Hiệp hội di động toàn cầu cùng Viettel tổ chức Hội nghị thảo luận về tầm nhìn quốc gia số

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 15-4, lần đầu tiên Hội nghị Thượng đỉnh Quốc gia số (GSMA Digital Nation Summit) được tổ chức tại Việt Nam với sự đồng hành của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) – đơn vị phối hợp cùng GSMA chuẩn bị nội dung, các vấn đề thảo luận tại các phiên hội thảo.
Đồng chí Nguyễn Đạt, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viettel (thứ hai, bên trái) tại phiên thảo luận.
Đồng chí Nguyễn Đạt, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viettel (thứ hai, bên trái) tại phiên thảo luận.

Sự kiện góp phần hưởng ứng và thúc đẩy quá trình chuyển đổi số toàn diện, xây dựng nền kinh tế số tại Việt Nam, kết nối các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới và tạo động lực phát triển hạ tầng số hướng đến hiện thực hóa Nghị quyết 57.

Hội nghị do Hiệp hội Di động Toàn cầu (GSMA) tổ chức nằm trong chuỗi các hoạt động về chuyển đổi số tại các quốc gia trong khu vực, với sự tham gia của các doanh nghiệp công nghệ lớn như: Qualcomm, Nokia, Ericsson, LG… Với chủ đề "Kết nối Việt Nam – Vai trò của ngành di động trong xây dựng quốc gia số",hội nghị tập trung thảo luận các giải pháp xây dựng hệ sinh thái số Việt Nam hiện đại và bền vững.

Hiệp hội di động toàn cầu cùng Viettel tổ chức Hội nghị thảo luận về tầm nhìn quốc gia số ảnh 1
Các đại biểu dự Hội nghị Thượng đỉnh Quốc gia số (GSMA Digital Nation Summit).


Chia sẻ về chủ đề phát triển hạ tầng, đồng chí Nguyễn Đạt, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viettel cho biết: “Đối với mạng 5G, dù đối mặt với nhiều thách thức về chi phí đầu tư lớn, chúng tôi vẫn đặt mục tiêu triển khai nhanh để đến 2026 đạt vùng phủ như 4G hiện nay. Toàn bộ các khu vực đô thị và nông thôn sẽ được sử dụng thiết bị 5G Massive MIMO (đa ăng ten quy mô lớn) hiện đại nhất, bảo đảm hiệu năng cao và sẵn sàng cho các dịch vụ số thế hệ mới. Mục tiêu này nhằm đảm bảo mọi người dân đều có cơ hội tiếp cận công nghệ, không phân biệt vùng miền, thu hẹp khoảng cách số ở Việt Nam, hướng tới mục tiêu kinh tế số đóng góp 30% GDP của Việt Nam vào năm 2030”.

Đại diện Viettel High Tech – đơn vị phụ trách mảng nghiên cứu, sản xuất thiết bị công nghệ cao của Tập đoàn Viettel – cho biết, Viettel hiện đã làm chủ hoàn toàn công nghệ mạng lõi 5G, khẳng định vai trò vừa là nhà khai thác viễn thông, vừa là nhà nghiên cứu, phát triển công nghệ.

Không chỉ dừng lại ở việc triển khai mạng lõi 5G tự chủ, tại phiên thảo luận Viettel cũng đã công bố những kết quả khả quan trong nghiên cứu và phát triển công nghệ Open RAN – một hướng đi chiến lược giúp mở rộng khả năng tự chủ về hạ tầng viễn thông, giảm phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài, đồng thời thúc đẩy sự linh hoạt và tính mở trong kiến trúc mạng. Với việc làm chủ cả phần cứng lẫn phần mềm, Viettel nằm trong số ít các nhà mạng trên thế giới có khả năng triển khai toàn diện một hệ sinh thái 5G tự chủ.

Từ nền tảng vững chắc này, Viettel tiến tới 5G Advanced và 6G trong 5 năm tiếp theo, tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực viễn thông – công nghệ thông tin tại Việt Nam và khu vực.

Chiều 15/4, đại diện Viettel Cyber Security và Viettel IDC thảo luận với GSMA, LG, Nokia, Ericsson về các giải pháp công nghệ, đóng góp chính sách trong lĩnh vực an ninh mạng và trí tuệ nhân tạo.

“Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển rất nhanh, có lẽ là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực, và Viettel là một trong những nhà khai thác lớn nhất. Tiếng nói của Việt Nam và Viettel xứng đáng được lớn hơn trong ngành công nghiệp và sự kiện này là bước đầu tiên trong quá trình đó”, ông Julian Gorman, Giám đốc khu vực châu Á – Thái Bình Dương của GSMA cho biết.

Bình luận
Tập di cảo thơ "Những ngày tháng Tám" của nhà thơ, nhà giáo, liệt sĩ Trần Quang Long.
Những kỷ vật đi cùng năm tháng
(Ngày Nay) - Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã trải qua nửa thế kỷ nhưng âm vang hào hùng vẫn vang vọng, lắng sâu trong lòng mỗi người con đất Việt, đặc biệt là khi ta lặng mình trước hàng trăm kỷ vật thiêng liêng đang được trân trọng lưu giữ, trưng bày tại Bảo tàng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Tiêm vắc xin phòng bệnh tại CDC Đồng Nai. (Ảnh minh hoạ)
Bảo đảm thông suốt công tác phòng, chống dịch, tiêm chủng sau sáp nhập các đơn vị y tế
(Ngày Nay) - Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố bảo đảm hoạt động thông suốt, không để gián đoạn làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh, tiêm chủng mở rộng sau khi nhập sáp nhập, hợp nhất các đơn vị y tế ở các cấp... là nội dung quan trọng trong công văn số 2513/BYT-PB gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về việc tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống dịch trong giai đoạn giao mùa.
Quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên 212.000 sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, chủ yếu là vitamin, collagen, glucosamin... do nước ngoài sản xuất.
Thu giữ hơn 200.000 sản phẩm vitamin, collagen không rõ nguồn gốc
(Ngày Nay) - Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bắc Ninh vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Ninh đột xuất kiểm tra, phát hiện và thu giữ trên 25 tấn, tương đương với khoảng 200.000 sản phẩm là vitamin, collagen thuộc lĩnh vực thực phẩm bảo vệ sức khoẻ không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp.