* * *
Dỡ bỏ phong toả được xem là một sự kiện quan trọng, đồng nghĩa với việc bắt đầu chấm dứt cuộc khủng hoảng y tế tại Trung Quốc.
Người dân sẽ được phép rời khỏi thành phố bằng đường bộ, đường sắt và đường hàng không. Đồng thời, thêm nhiều doanh nghiệp sẽ mở cửa trở lại. Tuy nhiên, các cuộc trò chuyện với người dân địa phương cho thấy câu chuyện không đơn giản như vậy. Họ dường như có thể vui vẻ bởi những điều vô cùng nhỏ nhặt như được uống một cốc trà sữa trân châu hay được ăn một bát mỳ ngoài quán xá; họ tìm đến những nơi như sân chơi khu phố...Thế nhưng nhiều người vẫn còn đối mặt với "những vết sẹo" để lại của một đại dịch chết chóc. Có tổn thương và đau buồn, tức giận và sợ hãi; nhưng cũng có cả hy vọng, lòng biết ơn và cả sự kiên nhẫn.
Sau khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ, bạn bè của Rosanna Yu (28 tuổi) đã đăng trên mạng: "Các hàng trà sữa đã trở lại! Vũ Hán đã trở lại!".
Nhưng khi Yu nhấp ngụm trà sữa đầu tiên sau 2 tháng, cô đã thấy có chút thất vọng. "Hình như họ đã quên mất cách pha chế thì phải? Sao mình lại cảm thấy hơi tệ nhỉ?" là dòng trạng thía mà Yu đã chia sẻ trên WeChat của mình.
Tuy nhiên, thất vọng còn hơn là không có. Đầu tháng 4, sau khi lệnh phong tỏa kết thúc, Yu đã đưa bố mẹ mình đi ngắm hoa anh đào nổi tiếng ở Vũ Hán. "Các quan chức vẫn khuyến cáo người dân nên ở nhà khi có thể nhưng chúng tôi không thể ở trong nhà được nữa", cô nói.
Yu chiaa sẻ cô đã đăng tải một video về hàng dài người xếp hàng tại một quán ăn địa phương nổ tiếng với món mình trộn cay - món ăn đặc trưng của Vũ Hán; hay khi phải dừng lại để chờ đèn đỏ qua đường, "nhìn thấy nhiều xe, tôi thực sự thấy rất hạnh phúc".
May mắn không ai trong số bạn bè hay người thân của Yu bị nhiễm bệnh. Năm ngoái, Yu đã nghỉ việc và dự định tìm kiếm một công việc mới vào tháng 1 nhưng vì lí do an toàn, bố mẹ Yu muốn cô chờ đến mùa thu. Bởi vì dịch bệnh, Yu cũng không được gặp gỡ và ăn uống cùng bạn bè.
Lệnh phong tỏa khiến cho cuộc sống của Yu có chút bất tiện khi bắt đầu nhưng cô đã làm quen với nó bằng cách học làm bánh và dự định tham gia cách lớp học trức tuyến. Cùng với đó, mối quan hệ của Yu cùng với "hàng xóm láng giềng" cũng trở nên thân thiết hơn.
"Đây là lần đầu tiên tôi cảm thấy giống như toàn bộ khu phố, và tất cả Vũ Hán, tất cả đều ở trong một cái gì đó cùng nhau, làm việc hướng tới cùng một mục tiêu", Yu nói.
Liang Yi (31 tuổi) đã không ở nhà của mình ở Vũ Hán trong 4 tháng kể từ khi anh rời khỏi thị trấn ngay trước lệnh lúc lệnh phong tỏa được áp dụng.
Liang Yi chọn sẽ không bao giờ quay lại nơi này nữa. "Chúng tôi có một đứa con trai. Và để con mình có cuộc sống tốt hơn, chúng tôi không muốn sống ở một thành phố như Vũ Hán nữa".
Trên thế giới, nhiều người mong muốn có thể trở lại với cuộc sống trước khi dịch bệnh ập đến. Nhưng có những người không thể trở lại, thậm chí họ không muốn trở lại.
Khi dịch bệnh bùng phát, Liang đã mang vợ và con trai trở về nhà của bố mẹ đẻ. Liang nổi giận vì những phủ nhận ban đầu của chính phủ đối với mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh và cả sự từ chối kiểm tra của bệnh viện với những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh (bao gồm cả người bạn thân của Liang - được yêu cầu trở về nhà để tự cách ly).
Vũ Hán cuối cùng cũng đã kiểm soát được dịch bệnh nhưng Liang vẫn không thể nguôi ngoai.
"Dịch bệnh bùng phát một phần là do khả năng làm việc chính quyền của Vũ Hán. Họ làm cho tôi cảm thấy rằng sống trong thành phố này rất không an toàn", Liang nói.
Giờ đây, khi những người dân Vũ Hán khác chào đón thành phố mới được tái lập thì Liang - người đã sống ở Vũ Hán được 8 năm - đang chuẩn bị để rời khỏi nó.
Liang đã bán hết tài sản của mình ở Vũ Hán và cùng gia đình chuyển đi nơi khác. Anh hy vọng gia đình của mình sẽ được nhập cư ở Canada.
Veranda Chen có sở thích nấu ăn. Anh thường tìm hiểu cách làm món ăn trên mạng và làm cho mẹ ăn thử.Thế nhưng kể từ sau khi mẹ của mình qua đời vì Covid-19, dường như việc nấu ăn không còn hấp dẫn Veranda nữa.
"Thỉnh thoảng mẹ sẽ yêu cầu tôi làm món này món kia nhưng tôi đã quá tập trưng vào việc xin học vào ngôi trường mơ ước và bỏ qua những yêu cầu nhỏ của mẹ. Thế nhưng, bây giờ tôi chẳng còn cơ hội nữa", Chen chia sẻ.
Mẹ Chen mắc bệnh khi dịch đang lên đỉnh điểm. Vào ngày 5/2, xe cấp cứu đưa mẹ Chen nhập viện nhưng bệnh viện đã từ chối. Bà đã qua đời trên đường đi đến một bệnh viện khác, hưởng thọ 58 tuổi.
Chen và mẹ của mình khá thân thiết mặc dù họ không thường xuyên thể hiện điều đó với đối phương. Mẹ anh khăng khăng muốn tiết kiệm tiền cho đám cưới của con trai thay vì tận hưởng chuyến du lịch đến Hải Nam. Còn Chen thì lại nghĩ mẹ mình là một người khá cổ hủ và nhếch nhác.
Sau khi mẹ mình qua đời, Chen mới nhận ra có rất nhiều câu hỏi anh muốn hỏi mẹ về thời thơ ấu của mình, về cái cách mà bà nhìn anh thay đổi.
Chen đã trải qua sư đau buồn một mình trong thời kì phong tỏa khi việc tổ chức tang lễ là không thể. Cha của Chen cũng không ở nhà, ông có kết quả xét nghiệm dương tính với virus và đang điều trị ở bệnh viện.
Chen tải app Tinder (ứng dụng hẹn hò qua mạng) - không phải tìm người yêu mà chỉ để trò chuyện với người khác. "Đôi khi, trò chuyện với người lạ về cuộc sống của bạn sẽ dễ dàng hơn bởi vì họ không biết bạn là ai và sẽ không đánh giá bạn", Chen nói.
Giờ bố của Chen đã trở về nhà và họ đang cùng nhau tìm cách trải qua cuộc sống mới. Họ không nói chuyện về người thân đã mất. Khi Chen và bố của mình đi câu cá, anh đã hỏi ông những câu mà anh chưa từng hỏi mẹ. Chen cũng học bố mình cách làm cà chua xào trứng - món ăn mà cha mẹ anh thường làm.
Chen định tham gia vào một khóa học tâm lý. Sau khi mẹ mình mất, anh cảm thấy điều đó cấp bách hơn bao giờ hết. "Toii muốn giảm bớt nỗi đau cho người khác", Chen chia sẻ.
Mùa xuân ở Vũ Hán là mùa của món tôm hùm đất. Tôm hùm đất sôt cay, tôm hùm đất chiên, tôm hùm đất om... những món ăn liên quan đến tôm hùm đất sẽ suất hiện trên mọi bàn tiệc của mọi cuộc vui gia đình, bạn bè.
Những Hazel He không có kế hoạch ăn uống như vậy cho đến ít nhất là vào năm tới. "Bất cứ nơi nào có đám đông thì vẫn có một mức độ rủi ro nhất định", Hazel nói.
"Tránh rủi ro, định hình mọi việc" là điều mà Hazel làm trong những ngày này, kể cả sau khi lệnh phong tỏa đã được gỡ bỏ. Mặc dù được phép di chuyển quanh thành phố nhưng cô vẫn chỉ trò chuyện với bạn thông qua cuộc gọi video chứ không ra ngoài gặp mặt. Trước khi ra ngoài cùng cậu con tria 6 tuổi của mình, cô sẽ quan sát thật kỹ, đảm bảo không có ai xung quanh. Gần đây, Hazel đã cho con trai xuống chơi xích đu gần căn hộ của họ những cũng không rời khỏi khu phố.
Nỗi lo lắng không còn quá lớn như những ngày đầu dịch bùng phát nhưng Hazel vẫn cảm thấy rất nặng nề. "Vũ Hán đã hy sinh rất nhiều. Tự chăm sóc tốt cho bản thân là trách nhiệm của mỗi người", Hazel nói.
Hazel không biết khi nào công ty của mình sẽ tổ chức lại những cuộc gặp mặt trực tiếp - điều quan trọng đối với công việc của cô với tư cách là một nhà tuyển dụng. Hazel cũng sẽ phải đợi đến ít nhất là tháng 7 để xin cho con trai vào trường tiểu học nhưng bây giờ cô bằng lòng việc dạy con trai mình tự học ở nhà.
"Nó như thể chúng ta đang ở trong một cuộc đua và tôi thì đang bị tụt lại phía sau 50m. Tuy nhiên, miễn là tôi bắt kịp mọi người thì mọi thứ vẫn sẽ như cũ", Hazel tự nhận xét về những lo lắng của mình.
Bài: Phương Ly
Thiết kế: Mẫn San