cấp cao đẳng - đại học. Một ví dụ điển hình là thành phố Bijeljina ở miền đông bắc Bosnia, nơi chỉ có tổng dân số 107.000 người nhưng có tới 14 cơ sở giáo dục cao đẳng - đại học trong lĩnh vực kinh tế.

Theo chuyên gia Saudin Sivro, chủ tịch Nghiệp đoàn Giáo dục Cơ sở bang Sarajevo, tình trạng các cơ sở giáo dục mọc lên như nấm và cấp bằng bừa bãi tại Bosnia có một phần nguyên nhân từ thực trạng quản lý giáo dục lỏng lẻo xuất phát từ chính hệ thống chính trị của nước này. Hiệp định Hoà bình Dayton 1995 chia đất nước thành hai thực thế có tính tự chủ cao là Cộng hoà Srpska và Liên bang Bosniak-Croat. Bên cạnh đó là 10 bang tự trị có chính quyền và hiến pháp riêng. Hệ thống chính trị này khiến cho Bộ Giáo dục liên bang chỉ còn vai trò điều phối và mất khả năng kiểm soát, hạn chế các “lò bằng cấp” và cơ sở giáo dục chất lượng kém. Bên cạnh đó, trong suốt cuộc Chiến tranh Bosnia kéo dài từ năm 1992 đến năm 1995, rất nhiều người dân đã bị mất giấy tờ tuỳ thân và bằng cấp, chứng chỉ. Một phần vì lý do này, sau khi chiến tranh kết thúc, hoạt động mua bán bằng cấp đã nở rộ. Việc mua bán và sử dụng bằng cấp giả trong công việc không còn là hiện tượng mới lạ tại đất nước này.

Bosnia - Thiên đường bằng cấp giả ảnh 3

Vừa đá bóng, vừa thổi còi

Thực trạng bằng cấp giả tại Bosnia được cho là khó giải quyết do ngay cả trong giới quan chức chính quyền cũng đang có nhiều người sử dụng bằng cấp giả.

“Chúng tôi phát hiện có những người đồng nghiệp không hiểu biết gì về chuyên môn của mình, hoặc bằng cấp của họ có dấu hiệu khả nghi. Bằng của họ được cấp tại những trường mà việc học hành thi cử có vẻ rất dễ dàng. Chúng tôi thấy cần phải điều tra lại những tấm bằng này, nhưng ông bộ trưởng thì lại đẩy trách nhiệm xuống phía các trường, và các trường thì cứ thế phớt lờ đi”, ông Sivro nói.

Bosnia - Thiên đường bằng cấp giả ảnh 4

“Việc cải cách giáo dục không thể giao phó cho những người dùng bằng giả hoặc những loại bằng cấp không có được từ việc trau dồi kiến thức”, ông nói thêm.

Tuy nhiên, các quan chức chính quyền tỏ vẻ ngần ngại không muốn đụng chạm đến vấn đề này.

Năm ngoái, Cơ quan Điều tra bang Sarajevo đã cung cấp thông tin cho Phòng Công tố tiểu bang về việc một số cơ sở giáo dục cấp bằng trái phép. Tuy nhiên, theo chuyên gia Sivro, các công tố viên đã bỏ qua vụ việc này với lý do “còn nhiều nghi vấn” xung quanh việc các cơ sở này có thực sự bán bằng cấp hay không. “Văn phòng công tố đã không có động thái thu thập bằng chứng để bắt đầu một cuộc điều tra nghiêm túc. Họ đơn giản là quyết định sẽ không điều tra”, ông Sivro cho biết.

Chảy máu chất xám

Các vụ bê bối mua bán bằng cấp ở Bosnia-Herzegovina đã làm trầm trọng thêm hậu quả của tình trạng chảy máu chất xám ở Bosnia và toàn khu vực Balkan nói chung.

Bosnia - Thiên đường bằng cấp giả ảnh 5

Tỉ lệ thất nghiệp cao, thu nhập thấp, tham nhũng, thiếu cơ hội nghề nghiệp khiến hàng năm có hàng nghìn lao động trình độ cao rời bỏ đất nước để tới EU, Trung Đông, Bắc Mỹ, nơi họ có triển vọng việc làm tốt hơn.

Tình trạng chảy máu chất xám kết hợp với làm sóng người lao động sử dụng bằng cấp giả đang đe doạ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng kinh tế mà Bosnia phải đối mặt. Đất nước này hiện đang đứng ở vị trí thứ 135 trong tổng số 137 quốc gia về “năng lực giữ nhân tài” trong Báo cáo Sức cạnh tranh Toàn cầu 2017 - 2018 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Đây là một chỉ dấu cho thấy tình trạng không mấy lạc quan đối với người lao động chất lượng cao tại Bosnia.

“Mọi vấn đề chúng ta đang thấy, từ tình trạng thiếu cơ hội việc làm cho thanh niên tới tình trạng chảy máu chất xám, đều phần nào phản ánh thực trạng này. Những người mua bằng cấp thực chất mà mua cho mình cảm giác yên tâm giả tạo”, TS Damir Marjanovic, Giáo sư tại Đại học Quốc tế Burch cho biết.

“Điều tồi tệ hơn nữa là những người học thật thi thật cũng phải trả giá. Họ học hành vất vả trong nhiều năm để có được tấm bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ, thế rồi lại không thể tìm được việc làm do định kiến rằng họ đến từ một đất nước nơi bằng cấp có thể mua bán dễ dàng. Sẽ chẳng còn bao lâu nữa trước khi những trường học và cả đất nước Bosnia sẽ rơi vào danh sách đen của các nhà tuyển dụng lao động”, TS Marjanovic nhận định.

Định kiến về các lò bằng cấp ở Bosnia trên thực tế đang ngày một ăn sâu bám rễ.

Bosnia - Thiên đường bằng cấp giả ảnh 6

Cơ quan Khoa học và Giáo dục Đại học Croatia mới đây đã cảnh báo rằng cơ quan này có thể sẽ ngừng công nhận bằng cấp từ Bosnia và Serbia do sự yếu kém của hai nước này trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục.

Hơn ai hết, chính các sinh viên là những người nhìn thấy rõ nhất mặt tối của hệ thống giáo dục ở Bosnia.

Indira, một sinh viên đang theo học tại Đại học Sarajevo, cho biết cô học ngày đêm để hoàn thành chương trình đại học của mình. Tuy nhiên, Indira cũng nhận thức được rằng sau khi ra trường, cô sẽ phải lao vào một cuộc cạnh tranh không công bằng để giành lấy những cơ hội việc làm ít ỏi với những người đã “đi đường tắt” trong giáo dục.

“Cách lấy bằng kiểu này đã trở thành mục tiêu của rất nhiều thanh niên. Họ không còn đầu tư vào tri thức nữa. Thay vào đó, họ muốn có được tấm bằng theo cách dễ dàng nhất”, Indira nói.

Dư chấn tại một thị trường việc làm ở EU

Tình trạng bằng cấp giả tại Bosnia không chỉ để lại hậu quả nặng nề cho thị trường lao động trong nước, mà còn gây lo ngại sâu sắc trong các nước láng giềng EU.

Nước Đức là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất đối với người nhập cư từ Bosnia. Chỉ trong hai năm 2016 và 2017, có tới 50.000 người Bosnia nhập cư sang Đức. Rất đông trong số họ đã tìm được việc làm trong những lĩnh vực mà Đức đang thiếu hụt lao động như y tá và hộ lý.

Vụ việc phóng viên điều tra Azra Omerovic lấy được chứng chỉ kỹ thuật y tế của Bosnia chỉ sau 17 ngày đã đánh động nhà chức trách Đức, khiến Văn phòng Trung ương về Giáo dục nước ngoài đang phải xem xét lại công tác phê chuẩn bằng cấp và chứng chỉ được cấp tại nước ngoài của các lao động nhập cư đang làm việc tại nước này. Tuy nhiên, đây là công việc không hề dễ dàng do hầu hết các bằng cấp giả lại được cấp bởi các cơ sở giáo dục xịn được nhà chức trách Đức công nhận.

Trong lúc này, nhiều nhà tuyển dụng Đức đã có những biện pháp tức thời để sàng lọc lại các lao động người Bosnia làm việc cho mình. Một công ty có tên Profco đã liên hệ với các bệnh viện ở Bosnia để kiểm chứng thông tin về kinh nghiệm làm việc của các ứng viên. Trong khi đó, một phòng khám y tế khác đã có động thái quyết liệt hơn là ngừng hợp tác với công ty môi giới cung cấp lao động người Bosnia.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, chưa ai có thể thống kê được có bao nhiêu y tá và hộ lý Bosnia sử dụng bằng cấp giả đang làm việc trong các bệnh viện và nhà dưỡng lão của Đức.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.