Chống ngập mùa triều cường tại TP HCM: Bơm công suất lớn chỉ là giải pháp tạm thời

(Ngày Nay) - TP Hồ Chí Minh đã vào mùa mưa, theo dự báo từ nay đến tháng 2/2017 sẽ còn vài đợt triều cường vượt mức báo động 3. Để đối phó, Thành phố vừa đồng ý cho thí điểm giải pháp gắn máy ly tâm công suất lớn vào cống thoát nước. Đây có phải giải pháp vượt trội có thể giải quyết vấn đề ngập lụt ở HCM? 
2. Người dân TP HCM khốn khổ mỗi khi thành phố bị ngập lụt
2. Người dân TP HCM khốn khổ mỗi khi thành phố bị ngập lụt

Thoát nước ngay bằng bơm ly tâm

Theo ông Nguyễn Kiệt - Trưởng phòng Dự báo, Đài Khí tượng - Thuỷ văn khu vực Nam Bộ, đợt triều cường giữa tháng 12 này được dự báo là có mực nước cao. Mực nước tại trạm Phú An (sông Sài Gòn) trong ngày 13/12 vượt mức báo động III với độ cao từ 1,55-1,6m.

Đây là mức nước vẫn gây tình trạng ngập nặng ở TPHCM. Kết hợp với gió mùa đông bắc, đợt triều cường giữa tháng 1, tháng 2/2017 tại trạm Phú An được dự báo là có thể xấp xỉ hoặc cao hơn mức báo động III.

Trước tình trạng hễ mưa to là ngập, hễ triều cường là ngập, nhiều người dân TPHCM đặt hy vọng vào giải pháp thoát nước nhanh mà UBND thành phố đã chấp nhận thí điểm sau trận mưa lịch sử 40 năm mới có một lần xảy ra ngày 26/9. Đó là phương án gắn máy bơm ly tâm vào cống thoát nước trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, do Tập đoàn công nghiệp Quang Trung đề xuất.

Ông Nguyễn Tăng Cường - Tổng Giám đốc Quang Trung - cho biết: “Với giải pháp này, chỉ cần đặt máy bơm ly tâm tại một số vị trí mà không cần vớt rác, đào đường, lắp cống mới”. Theo đó, hệ thống bơm hút công suất lớn được đặt tại các cửa xả nước tiếp giáp với sông sẽ tự động hút nước và các loại rác như cành cây, que, lá, giẻ rách, tóc, đá nhỏ (nặng dưới 0,2kg). Rác sẽ được bộ lọc tách ra, được xe chuyên dụng mang đến nơi thu gom.

Chống ngập mùa triều cường tại TP HCM: Bơm công suất lớn chỉ là giải pháp tạm thời ảnh 1Biểu đồ số lần triều cường vượt mức báo động III tại trạm Phú An, TP HCM

“Hệ thống bơm công suất 96.000m3/h sẽ bơm và hút nước từ chỗ thấp lên chỗ cao, sử dụng trực tiếp hệ thống đường cống có sẵn của thành phố, có thể đẩy nước xa tới 10.000m, độ cao trên 5m về một hướng mà nước không bị giội ngược lại do được trang bị van một chiều. Vì thế, khi mực nước sông cao hơn mực nước cống thoát, van bơm đẩy nước ra sông, không cho nước sông chảy ngược vào cống” - ông Cường giải thích.

Theo ông Cường, hệ thống này phù hợp với những nơi có cốt nền thấp. Máy nổ chạy bằng dầu diesel nên không có nguy cơ rò điện khi vận hành trong môi trường nước. Do đặt ở nơi cuối cùng của cửa xả tiếp giáp với cống, việc bơm hút này không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động chung của thành phố, giảm từ 60-70% chi phí nạo vét và thông cống.

Vẫn chỉ là giải pháp tình thế

Đánh giá giải pháp chống ngập bằng bơm ly tâm, TS Phạm Sanh - chuyên gia quy hoạch đô thị cho rằng hệ thống chỉ hiệu quả nếu chống ngập tạm thời. Với bài toàn lâu dài thì cần quy hoạch lại hệ thống cống trong toàn thành phố.

“Không nơi nào trên thế giới dùng bơm để thoát nước trong hàng chục năm. Bơm chỉ dùng trong các trường hợp bất khả kháng như chỗ trũng chưa kịp làm đê, lũ về quá nhanh, lượng mưa quá lớn, hay khu vực mới phát triển chưa xây dựng hệ thống cống hoàn chỉnh để thoát nước” - ông Sanh nói.

Chuyên gia này cũng lưu ý, việc dùng bơm trong cả mùa mưa sẽ rất tốn nhiên liệu. Do phải tiếp xúc với hệ thống nước bẩn và nhiều rác nên máy sẽ rất nhanh hỏng.

TS Nguyễn Bách Phúc - Chủ tịch Hội Tư vấn khoa học, công nghệ và quản lý TPHCM - nêu vài thách thức mà giải pháp trên phải đối mặt: “Vùng ngập cục bộ thường trũng, mặt đất xung quanh cao hơn, nước mưa không thoát được nên dồn vào chỗ trũng này. Nếu dùng máy bơm thì bài toán cần giải quyết là xả nước đi đâu? Nếu dẫn vào các kênh, rạch hoặc tới miệng cống gần đó thì phải tính miệng cống ở đâu. Vì ở TPHCM, khoảng cách từ vùng trũng cục bộ đến kênh, rạch thường xa, cống thì hay bị tắc vì rác thải”.

TS Ngô Hoàng Văn - Hội Nước và Môi trường TPHCM nói thẳng: “Thoát nước cưỡng bức với những trạm bơm thoát khổng lồ ở đây là phản khoa học. Công tác thoát nước mặt tại đô thị có nền cao bao giờ cũng phải ưu tiên thoát nước bằng tự chảy chứ không phải cưỡng bức bằng bơm”.

Theo ông, vấn đề cần giải quyết là tình trạng vừa nâng cao nền đô thị vừa làm cống ngăn triều do thiếu hiểu biết về mối quan hệ giữa khoa học thoát nước mặt và khoa học quy hoạch đô thị.

Cùng chung quan điểm phủ nhận tính khả thi của phương pháp bơm ly tâm, TS Phạm Viết Thuận - Viện trưởng Viện Kinh tế tài nguyên và môi trường TP HCM cho rằng nên chú trọng việc khai thông các kênh rạch bị lấn chiếm: “Một nguyên nhân quan trọng khiến thành phố ngập ngày càng nặng là 20% số ao hồ, kênh rạch đã bị san lấp trong 40 năm qua. Với việc mất đi 3.506ha diện tích chứa nước, thành phố cũng mất khả năng chứa 25 triệu mét khối nước”.

Ngoài vấn đề kênh rạch, ông Thuận cho rằng thành phố nên dừng việc phát triển về hướng nam (gồm một phần quận 7, quận 8, huyện Nhà Bè, Bình Chánh) vì đây là nơi trữ nước của thành phố Hồ Chí Minh.

Theo Khoa học & Phát triển

Ảnh minh họa
Ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
(Ngày Nay) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Theo hướng dẫn, đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện thanh tra, kiểm tra việc ban hành văn bản, công tác chỉ đạo, tổ chức kỳ thi của Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng thi, Điểm thi và công tác tổ chức thanh tra, kiểm tra thi của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Ảnh minh họa
Trẻ em Hàn Quốc dành quá nhiều thời gian cho việc học
(Ngày Nay) -  Theo hãng tin Yonhap, hơn 60% số trẻ em Hàn Quốc dành thời gian cho việc học nhiều hơn mức được khuyến nghị. Đây là kết quả khảo sát do tổ chức phúc lợi trẻ em Childfund Korea tiến hành và công bố ngày 2/5.
Ảnh minh họa
Bắc Bộ và Thanh Hóa cục bộ có mưa to đến rất to
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều tối 2/5 đến ngày 3/5, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.
Ảnh minh họa
Tuyển sinh đầu cấp: TP HCM ưu tiên phân bổ học sinh học ở gần nơi cư trú nhất
(Ngày Nay) -  Nhằm tạo thuận lợi trong công tác tuyển sinh đầu cấp, năm học này Thành phố Hồ Chí Minh sẽ ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (bản đồ GIS) trên toàn địa bàn để phân bổ học sinh vào chỗ học gần nhà nhất. Đặc biệt, việc phân bổ chỗ học cho học sinh chủ yếu dựa vào một tiêu chí là "nơi ở hiện tại" thay vì dựa trên nhiều tiêu chí năm học trước.
Ảnh minh họa
Hành trình “Theo dấu chân Người” ý nghĩa trong tháng 5
(Ngày Nay) -  “Theo dấu chân Người” là chủ đề chuỗi hoạt động tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam trong tháng 5/2024, hướng tới kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024); 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh, Ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024).
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson phát biểu bên ngoài Đại học Columbia.
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật chống bài Do Thái
(Ngày Nay) - Với 320 phiếu thuận và 91 phiếu chống, Hạ viện Mỹ ngày 2/5 đã thông qua dự luật chống bài Do Thái trong bối cảnh xảy ra làn sóng biểu tình bất ổn tại nhiều trường đại học trên khắp nước Mỹ.
Vẻ đẹp diệu kỳ của hoa diên vĩ trong nghệ thuật kính màu Tiffany. Ảnh: The Lamps of Louis Comfort Tiffany
Vẻ đẹp diệu kỳ của hoa diên vĩ trong nghệ thuật kính màu Tiffany
(Ngày Nay) - Đèn lồng Iris là một kiệt tác nghệ thuật đèn kính màu Tiffany, ẩn chứa trong mình vẻ đẹp tinh tế và bí ẩn. Nổi bật với hình ảnh hoa diên vĩ rực rỡ trên nền trời xanh, tác phẩm này thu hút sự chú ý của nhiều người yêu thích nghệ thuật trang trí trên toàn thế giới.
VIB bị tố làm giả hồ sơ vay?
VIB bị tố làm giả hồ sơ vay?
(Ngày Nay) - Ông Trần Vũ Xuân Lâm (SN 1984, ở Q.Bình Thạnh) thế chấp giấy tờ nhà vay hai khoản tổng cộng 4,475 tỷ đồng tại Ngân hàng Quốc tế VIB. Nhiều lần nhận thấy bất thường trong cách thu nợ tự động nên ông đề nghị cung cấp sổ sách chi tiết tín dụng để đối chiếu và tất toán nhận lại sổ đỏ nhưng không được đáp ứng dẫn đến nợ xấu và phát sinh nhiều vấn đề.
Ảnh minh họa
Khu vực Hà Nội, ngày có mưa vài nơi
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hiện qua phân tích trên ảnh mây vệ tinh, ảnh rada thời tiết và số liệu định vị sét cho thấy vùng mây đối lưu đang phát triển và gây mưa cho các quận, huyện: Chương Mỹ, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Thường Tín, Thanh Oai.