Gia đình không có dấu vân tay

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Nếu nhìn qua, sẽ chẳng ai để ý sự khác biệt trên các đầu ngón tay của Apu Sarker, thế nhưng chúng đều nhẵn bóng bởi không có dấu vân tay như người thường.
Gia đình không có dấu vân tay

Apu, 22 tuổi, sống cùng gia đình tại một ngôi làng ở phía bắc quận Rajshahi, Bangladesh. Anh làm việc cho một cơ sở y tế địa phương. Cha anh và ông nội anh đều là nông dân.

Những người đàn ông trong gia đình Apu dường như có chung một đột biến gen hiếm gặp đến mức người ta cho rằng chỉ ảnh hưởng đến một số ít gia đình trên thế giới: họ không có dấu vân tay.

Từ thời ông nội của Apu, không có dấu vân tay không phải là vấn đề lớn, bởi khi đó chính quyền chưa yêu cầu về giấy tờ cá nhân.

Nhưng qua nhiều thập kỷ, những đường rãnh nhỏ xoay quanh đầu ngón tay của con người, đã trở thành dữ liệu sinh trắc học được thu thập nhiều nhất trên thế giới. Chúng ta sử dụng dấu vân tay cho mọi thứ, từ để đi máy bay sân cho đến bỏ phiếu hay mở điện thoại thông minh của mình.

Năm 2008, khi Apu vẫn còn là một cậu bé, Bangladesh đã yêu cầu tất cả công dân tới tuổi trưởng thành phải có thẻ căn cước kèm dấu vân tay. Các nhà chức trách đã rất bối rối trước trường hợp của cha Apu, ông Amal Sarker. Cuối cùng, ông nhận được một tấm thẻ có đóng dấu "KHÔNG CÓ VÂN TAY".

Năm 2010, dấu vân tay trở thành bắt buộc đối với hộ chiếu và bằng lái xe. Sau nhiều lần cố gắng, ông Amal đã có thể lấy được hộ chiếu bằng cách xuất trình giấy chứng nhận của hội đồng y tế. Tuy nhiên, ông chưa bao giờ sử dụng nó, một phần vì lo sợ những vấn đề mình có thể gặp phải ở sân bay, thậm chí người đàn ông này còn không có bằng lái xe máy.

"Tôi đã nộp phí, thi đậu nhưng họ không cấp bằng vì không cung cấp được dấu vân tay", ông Amal nói.

Vào năm 2016, chính phủ bắt buộc phải đối chứng dấu vân tay với cơ sở dữ liệu quốc gia để mua thẻ sim cho điện thoại di động.

“Họ có vẻ bối rối khi tôi đi mua sim, phần mềm của họ cứ đứng im mỗi khi tôi đặt ngón tay lên cảm biến,” Apu cười gượng. "Cả gia đình tôi đều phải dùng sim đứng tên mẹ tôi".

Gia đình không có dấu vân tay ảnh 1

Hai cha con Apu và Amal sinh ra đã không có dấu vân tay.

Tình trạng hiếm gặp liên quan tới gia đình Sarker được gọi là Adermatoglyphia. Nó lần đầu tiên được biết đến rộng rãi vào năm 2007 khi Peter Itin, một bác sĩ da liễu người Thụy Sĩ, được một phụ nữ cầu cứu trong quá trình nhập cảnh vào Mỹ. Khuôn mặt của cô khớp với bức ảnh trên hộ chiếu, nhưng các nhân viên hải quan không thể xác định bất kỳ dấu vân tay nào. Vì cô ấy không có.

Khi kiểm tra, bác sĩ Itin phát hiện người phụ nữ và 8 thành viên trong gia đình cô có cùng một tình trạng kỳ lạ - ngón tay phẳng và giảm số lượng tuyến mồ hôi ở bàn tay. Ông Itin đã hợp tác với một bác sĩ da liễu khác, Eli Sprecher và nghiên cứu sinh Janna Nousbeck, để xem xét mẫu ADN của 16 thành viên trong gia đình - 7 người có dấu vân tay và 9 người không có.

Bác sĩ Itin cho biết những trường hợp không có dấu vân tay là rất hiếm.

Vào năm 2011, nhóm nghiên cứu đã tìm kiếm một gen, SMARCAD1, được xác định là đột biến của 9 thành viên gia đình cô gái trẻ, xác định nó là nguyên nhân của hội chứng hiếm gặp. Đột biến gen này dường như không gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nào khác ngoài ảnh hưởng đến bàn tay.

Sau khi được phát hiện, hội chứng này được đặt tên là Adermatoglyphia, nhưng bác sĩ Itin đã gọi nó là "căn bệnh trì hoãn nhập cư", sau khi bệnh nhân đầu tiên của ông gặp khó khăn khi đến Mỹ.

Một bác sĩ da liễu ở Bangladesh đã chẩn đoán tình trạng của gia đình Apu là bệnh dày sừng lòng bàn tay bẩm sinh, mà bác sĩ Itin tin rằng đã phát triển thành Adermatoglyphia thứ phát - một phiên bản của bệnh cũng có thể gây khô da và giảm tiết mồ hôi ở lòng bàn tay và bàn chân.

Sẽ cần phải làm thêm nhiều xét nghiệm để xác nhận xem liệu gia đình của Apu có mắc hội chứng Adermatoglyphia hay không. Bác sĩ Sprecher cho biết nhóm của ông sẽ "rất vui mừng" được hỗ trợ gia đình Apu làm xét nghiệm di truyền.

Đối với các thành viên trong gia đình Apu, cuộc sống đang ngày càng trở nên khó khăn hơn khi công nghệ phát triển. Ông Amal Sarker đã sống phần lớn cuộc đời mình mà không gặp quá nhiều khó khăn, nhưng ông cảm thấy có lỗi với các con của mình.

“Hội chứng này không phải do tôi quyết định, nó là thứ mà tôi được thừa hưởng,” ông Amal nói. "Nhưng cái cách mà tôi và các con trai của tôi gặp phải đủ thứ vấn đề, đối với tôi, điều này thực sự rất đau đớn."

Amal và Apu gần đây đã nhận được một loại thẻ căn cước mới do chính phủ Bangladesh cấp, sau khi xuất trình giấy khai sinh. Thẻ cũng sử dụng dữ liệu sinh trắc học khác như quét võng mạc và nhận dạng khuôn mặt.

Nhưng họ vẫn không thể mua thẻ sim hoặc lấy bằng lái xe, và để có được hộ chiếu là một quá trình lâu dài và vất vả.

Apu cho biết: "Tôi cảm thấy mệt mỏi khi phải giải thích nhiều lần về vân tay. Tôi đã hỏi nhiều người để xin lời khuyên, nhưng không ai trong số họ có thể cho tôi câu trả lời xác đáng. Ai đó đề nghị tôi ra tòa. Nếu mọi lựa chọn đều thất bại, thì đó là điều tôi có thể phải làm."

Theo BBC
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?