Doanh nghiệp EU khó khăn trong chiến tranh thương mại

[Ngày Nay] - Các công ty của châu Âu đang “đứng giữa làn đạn” trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, và rất nhiều công ty quan ngại về tương lai hoạt động của họ ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới - theo một nghiên cứu về hoạt động kinh doanh công bố hôm đầu tuần.
Xung đột thương mại Mỹ - Trung ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp châu Âu. (Nguồn: AFP)
Xung đột thương mại Mỹ - Trung ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp châu Âu. (Nguồn: AFP)

Theo Phòng Thương mại Liên minh châu Âu (EU) tại Trung Quốc, cuộc chiến thương mại giữa Bắc Kinh và Washington sẽ không có lợi cho các công ty châu Âu, ngược lại với những gì mà người ta từng hy vọng khi cuộc đối đầu này bắt đầu bùng nổ vào năm ngoái.

“Giờ thì căng thẳng thương mại được xem là tín hiệu đầy bất ổn đối trong môi trường kinh doanh, là vấn đề sẽ khó có thể được giải quyết một cách nhanh chóng, dù là có một thỏa thuận hay không” - Phó Chủ tịch Phòng Thương mại EU ở Trung Quốc Charlotte Roule nhận định - “Theo các thành viên của chúng tôi, căng thẳng thương mại ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của họ”.

Theo nghiên cứu mà Phòng Thương mại EU công bố, cuộc chiến thương mại là một trong những mối quan ngại hàng đầu của các công ty châu Âu đang hoạt động trên lãnh thổ Trung Quốc (23%), tiếp đến là sự chững lại của nền kinh tế Trung Quốc (45%), nền kinh tế toàn cầu (27%) và chi phí nhân công tăng ở Trung Quốc (23%).

Nghiên cứu trên được thực hiện trên 585 công ty khác nhau, bắt đầu từ tháng 1 năm nay, trong lúc mà căng thẳng thương mại Mỹ - Trung tạm lắng.

Tuy nhiên, tình trạng căng thẳng sau đó bùng phát trở lại vào đầu tháng 5, khi mà Mỹ và Trung Quốc tăng cường các đòn áp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của nhau.

Ngay từ đầu năm, có tới 1/4 số doanh nghiệp của EU hoạt động ở Trung Quốc nói rằng họ đang chịu ảnh hưởng từ việc Mỹ tăng thuế đối với các sản phẩm của Trung Quốc. Nhiều công ty châu Âu chế tạo các sản phẩm của họ ở Trung Quốc sau đó xuất khẩu ra thị trường toàn cầu.

Trong bối cảnh căng thẳng tăng nhiệt trở lại, một số lượng nhỏ (6%) các công ty châu Âu đã lựa chọn dời, hoặc có kế hoạch dời các nhà máy sản xuất của họ sang châu Âu hoặc một nước khác ở châu Á.

Nhiều công ty châu Âu cho rằng, sự khó khăn mà họ đang gánh chịu đến từ chính chiến dịch chống lại Bắc Kinh mà chính quyền Trump áp dụng.

Doanh nghiệp EU khó khăn trong chiến tranh thương mại ảnh 1

“Các vấn đề cơ bản khuấy động cuộc chiến thương mại cần phải được giải quyết, bằng cách gỡ bỏ các rào cản tiếp cận thị trường và các rào cản quy định, cùng lúc thúc đẩy cải cách các doanh nghiệp nhà nước, giải quyết vấn đề về chuyển giao công nghệ ép buộc” - ông Roule nhấn mạnh.

Có khoảng 20% số doanh nghiệp châu Âu tham gia nghiên cứu nói rằng họ bị ép buộc phải chuyển giao công nghệ cho một đối tác Trung Quốc - tăng gấp đôi so với cách đây 2 năm - trong khi 24% số doanh nghiệp trên nói rằng họ việc chuyển giao ép buộc đang diễn ra. Những hoạt động này là “không thể chấp nhận”, ông Roule nói.

Theo bản nghiên cứu, có hơn một nửa số doanh nghiệp châu Âu hoạt động ở Trung Quốc nói rằng việc bảo vệ tài sản trí tuệ ở nước này “không thỏa đáng”, 45% nói rằng họ bị “đối xử không công bằng” so với các đối tác Trung Quốc.

Các công ty quốc doanh của Trung Quốc cùng các công ty con chính là nguyên nhân của vấn đề này. Nhiều công ty châu Âu cáo buộc các công ty nhà nước và chi nhánh của họ đang được đối xử thiên vị, trong đó 62% nói rằng các công ty trên được tiếp cận nhiều hơn với các hợp đồng kinh doanh.

Và viễn cảnh còn đang trở nên mờ mịt hơn, khi chỉ có 45% doanh nghiệp EU nói rằng họ có quan điểm lạc quan về dự báo tăng trưởng trong lĩnh vực sản xuất của họ trong 2 năm tới ở Trung Quốc - trong khi con số này trong năm ngoái là 62%. Một nửa số doanh nghiệp nói rằng họ không thể hy vọng vào một sân chơi bình đẳng ở Trung Quốc trong vòng 5 năm tới, thậm chí xa hơn.

53% số doanh nghiệp EU nói rằng việc làm ăn kinh doanh ở Trung Quốc đã trở nên khó khăn hơn trong năm ngoái, tăng từ mức 48% cách đó 1 năm. Nhiều công ty chỉ ra rằng “các quy định và luật lệ nhập nhằng” ở Trung Quốc chính là nhân tố chính gây cản trở hoạt động làm ăn kinh doanh.

Khó khăn trong việc tiếp cận Internet - đang được kiểm soát và kiểm duyệt chặt chẽ - là yếu tố gây cản trở hoạt động làm ăn của khoảng 51% số doanh nghiệp châu Âu. Nhưng bất chấp những vấn đề trên, Trung Quốc vẫn là một trong ba điểm đến hàng đầu mà 61% doanh nghiệp tham gia khảo sát lựa chọn đầu tư trong tương lai, tăng nhẹ so với năm ngoái, trong khi 52% nói rằng họ có kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc trong năm nay.

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.