Hơn 20% loài bò sát đứng trước nguy cơ tuyệt chủng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Hơn 20% số loài bò sát trên thế giới đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, trong đó bao gồm hơn một nửa số loài rùa và cá sấu. Đây là cảnh báo của các nhà nghiên cứu đưa ra trong báo cáo đầu tiên về các loài sinh vật máu lạnh được thực hiện trên quy mô toàn cầu.
Hơn 20% loài bò sát đứng trước nguy cơ tuyệt chủng

Trong một báo cáo công bố ngày 27/4 trên tạp chí Nature, các nhà nghiên cứu đã xem xét và đánh giá 10.196 loài bò sát theo tiêu chí của Danh sách đỏ Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) về các loài bị đe dọa tuyệt chủng.

Theo đó, ít nhất 1.829 loài bò sát, tức 21%, đứng trước nguy cơ dễ bị tổn thương, nguy cấp hoặc cực kỳ nguy cấp. Ông Neil Cox, người đứng đầu Bộ phận Đánh giá đa dạng sinh học và bảo tồn quốc tế thuộc IUCN và là đồng tác giả nghiên cứu, cho biết con số này cao hơn nhiều so với con số đưa ra theo đánh giá hiện nay.

Theo báo cáo, cá sấu và rùa nằm trong số những loài bò sát có nguy cơ bị tuyệt chủng cao nhất. Có 58% số loài cá sấu và 50% số loài rùa đang bị đe dọa. Ông Cox cho biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do cá sấu thường bị giết để lấy thịt và cũng là để đảm bảo an toàn cho các cộng đồng dân cư, trong khi rùa thường bị săn bắt và buôn bán làm vật nuôi hoặc sử dụng là thành phần trong các bài thuốc y học cổ truyền.

Rắn hổ mang chúa - loài rắn độc dài nhất thế giới với chiều dài có thể lên đến 5 m, cũng đang đứng trước nhiều nguy cơ. Rắn hổ mang chúa hiện được phân loại là "dễ bị tổn thương", đồng nghĩa sắp có nguy cơ bị tuyệt chủng. Theo ông Cox, nạn khai thác gỗ bừa bãi và các cuộc tấn công có chủ ý của con người là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với loài này.

Nhà động vật học Bruce Young tại NatureServe, cũng là đồng tác giả nghiên cứu, cho biết các loài bò sát bị đe dọa chủ yếu phân bố ở Đông Nam Á, Tây Phi, miền Bắc Madagascar, phía Bắc Andes và khu vực Caribe. Các nhà nghiên cứu nhận thấy những loài bò sát sinh sống ở môi trường sống khô cằn như sa mạc, đồng cỏ... có ít nguy cơ bị đe dọa hơn so với những loài bò sát sống ở môi trường rừng.

Hoạt động nông nghiệp, khai thác gỗ, các loài ngoại lai xâm hại và quá trình đô thị hóa là những mối đe dọa lớn nhất đối với loài bò sát. Trong khi đó, biến đổi khí hậu là mối đe dọa trực tiếp đối với 10% số loài bò sát. Tỷ lệ này thực tế có thể cao hơn nếu tính đến các mối đe dọa lâu dài như mực nước biển dâng, thời tiết khắc nghiệt, bệnh tật...

Báo cáo đánh giá trên có sự tham gia của hàng trăm nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới, được thực hiện trong khoảng 15 năm. Các nhà nghiên cứu hy vọng đánh giá mới sẽ giúp thúc đẩy một hành động toàn cầu để ngăn chặn mất đa dạng sinh học.

Dự kiến, khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới sẽ thông qua Công ước về đa dạng sinh học (CBD) trong năm nay, trong đó có mục tiêu bảo vệ thiên nhiên vào trước giữa thế kỷ này khỏi hoạt động tàn phá do con người gây ra và ít nhất 30% diện tích đất liền và biển được bảo vệ vào trước năm 2030. Theo các nhà khoa học, hiện có hơn 40% số loài động vật lưỡng cư, 25% loài động vật có vú và 13% loài chim có thể đối mặt nguy cơ tuyệt chủng.

Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.