OpenAI phát triển mô hình AI hỗ trợ nghiên cứu kéo dài tuổi thọ con người

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - OpenAI đã công bố một mô hình ngôn ngữ mới mang tên GPT-4b micro, được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ nghiên cứu kéo dài tuổi thọ con người.
OpenAI phát triển mô hình AI hỗ trợ nghiên cứu kéo dài tuổi thọ con người ảnh 1
Biểu tượng của Hãng OpenAI. Ảnh: REUTERS/TTXVN

Theo tờ MIT Technology Review, mô hình này được phát triển phối hợp với Retro Biosciences (một công ty khởi nghiệp tập trung vào lập trình lại tế bào để kéo dài tuổi thọ) thông qua cải tiến sản xuất tế bào gốc và tái thiết kế một số protein quan trọng.

Tế bào gốc đóng vai trò thiết yếu trong y học tái tạo, có khả năng phân hóa thành nhiều loại tế bào khác nhau, hứa hẹn tiềm năng điều trị các bệnh liên quan đến tuổi tác. Retro Biosciences được thành lập năm 2021, đã nhận được khoản đầu tư 180 triệu USD từ Giám đốc điều hành OpenAI Sam Altman vào năm 2022 để thúc đẩy các dự án liên quan.

GPT-4b micro tập trung vào cải tiến các yếu tố Yamanaka - các protein có khả năng chuyển đổi tế bào trưởng thành thành tế bào gốc. Kết quả thử nghiệm sơ bộ cho thấy các protein được tái thiết kế theo mô hình này có hiệu quả gấp 50 lần so với các protein tự nhiên trong việc kích thích sản xuất tế bào gốc. Mô hình cũng được đào tạo trên dữ liệu sinh học từ nhiều loài, giúp tăng độ chính xác trong việc dự đoán cấu trúc và tương tác của protein.

Ông John Hallman - một trong những nhà phát triển tại OpenAI - nhận xét rằng các protein do mô hình thiết kế "vượt trội hơn những protein mà các nhà khoa học có thể tạo ra theo cách truyền thống". Hiện GPT-4b micro vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu và chưa được công bố rộng rãi. OpenAI dự kiến chia sẻ các kết quả để đánh giá ngang hàng trong tương lai.

Việc ứng dụng AI vào lĩnh vực sinh học đã trở thành xu hướng trong những năm gần đây. Năm 2018, Google phát triển AlphaFold, mô hình AI giúp tìm ra cấu trúc 3D phức tạp của protein với độ chính xác cao trong thời gian ngắn. Các nghiên cứu gần đây trên tạp chí Nature cũng chứng minh AI có thể thiết kế các protein vô hiệu hóa nọc rắn độc hoặc hỗ trợ phát triển vaccine và phương pháp điều trị ung thư.

Ông David Baker - Giáo sư Hóa sinh tại Đại học Washington - nhận định rằng mặc dù các protein tự nhiên rất ấn tượng nhưng những protein được thiết kế có thể mang lại tiềm năng lớn hơn trong nhiều ứng dụng. Nghiên cứu của ông về thiết kế protein tính toán đã giành giải Nobel Hóa học năm 2024, minh chứng cho tiềm năng to lớn của AI trong y học và sinh học.

Bình luận
Tiêm vắc xin phòng bệnh tại CDC Đồng Nai. (Ảnh minh hoạ)
Bảo đảm thông suốt công tác phòng, chống dịch, tiêm chủng sau sáp nhập các đơn vị y tế
(Ngày Nay) - Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố bảo đảm hoạt động thông suốt, không để gián đoạn làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh, tiêm chủng mở rộng sau khi nhập sáp nhập, hợp nhất các đơn vị y tế ở các cấp... là nội dung quan trọng trong công văn số 2513/BYT-PB gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về việc tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống dịch trong giai đoạn giao mùa.
Quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên 212.000 sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, chủ yếu là vitamin, collagen, glucosamin... do nước ngoài sản xuất.
Thu giữ hơn 200.000 sản phẩm vitamin, collagen không rõ nguồn gốc
(Ngày Nay) - Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bắc Ninh vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Ninh đột xuất kiểm tra, phát hiện và thu giữ trên 25 tấn, tương đương với khoảng 200.000 sản phẩm là vitamin, collagen thuộc lĩnh vực thực phẩm bảo vệ sức khoẻ không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp.
Người dân Nhật Bản. Ảnh minh họa
Có đến 68% người Nhật ủng hộ độc lập hơn với Mỹ
(Ngày Nay) - Theo một cuộc khảo sát toàn quốc ở Nhật Bản, khoảng 68% người được hỏi cho rằng Nhật Bản nên theo đuổi lập trường độc lập hơn với Mỹ, ở câu hỏi khác, 77% hoài nghi sự bảo vệ từ Mỹ với nước này.