Dự án GoldSeason: Móng đào chưa xong, vẫn rao bán rầm rộ

Mặc dù dự án GoldSeason 47 Nguyễn Tuân (phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội) chưa xây xong phần móng của công trình, nhưng đã được rao bán rầm rộ trên nhiều trang mạng.
Dự án GoldSeason: Móng đào chưa xong, vẫn rao bán rầm rộ

Theo tìm hiểu của PV Ngày Nay Online, dự án GoldSeason 47 Nguyễn Tuân (phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội) do công ty cổ phần Bất động sản Mùa Đông – VID làm chủ đầu tư phối hợp với công ty Phát triển BĐS TNR Holdings Việt Nam làm đơn vị quản lý và phát triển dự án.

Với quy mô 4 khối nhà cao từ 27-35 tầng (2 tầng hầm), với tổng diện tích 22.371m2; trong đó, diện tích xây dựng là 8.131m2, dự án GoldSeason 47 Nguyễn Tuân khởi công vào tháng 12/2015, dự kiến, đến quý 2/2018 sẽ hoàn thành.

Mới đây, theo ghi nhận của PV, tại công trình dự án GoldSeason 47 Nguyễn Tuân, các công nhân vẫn đang tiến hành ép cọc nhồi và đào móng. Một số máy móc tại công trình vẫn tiếp tục thực hiện việc xử lý mặt bằng. Thực tế là vậy, song trên website có tên goldseasons-tnr.com, cũng như nhiều website khác đã tiến hành rao bán các căn hộ dự án một cách rầm rộ.

Dự án GoldSeason: Móng đào chưa xong, vẫn rao bán rầm rộ ảnh 1

Dự án Goldseason 47 Nguyễn Tuân.

Dự án GoldSeason: Móng đào chưa xong, vẫn rao bán rầm rộ ảnh 2

Bên trong dự án Goldseason 47 Nguyễn Tuân đang đào móng nhưng bên ngoài đã được chủ đầu tư cùng các đơn vị rao bán căn hộ rầm rộ.

Để hiểu rõ hơn những thông tin liên quan, PV Ngày Nay Online đã vào vai khách hàng, liên hệ đến số điện thoại trên trang goldseasons-tnr.com để được tư vấn, thì được một nhân viên nam cho biết, nếu khách hàng muốn mua sẽ phải làm đúng các thủ tục thanh toán đã được đăng tải trên website của dự án, với giá bán từ 28 – 34 triệu đồng/m2 (đã bao gồm VAT + Full nội thất cao cấp).

Sau đó, PV được tư vấn về căn hộ và được nhân viên hướng dẫn sẽ phải đặt cọc số tiền là 10%, (tức là khoảng 50-100 triệu đồng/căn hộ) và được ký hợp đồng đặt mua để giữ chỗ, còn nếu không nhanh tay mua sẽ không có được vị trí đẹp.

Dự án GoldSeason: Móng đào chưa xong, vẫn rao bán rầm rộ ảnh 3

Dự án Goldseason 47 Nguyễn Tuân đang đào móng, nhưng đã được giao bán trên trang goldseasons-tnr.com.

Trao đổi về vấn đề này, luật sư Lương Thành Đạt – Công ty TNHH Ltd Kingdom, cho biết: Theo Luật kinh doanh bất động sản 2014, tại điều 55 về “Điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh”; trường hợp dự án GoldSeason 47 Nguyễn Tuân như phản ánh của Ngày Nay Online, là nhà chung cư, tòa nhà hỗn hợp có mục đích để ở hình thành trong tương lai thì phải có biên bản nghiệm thu đã hoàn thành xong phần móng của tòa nhà đó. Bởi vậy, theo trường hợp này, chủ đầu tư chưa được phép mở bán căn hộ.

Ngày Nay Online sẽ tiếp tục thông tin về vấn đề này...

Mạnh Hưng – Đình Tuyến

BTC chương trình với nỗ lực không ngừng nghỉ nhằm mang đến những kỷ niệm đẹp cho các bạn học sinh Ảnh: BTC.
Điểm nhấn thú vị trong ngày hội tư vấn tuyển sinh Diễn Châu 3 Open Day
(Ngày Nay) - Tiếp nối 14 mùa tổ chức thành công rực rỡ, Diễn Châu 3 Open Day 2025 đã chính thức khởi động trở lại với chủ đề “Dream Catcher”. Với tinh thần nhiệt huyết cùng những giá trị thiết thực, chương trình nhận được sự hưởng ứng và quan tâm đông đảo từ phía học sinh cũng như các bậc phụ huynh.
Google đối diện rắc rối pháp lý mới
Google đối diện rắc rối pháp lý mới
(Ngày Nay) -  Ngày 6/1, Google cho biết công ty con này của Alphabet đang phải đối mặt với khiếu nại thứ hai từ tổ chức đại diện quyền lợi cho người lao động Mỹ.
Thắp lên nhiệt huyết của giáo viên mầm non nhờ chính sách
Thắp lên nhiệt huyết của giáo viên mầm non nhờ chính sách
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh hiện nay, việc thu hút và giữ chân giáo viên mầm non là một thách thức lớn đối với nhiều địa phương. Tại tỉnh Tây Ninh, tình trạng thiếu giáo viên mầm non đang trở thành một vấn đề nan giải, mặc dù ngành Giáo dục đã nỗ lực tuyển dụng.
Điện ảnh Việt: Học hỏi để chuyển mình
Điện ảnh Việt: Học hỏi để chuyển mình
(Ngày Nay) - Điện ảnh Việt Nam đang bước vào một giai đoạn chuyển mình quan trọng, khi sự cạnh tranh không chỉ dừng lại ở những tác phẩm nội địa mà còn đối diện với làn sóng mạnh mẽ từ các nền điện ảnh châu Á khác như Thái Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản.