Châu Á trước bài toán cả cách hệ thống hưu trí

[Ngày Nay] - Hệ thống hưu trí của các quốc gia châu Á đang đứng trước những thách thức lớn. Châu Á đang trải qua những biến động nhân khẩu học lớn lao, với dân số đang già đi nhanh chóng khi tỉ lệ sinh lại giảm. Trong khi đó, các khoản đầu tư mang lại lợi nhuận khiêm tốn do bất ổn địa chính trị và những hạn chế về lãi suất.
Châu Á trước bài toán cả cách hệ thống hưu trí

Với hệ thống hưu trí còn nhiều khiếm khuyết, nhiều nước châu Á sẽ phải chật vật giải quyết vấn đề đảm bảo phúc lợi hưu trí cho người già. Các chính phủ đang tìm giải pháp để có những hành động tích cực nhằm giảm áp lực tài chính và hạn chế xung đột xảy ra giữa các thế hệ.

Trong 40 năm qua, tuổi thọ trung bình của người dân khu vực châu Á đã tăng từ 7 tới 14 năm, đồng nghĩa với việc cứ 4 năm, tuổi thọ trung bình lại tăng thêm 1 tuổi. Những khu vực khác trên thế giới cũng đang đối mặt với những thách thức tương tự có liên quan đến sự già hóa dân số, và các quốc gia này cũng đang theo đuổi những chính sách cải cách hưu trí tương tự như nhau. Những chính sách này bao gồm việc tăng độ tuổi hưu trí, khuyến khích người lao động làm việc lâu hơn, tăng mức đóng góp vào quỹ hưu trí và hạn chế lượng tiền người dân có thể rút khỏi quỹ hưu trí trước khi tới độ tuổi nghỉ hưu.

Châu Á trước bài toán cả cách hệ thống hưu trí ảnh 1

Lao động cao tuổi ở Seoul. Ảnh chụp tháng 10/2018 của AFP.

Các chính phủ châu Á có thể làm gì?

Tình trạng già hóa dân số ở châu Á đang đặt ra câu hỏi cấp thiết: các chính phủ châu Á có thể làm gì để cải thiện hiệu quả lâu dài của các hệ thống hưu trí của mình?

Khởi đầu của việc tạo dựng một hệ thống hưu trí đẳng cấp thế giới là phải đảm bảo sự cân bằng giữa “đầy đủ” và “bền vững”. Một hệ thống hưu trí cung cấp phúc lợi hào phóng trong ngắn hạn thường sẽ không bền vững, trong khi một hệ thống ổn định trong thời gian dài lại thường chi trả (cho người lao động) các khoản phúc lợi rất khiêm tốn.

Châu Á trước bài toán cả cách hệ thống hưu trí ảnh 2

Nhiều người Nhật Bản vẫn đủ sức khỏe nhưng không thể tiếp tục làm việc do những rào cản về tuổi hưu trí. Ảnh: nikkei.com.

Nếu không có sự điều chỉnh độ tuổi nghỉ hưu và độ tuổi có thể tiếp cận quỹ hưu trí và an sinh xã hội, áp lực đè lên hệ thống hưu trí sẽ ngày càng tăng, đe dọa đến khả năng đảm bảo tài chính cho người cao tuổi. Việc người cao tuổi tham gia vào lực lượng lao động trong thời gian lâu hơn sẽ góp phần cải thiện sự bền vững và dồi dào của hệ thống hưu trí.

Hiện tại, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đang là những quốc gia đang xếp gần cuối bảng xếp hạng Chỉ số Mercer về Hưu trí Toàn cầu 2018 (MMGPI), một chỉ số đánh giá các hệ thống hưu trí trên khắp thế giới dựa trên các tiêu chí đầy đủ, bền vững và minh bạch. Nguyên nhân là do hệ thống hưu trí của những quốc gia này không thể hiện như là mô hình bền vững, đáp ứng được nhu cầu của các thế hệ hưu trí hiện tại và tương lai. Nếu không có những điều chính cần thiết, những quốc gia này sẽ đứng trước nguy cơ xung đột xã hội do phúc lợi hưu trí không được phân bổ công bằng giữa các thế hệ.

Châu Á trước bài toán cả cách hệ thống hưu trí ảnh 3

Một người về hưu tại tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Ảnh: Getty Images

Nhật Bản

Nhật Bản đang có những động thái dè dặt nhằm cải cách hệ thống hưu trí của mình thông qua việc nâng từ từ độ tuổi nghỉ hưu của khoảng 3, 4 triệu công chức từ 60 lên 65. Người về hưu hiện nay có thể lựa chọn bắt đầu nhận lương hưu tại bất cứ thời điểm nào giữa 60 và 70 tuổi, với mức lương hưu hàng tháng cao hơn dành cho những người chọn nhận lương từ sau độ tuổi 65.

Là quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất và tỉ lệ sinh thấp nhất thế giới, Nhật Bản đang phải đối mặt với tình trạng suy giảm dân số. Tình trạng nan giải này đang dẫn tới việc thiếu hụt nguồn lực lao động, ảnh hưởng đến thu nhập từ thuế của quốc gia. Chính phủ Nhật Bản có thể cải thiện hệ thống hưu trí của mình bằng cách đưa các biện pháp khuyến khích các hộ gia đình tích lũy nhiều hơn và tiếp tục tăng độ phủ của quỹ hưu trí chính phủ, do có tới 49% dân số đang trong độ tuổi lao động ở Nhật không tham gia vào các chương trình trợ cấp hưu trí tư nhân.

Châu Á trước bài toán cả cách hệ thống hưu trí ảnh 4

Tiền hưu trí tại Ấn Độ. Ảnh: ET

Việc đưa ra những quy định bắt buộc khoản phúc lợi hưu trí phải được chi trả định kỳ chứ không theo “một cục” cũng góp phần cải thiện tính bền vững của hệ thống an sinh. Bên cạnh đó, nỗ lực giảm tỉ lệ nợ chính phủ so với tổng sản phẩm quốc nội cũng sẽ góp phần giữ ổn định mức phúc lợi hưu trí hiện tại.

Trung Quốc

So với Nhật Bản, Trung Quốc đang khác đối mặt với những vấn đề khác. Hệ thống hưu trí của Trung Quốc bao gồm những chương trình trợ cấp khác nhau cho người dân thành thị và nông thôn, người lao động tự do và công chức. Hệ thống hưu trí tại thành thị và nông thôn được xây dựng theo nguyên tắc phúc lợi “trả trước” bao gồm một tài khoản chung (từ đóng góp của người sử dụng lao động hoặc chi tiêu chính phủ) và tài khoản cá nhân riêng lẻ (do người lao động đóng góp). Các chương trình phúc lợi bổ sung cũng được một số nhà tuyển dụng cung cấp, đặc biệt là ở khu vực thành thị.

Hệ thống hưu trí Trung Quốc có thể được cải thiện bằng cách tăng tỉ lệ đóng góp của người lao động và tăng cường mức phúc lợi tối thiểu cho những người về hưu có điều kiện khó khăn nhất. Điều khoản bắt buộc về việc chi trả định kỳ khoản phúc lợi bổ sung cũng cần được cân nhắc đưa ra. Các phương án đầu tư cũng cần được đa dạng hóa để người lao động có thể lựa chọn tối ưu hóa khoản tiền của mình.

Hồng Kông, Hàn Quốc và Singapore

Hồng Kông có thể cân nhắc đưa ra các ưu đãi thuế nhằm khuyến khích người lao động đóng góp tự nguyện vào quỹ hưu trí để tăng mức tích lũy. Bên cạnh đó, Hồng Kông cũng cần đặt ra quy định bắt buộc một phần của phúc lợi hưu trí được chi trả định kỳ. Trong bối cảnh tuổi thọ trung bình tiếp tục tăng, Hồng Kông cũng nên có những chính sách để duy trì sự hiện diện của người cao tuổi trên thị trường lao động.

Châu Á trước bài toán cả cách hệ thống hưu trí ảnh 5

Hàn Quốc là một trong những quốc gia có hệ thống hưu trí dành cho người nghèo yếu kém nhất, với tỉ lệ đóng góp trên thu nhập chỉ ở mức 6%.

Hệ thống này có thể được cải thiện bằng cách tăng cường mức phúc lợi cho những người về hưu có điều kiện khó khăn nhất. Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng có thể đưa ra quy định bắt buộc một phần của các chương trình hưu trí tư nhân phải được chi trả theo định kỳ, bên cạnh đó là tăng mức đóng góp chung vào quỹ hưu trí.

Hệ thống hưu trí của Singapore được xếp hàng đầu trong khu vực, và đã được cải thiện đáng kể về tính bền vững. Hệ thống hưu trí có tên Quỹ Dự phòng Trung ương - CPF cung cấp các chương trình linh động cho mọi thành viên tham gia, bao gồm cả công dân Singapore và các thường trú nhân. Tuy nhiên, hệ thống này cũng có thể được cải thiện trên nhiều khía cạnh.

Những rào cản với chương trình phúc lợi hưu trí của doanh nghiệp cần được giảm thiểu, và CPF cũng cần mở rộng độ phủ đối với lao động nhập cư thời vụ vốn chiếm hơn một phần ba lực lượng lao động của nước này. Độ tuổi về hưu của các thành viên CPF cũng cần được tăng lên.

Cải thiện hệ thống hưu trí: Nhiệm vụ cấp thiết đối với châu Á

Hệ thống hưu trí là một vấn đề liên quan đến nhiều thế hệ, do đó nó đòi hỏi một tầm nhìn dài hạn. Các hệ thống hưu trí, vốn đóng vai trò quỹ đầu tư có quy mô rộng lớn nhất trên bất cứ thị trường nào, cần nhận thức được tầm quan trọng của việc đóng vai trò nhà đầu tư thông thái và có trách nhiệm với khoản tiền được ủy thác cho họ, trong đó việc phải quản lý hiệu quả những rủi ro ví dụ như biến đổi khí hậu.

Người cao tuổi ở châu Á đang ngày càng sống thọ hơn và tiếp tục lao động hiệu quả ở độ tuổi 70, 80. Nhu cầu cấp thiết là cần phải có hệ thống hưu trí cung cấp nguồn thu nhập đầy đủ, bền vững. Tăng độ tuổi lao động, mở rộng độ phủ của các chương trình trợ cấp hưu trí tư nhân, khuyến khích người lao động hoạch định tài chính và tích lũy từ sớm là những việc cần trở thành trọng tâm của các nhà sử dụng lao động và các nhà lập pháp.

Bình luận
Thị trường làm đẹp cuối năm - Bài 4: Ớn lạnh dịch vụ tiêm môi bằng máu của chân mày phong thuỷ Viên Viên
Thị trường làm đẹp cuối năm - Bài 4: Ớn lạnh dịch vụ tiêm môi bằng máu của chân mày phong thuỷ Viên Viên
(Ngày Nay) - Hút máu quay ly tâm tạo tế bào gốc rồi tiêm vào các bộ phận như môi, mũi, tai… khách hàng là một dịch vụ lạ lùng mà cho đến nay chưa từng có một đơn vị y tế nào ở Việt Nam được phép thực hiện. Dẫu vậy, một hộ kinh doanh chân mày lại đang cung cấp cho khách hàng dù trước đó đã từng bị tố “lừa đảo”.
VinFast ra mắt dòng sản phẩm Green đặc biệt tối ưu cho kinh doanh dịch vụ vận tải
VinFast ra mắt dòng sản phẩm Green đặc biệt tối ưu cho kinh doanh dịch vụ vận tải
(Ngày Nay) - VinFast công bố dòng ô tô điện Green được thiết kế riêng, đặc biệt tối ưu cho kinh doanh dịch vụ vận tải, gồm 4 mẫu xe thuộc các phân khúc khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Trong đó, có hai mẫu xe hoàn toàn mới, lần đầu tiên ra mắt thị trường là Minio Green - xe cỡ nhỏ đô thị và Limo Green - xe 7 chỗ với 3 hàng ghế thoải mái.
Ninh Thuận kỳ vọng vào du lịch đồng quê.
Ninh Thuận kêu gọi "hiến kế" chính sách đột phá cho du lịch
(Ngày Nay) - Theo Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận Nguyễn Văn Hòa, Sở sẽ tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và đề xuất cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển du lịch như: Chính sách thu hút đầu tư vào các lĩnh vực trọng điểm về du lịch; đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ du lịch mới; nâng cấp các cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch… cùng với tăng cường liên kết hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố trong khu vực và cả nước.
BTC chương trình với nỗ lực không ngừng nghỉ nhằm mang đến những kỷ niệm đẹp cho các bạn học sinh Ảnh: BTC.
Điểm nhấn thú vị trong ngày hội tư vấn tuyển sinh Diễn Châu 3 Open Day
(Ngày Nay) - Tiếp nối 14 mùa tổ chức thành công rực rỡ, Diễn Châu 3 Open Day 2025 đã chính thức khởi động trở lại với chủ đề “Dream Catcher”. Với tinh thần nhiệt huyết cùng những giá trị thiết thực, chương trình nhận được sự hưởng ứng và quan tâm đông đảo từ phía học sinh cũng như các bậc phụ huynh.