Chính sách dân tộc chưa khuyến khích tự vươn lên thoát nghèo

 Đây là nhận định của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình tại Hội thảo quốc gia “Thực trạng chính sách dân tộc, định hướng xây dựng chính sách giai đoạn 2021-2030” tổ chức sáng 03/1.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình phát biểu tại Hội thảo - Ảnh: VGP/Lê Sơn
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình phát biểu tại Hội thảo - Ảnh: VGP/Lê Sơn

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến và Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung chủ trì Hội thảo.

Nhiều vấn đề bức xúc của đồng bào chậm được phát hiện, giải quyết

Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình khẳng định: Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, phát triển vùng dân tộc thiểu số, miền núi, coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc và phát triển bền vững. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII đã khẳng định: “Đại đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của nước ta. Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, bảo đảm các dân tộc bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, giúp nhau cùng phát triển, tạo chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng có đồng bào dân tộc thiểu số”.

Với tinh thần đó, trong nhiều năm qua, hệ thống chính sách, pháp luật về dân tộc, miền núi không ngừng được hoàn thiện và ưu tiên bố trí, huy động nguồn lực để thực hiện. Các chính sách tập trung hỗ trợ phát triển kinh tế trên cơ sở phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng dân tộc thiểu số và phù hợp với định hướng phát triển chung của cả nước; phát triển văn hóa, xã hội, nhất là hỗ trợ giáo dục- đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân, giảm nghèo bền vững, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào; bảo đảm quốc phòng-an ninh, trật tự, an toàn xã hội, củng cố các địa bàn chiến lược; giải quyết tốt vấn đề đoàn kết dân tộc và quan hệ dân tộc trong mối liên hệ tộc người, giữa các tộc người và liên quốc gia trong xu thế toàn cầu hóa.

Theo Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình, thông qua việc thực hiện các chính sách hỗ trợ, vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã đạt được những kết quả quan trọng: Kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội ngày càng phát triển (98,4% xã có đường đến trung tâm, 98% hộ được sử dụng điện lưới quốc gia); tỉ lệ hộ nghèo giảm nhanh, cuối năm 2017, ở các huyện nghèo còn dưới 40%, ở các xã đặc biệt khó khăn giảm 3-4%/năm. Lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế tiếp tục được quan tâm đầu tư, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập, khám chữa bệnh của đồng bào, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (100% xã có trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở; 99,3% xã có trạm y tế). Công tác bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa của các dân tộc được chú trọng. Thông tin tuyên truyền phát triển nhanh, cơ bản đáp ứng được nhu cầu thông tin, liên lạc của nhân dân (trên 90% xã được phủ sóng phát thanh, truyền hình)…

Bên cạnh những kết quả đạt được, Phó Thủ tướng Thường trực cũng thẳng thắn chỉ rõ một số hạn chế, bất cập cần sớm được khắc phục. Đó là, hệ thống chính sách còn dàn trải, chồng chéo; nguồn lực thực hiện còn khó khăn, chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của từng vùng; chưa khuyến khích được đồng bào tự vươn lên thoát nghèo. Sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong xây dựng và thực hiện chính sách còn hạn chế; nhiều địa phương còn gặp khó khăn, vướng mắc trong huy động, phân bổ nguồn lực; chưa phát huy tốt vai trò giám sát của hội đồng nhân dân các cấp. Đời sống đồng bào dân tộc thiểu số ở một số địa bàn còn rất khó khăn. Thu nhập bình quân của hộ đồng bào dân tộc thiểu số nhiều nơi chỉ bằng 40-50% bình quân trong khu vực; tỉ lệ dân số dân tộc thiểu số chiếm 14,6% nhưng tỷ lệ hộ nghèo chiếm 52,7% số hộ nghèo của cả nước. Chất lượng giáo dục, y tế, văn hóa tuy đã được nâng lên nhưng so với mặt bằng chung vẫn còn thấp, mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội còn nhiều khó khăn. Khoảng 21% người trên 15 tuổi chưa đọc thông, viết thạo tiếng Việt. Tỉ lệ bao phủ bảo hiểm y tế cao nhưng tỉ lệ khám, chữa bệnh còn thấp. Thụ hưởng văn hóa và tiếp cận các tiến bộ xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số ở nhiều địa phương còn hạn chế. Năng lực, trình độ của cán bộ cơ sở, cán bộ người dân tộc thiểu số ở một số địa phương còn yếu; nhiều vấn đề bức xúc của đồng bào chậm được phát hiện, giải quyết.

Chính sách dân tộc chưa khuyến khích tự vươn lên thoát nghèo ảnh 1

Ảnh: VGP/Lê Sơn

Nâng cao kỹ năng sống và hội nhập cho các cháu học sinh dân tộc thiểu số

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế và thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã đưa vào chương trình công tác năm 2019, xây dựng Đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn theo hướng tích hợp các chính sách, giải pháp nhằm phát triển nhanh hơn, bền vững hơn vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Hoan nghênh Ủy ban Dân tộc đã tổ chức Hội thảo “Thực trạng chính sách dân tộc, định hướng xây dựng chính sách giai đoạn 2021-2030”, Phó Thủ tướng Thường trực đề nghị các bộ, ngành, địa phương, các nhà khoa học, chuyên gia giàu kinh nghiệm cùng trao đổi, thảo luận, đánh giá đầy đủ, toàn diện hơn về hệ thống chính sách dân tộc thời gian qua (giai đoạn 2016-2018); phân tích đúng thực trạng đời sống, thu nhập, sinh kế và mức độ tiếp cận văn hóa, giáo dục, y tế… của đồng bào dân tộc thiểu số; đóng góp nhiều ý tưởng, gợi mở những định hướng cho việc xây dựng một hệ thống chính sách dân tộc giai đoạn tới mang tính tổng thể, đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả.

“Vừa qua, Chính phủ tổ chức hội nghị về “di dân tự do” và sắp xếp lại các nông lâm trường tại Đắk Lắk với mục tiêu phát triển kinh tế, gắn với sinh kế của bà con dân tộc thiểu số miền núi. Một trong những giải pháp được đề cập đến cần có chính sách hiệu quả trong việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, nhất là giáo dục-đào tạo cho khu vực đồng bào dân tộc thiểu số với việc mở các trường dân tộc nội trú, nâng cao kỹ năng sống và hội nhập cho các cháu học sinh dân tộc thiểu số, tạo điều kiện để các cháu vươn lên trong học tập và cuộc sống”, Phó Thủ tướng Thường trực nêu rõ.

Phấn đấu đến 2030: Không còn hộ dân tộc thiểu số thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến, từ năm 2016 đến nay, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 41 văn bản đề cập đến việc ưu tiên phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Trong đó, có 15 đề án, chính sách dân tộc. Hiện nay, có 54 chính sách còn hiệu lực hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi và hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người.

Các chính sách hỗ trợ, phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số đã đạt được những kết quả đáng trân trọng, nhưng hiện nay ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, tình trạng thiếu việc làm, đói nghèo, thiên tai, bệnh tật vẫn đang là thách thức lớn.

Đó là, tỷ lệ dân số dân tộc thiểu số chiếm 14,6%, nhưng tỷ lệ hộ nghèo chiếm 52,7% số hộ nghèo của cả nước; thu nhập bình quân của hộ dân tộc thiểu số, nhiều nơi chỉ bằng 40-50% bình quân thu nhập trong khu vực. Vẫn còn 21% người dân tộc thiểu số trên 15 tuổi chưa đọc thông, viết thạo tiếng Việt. Còn hơn 54.000 hộ thiếu đất sản xuất, hơn 58.000 hộ thiếu đất ở, hơn 223.000 hộ thiếu nước sinh hoạt cần được hỗ trợ nhưng chưa được giải quyết thấu đáo.

Trên cơ sở đó, ông Chiến cho biết mục tiêu chung của các chính sách là đến năm 2030 thu hẹp một bước chênh lệch giữa vùng dân tộc thiểu số và miền núi so với vùng phát triển; không còn huyện đặc biệt khó khăn, giảm 50% số xã đặc biệt khó khăn, giảm 60% hộ nghèo dân tộc thiểu số hiện nay; 100% các xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi có đủ hạ tầng thiết yếu như đường ô tô cứng hoá đến trung tâm xã, trường học các cấp được kiên cố hoá, 100% trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia, nâng cáo chất lượng tiếp cận các dịch vụ phúc lợi cơ bản của người dân; không còn tình trạng hộ dân tộc thiểu số nghèo cùng cực; không còn hộ dân tộc thiểu số thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt mà chưa được hỗ trợ.

Với 15 năm làm công tác hoạch định chính sách dân tộc ở Trung ương, ông K’sor Phước, nguyên Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc băn khoăn: Nhiều người nói “chính sách dân tộc nhiều như lông bò”, điều này không phải là không có trong thực tế. “Ngay như quê tôi, về nước sạch có đến 5 chính sách trùng lặp nhau. Vì thế, tôi tha thiết đề nghị tới đây không còn tình trạng này”, ông K’sor Phước nói.

Theo Chính phủ
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.