Công nhận điểm du lịch Di tích quốc gia đặc biệt đền Hát Môn

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - UBND thành phố Hà Nội vừa có quyết định công nhận điểm du lịch Di tích quốc gia đặc biệt đền Hát Môn (thuộc xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội). Công nhận điểm du lịch Di tích quốc gia đặc biệt đền Hát Môn.
Công nhận điểm du lịch Di tích quốc gia đặc biệt đền Hát Môn

Theo khảo sát, đánh giá, thẩm định của Sở Du lịch Hà Nội, đền Hát Môn là điểm du lịch có tài nguyên du lịch văn hóa được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt, khẳng định giá trị lịch sử, tín ngưỡng tiêu biểu của quần thể di tích này tại Thủ đô. Đền Hát Môn là một trong những điểm tham quan nổi tiếng ở Hà Nội cả về văn hóa lịch sử và nghệ thuật kiến trúc.

Đến đền Hát Môn, du khách được tìm hiểu về ý nghĩa lịch sử của di tích, lai lịch Hai Bà Trưng - vị vua nữ đầu tiên trong lịch sử dân tộc đã đứng lên chống lại ách áp bức, bóc lột của nhà Đông Hán, được tìm hiểu các điển tích về Hai Bà Trưng cũng như cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Du khách được tìm hiểu các điển tích về Hai Bà Trưng thông qua các hạng mục di tích như: Nhà Ngự dội, quán Tiên, Đàn thề đá, cổng Tam quan, đền chính (nhà Đại bái, Thiêu hương, Hậu cung), gò Giấu ấn, sông Hát... Trong khuôn viên của di tích còn có nhà tưởng niệm bà Nguyễn Thị Định được xây dựng theo nguyện vọng của phụ nữ cả nước, đặc biệt là tâm nguyện của nhân dân Hát Môn làm nơi thờ cúng, tưởng nhớ vị nữ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, người phụ nữ tiêu biểu cho phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới.

Ngoài ra, khách du lịch còn được tìm hiểu về Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội truyền thống đền Hát Môn (vào các ngày 6/3, 4/9, 24 tháng Chạp hằng năm). Tại đền Hát Môn còn có hoạt động trải nghiệm, tham gia và nghe biểu diễn nghệ thuật truyền thống dân gian hát Trống quân của Câu lạc bộ Hát trống quân xã Hát Môn.

Sau khi được tham quan, chiêm bái Hai Bà, du khách có thể đến tham quan các di tích có giá trị khác trên địa bàn xã Hát Môn như: Di tích quốc gia Phủ quận công Nguyễn Ngọc Trì, Di tích cấp thành phố chùa Bảo Lâm và đền thờ Đức Thánh Thủy. Sau đó, du khách đến khu sinh thái trải nghiệm Đầm sen, tham gia các hoạt động trải nghiệm trò chơi, thực tế.

Giao thông vào điểm du lịch thuận tiện, đi lại dễ dàng; có chỗ đỗ xe máy và xe ô tô; có lắp đặt mạng Wifi công cộng miễn phí phục vụ du khách. Tại điểm du lịch này có 5 bài thuyết minh giới thiệu điểm du lịch bằng tiếng Việt, có hỗ trợ ngoại ngữ (tiếng Anh), tờ rơi, tập gấp, mã QR code, hướng dẫn viên du lịch. Ngoài ra còn có các dịch vụ mua sắm như cửa hàng giới thiệu, bán sản phẩm địa phương và đồ lễ; dịch vụ vui chơi giải trí và ăn uống phục vụ du khách.

Bình luận
Lời Phật dạy về 5 nghề không nên làm
Lời Phật dạy về 5 nghề không nên làm
(Ngày Nay) - Kinh doanh, buôn bán là một trong những nghề nghiệp đem lại hiệu qua kinh tế cao, có nhiều cơ hội để thành công trở nên giàu có nhưng đồng thời cũng dễ dàng chuốc lấy thất bại.
Cẩn trọng khi mua, sử dụng thực phẩm để tránh ngộ độc dịp Tết
Cẩn trọng khi mua, sử dụng thực phẩm để tránh ngộ độc dịp Tết
(Ngày Nay) - Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 đang tới gần, đồng thời sau Tết Nguyên đán là mùa lễ hội diễn ra trên phạm vi cả nước với nhiều lượt khách tham dự. Đây là thời điểm tiêu thụ thực phẩm lớn trong năm, nhất là thịt, cá, trứng, bánh mứt kẹo, rượu bia nước giải khát, các loại hạt có dầu…
Toàn văn phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Chương trình Xuân Quê hương 2025
Toàn văn phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Chương trình Xuân Quê hương 2025
(Ngày Nay) -  Tối 19/1, trước thềm Xuân Ất Tỵ 2025, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân đã dự Chương trình giao lưu nghệ thuật "Xuân Quê hương 2025". Ngày Nay trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch nước tại chương trình.
Văn hóa nghệ thuật giúp phát triển tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào
Văn hóa nghệ thuật giúp phát triển tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào
(Ngày Nay) -  Việt Nam - Lào là hai nước láng giềng núi sông liền một dải, mối quan hệ gắn bó giữa hai nước được xây dựng và không ngừng được vun đắp trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của hai dân tộc. Mối quan hệ Việt Nam - Lào là mối quan hệ đặc biệt, trong sáng, thủy chung và như lời Chủ tịch Souphanouvong từng nói “Tình hữu nghị Việt - Lào cao hơn núi, dài hơn sông, rộng hơn biển cả, sáng hơn trăng rằm và thơm hơn bông hoa nào thơm nhất”.