COVID-19 và cuộc chiến niềm tin của báo chí

COVID-19 và cuộc chiến niềm tin của báo chí

Đại dịch COVID-19 không chỉ đặt ra những thách thức lớn cho các nhà báo và tập đoàn truyền thông trong việc truyền tải những thông tin chính xác, mà còn là giành được sự tin tưởng từ phía công chúng.

* * *

Đội ngũ ký giả và người làm truyền thông luôn phải đối mặt với những thách thức mới mỗi năm, khi các nền tảng truyền thông cũ tiếp tục phát triển thành một hệ sinh thái kỹ thuật số mang tính cạnh tranh cao. Năm 2020, đại dịch COVID-19 đột nhiên bùng phát làm đảo chiều dòng chảy của truyền thông thế giới.

Trong thời điểm không chắc chắn này, có ít nhất một điều chắc chắn: Đây sẽ là một năm độc đáo và đặc biệt đối với giới báo chí và truyền thông thế giới. Khi các nhà báo thấy mình bị ràng buộc về mặt nguồn lực, mối quan hệ giữa họ và các chuyên gia PR dường như sẽ có một tương lai đầy hứa hẹn ở phía trước.

COVID-19 và cuộc chiến niềm tin của báo chí ảnh 1

Kể từ khi COVID-19 trở thành đại dịch toàn cầu, nó đã thống trị tin tức và thay đổi cuộc sống hàng ngày của mọi người, báo chí dĩ nhiên là một trong nhiều ngành công nghiệp bị ảnh hưởng.

Các quy tắc giãn cách xã hội khiến bản thân các nhà báo và phóng viên bị hạn chế về phạm vi tác nghiệp, họ sẽ khó có khả năng được tiếp cận các sự kiện, quan chức, hay thậm chí là thông tin.

Hiệp hội Báo chí Quốc tế (API), đại diện cho các nhà báo ở châu Âu, đã nỗ lực vận động để báo giới có cơ hội tiếp cận nhiều hơn và đặt câu hỏi trực tiếp cho các quan chức, nhưng cho đến nay vẫn bị từ chối vì lý do y tế.

“Chúng tôi có ít cơ hội hơn để chất vấn các quan chức”, Maria Udrescu, phóng viên EU cho tờ báo La Libre Belgique của Bỉ nói. “Điều này giúp các chính trị gia dễ thở khi không còn phải đối mặt với những câu hỏi khó chịu”.

COVID-19 và cuộc chiến niềm tin của báo chí ảnh 2

Không thể làm việc theo cách thức truyền thống, nhiều ký giả phải chuyển sang hình thức phỏng vấn qua thư điện tử hay phổ biến hơn là phỏng vấn trực tiếp qua video.

“Mọi thứ sẽ trở nên rất khó khăn đối với các nhà báo”, theo ông Tom Gibson từ Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) tại Brussels, Vương quốc Bỉ. “Vai trò của nhà báo sẽ rất quan trọng, nhất là trong thời điểm đại dịch bởi họ sẽ là nguồn việc cung cấp thông tin chất lượng cao, đáng tin cậy cho độc giả”.

“Họ có một vai trò quan trọng như một cơ quan giám sát, cung cấp thông tin cho người dân, thúc đẩy các chính phủ minh bạch về các biện pháp, cam kết để khống chế dịch bệnh”, ông Gibson nói thêm.

COVID-19 và cuộc chiến niềm tin của báo chí ảnh 3

Một vấn đề nghiêm trọng hơn đó là ngành xuất bản đang nhanh chóng mất đi doanh thu quảng cáo khi các công ty đang đối mặt với một cuộc suy thoái kinh tế, đe dọa sự tồn vong nền báo chí toàn cầu. Các tòa soạn không còn cách nào khác ngoài việc sa thải đội ngũ phóng viên, hoặc giảm lương người lao động, trong khi một số khác còn phải chịu áp lực ngày càng tăng từ giới chính trị.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen hồi tháng 4 đã cảnh báo rằng: “Hiện tại, điều quan trọng hơn bao giờ hết là giúp các nhà báo có thể làm công việc của họ một cách tự do và chính xác, để chống lại sự bất đồng và đảm bảo rằng người dân có quyền truy cập vào thông tin quan trọng”.

Trên thực tế, đại dịch COVID-19 tạo ra những thách thức cho các nền kinh tế vốn đã mong manh, nơi các tờ báo đã bắt đầu chuyển từ quảng cáo sang doanh thu dựa trên lượng đăng ký của độc giả. Nhưng sự dịch chuyển đó đó diễn ra chậm và không đồng đều. Đã có những lo ngại rằng báo in truyền thống có thể là vật trung gian gây truyền nhiễm COVID-19 và mặc dù Tổ chức Y tế Thế giới đã xác nhận báo in an toàn để đọc, thế nhưng các tòa soạn vẫn phải vật lộn để đảm bảo doanh thu trong mùa dịch.

Tờ The Guardian đưa tin rằng nếu dịch bệnh kéo dài thêm 2 tháng nữa, các tờ báo của Anh sẽ mất 57 triệu euro tiền quảng cáo, bởi nhiều doanh nghiệp từ chối đặt các sản phẩm của họ ngay cạnh các tin tức về dịch bệnh.

“Chúng tôi hiểu rằng ngân sách dành cho tiếp thị và quảng cáo đang bị cắt giảm. Tất cả những gì chúng tôi yêu cầu là khi các doanh nghiệp khởi động chiến dịch tiếp theo, họ sẽ kiểm tra xem liệu họ có đang bỏ qua các hãng truyền thông uy tín hay không”, Tracy De Groose, chủ tịch của Newswork, cơ quan vận động cho ngành công nghiệp báo chí Vương quốc Anh, cho biết.

COVID-19 và cuộc chiến niềm tin của báo chí ảnh 4

Chính phủ Đan Mạch mới đây đã thảo luận về việc phân bổ khoảng 24 triệu euro nhằm trợ giúp cho các phương tiện truyền thông nội địa.

“Ngành truyền thông – vốn là một phần của nền dân chủ Đan Mạch, đang mất dần doanh thu quảng cáo. Chương trình này có thể bù đắp cho phần doanh thu quảng cáo bị mất đi. Có một mối nguy hiểm rằng tác động của dịch bệnh sẽ vượt ra ngoài phạm vi của nền dân chủ và cuộc trò chuyện chung của chúng ta”, Bộ trưởng Văn hóa Đan Mạch Joy Mogensen nhận định.

Các phương tiện truyền thông xã hội, đặc biệt là Facebook và Twitter (thường chứa nhiều thông tin nguy hiểm và sai lệch về dịch bệnh), lại không được các nhà quảng cáo đối xử tương tự như các tờ báo truyền thống. Việc xuất bản một số tờ báo địa phương và trên toàn Vương quốc Anh có thể phải bị đình chỉ do thiệt hại khổng lồ từ dịch bệnh.

News Corp, tập đoàn truyền thông lớn thứ ba thế giới, hôm 28/5 đã tuyên bố ngừng xuất bản hơn 100 tờ báo in địa phương ở Australia để tập trung vào các sản phẩm điện tử. Quyết định này làm hàng trăm người mất việc làm. Doanh thu quảng cáo của nhiều tờ báo mạng của Mỹ được cho là đã giảm tới 50%. Một số tòa soạn báo của Mỹ đã yêu cầu chính phủ can thiệp để tránh rơi vào cảnh phá sản.

COVID-19 và cuộc chiến niềm tin của báo chí ảnh 5
COVID-19 và cuộc chiến niềm tin của báo chí ảnh 6

Những tác động về kinh tế không phải là yếu tố chính đe dọa tới nền báo chí toàn cầu trong thời kỳ COVID-19.

Hồi tháng 3, một số tổ chức tự do báo chí quốc tế đã cùng soạn thảo gửi một bức thư gửi tới Hội đồng châu Âu, cơ quan giám sát giúp bảo vệ tự do báo chí.

Lá thư lấy dẫn chứng về việc chính phủ Hungary đã hình sự hóa việc “đăng tải thông tin sai lệch”, động thái có nguy cơ đe dọa tới hoạt động tác nghiệp của các phóng viên và nhà báo, “những người đang thực sự giúp công chúng hiểu về cuộc khủng hoảng và đảm bảo trách nhiệm”, theo bức thư.

Các tổ chức tự do báo chí cũng lo lắng về “những hạn chế quá mức đối với việc tiếp cận của truyền thông đối với các quan chức chính phủ, những nhà hoạch định chính sách, hay các chuyên gia y tế”, với việc nhiều chính phủ giảm bớt hoặc loại bỏ sự hiện diện của báo giới trong các cuộc họp báo.

COVID-19 và cuộc chiến niềm tin của báo chí ảnh 7

Bức thư cũng chỉ ra rằng việc giám sát hoạt động báo chí một cách thiếu kiểm soát “gây nguy hiểm cho quyền riêng tư và khả năng bảo vệ nguồn tin của báo chí”.

Tổ chức Báo chí không biên giới (RSF) đã chỉ ra rằng “kiểm duyệt không phải là vấn đề nội bộ trong đại dịch”.

COVID-19 và cuộc chiến niềm tin của báo chí ảnh 8

Trước khi đại dịch COVID-19 xuất hiện, báo chí đã phải rất vất vả trong cuộc cạnh tranh với các nền tảng mạng xã hội như Facebook, YouTube hay Twitter.

Không chỉ là đối thủ lớn nhất của báo chí trong cuộc đua giành lấy niềm tin của công chúng, mạng xã hội đã trở thành công cụ và giúp các tờ báo truyền thống chuyển mình theo thời đại kỹ thuật số, tạo ra một hệ sinh thái truyền thông đa dạng.

Dù không thể phủ nhận vai trò của truyền thông xã hội trong việc lan truyền thông tin, nhưng chính việc dễ dàng tiếp cận và chia sẻ thông tin mà thiếu đi cơ chế tiền kiểm hoặc hậu kiểm như của báo chí khiến các dòng thông tin sai lệch trôi nổi trên các mạng xã hội, khiến công chúng ngày càng tỏ ra nghi ngờ các tin tức trên mạng.

Trong con mắt của các nhà báo, niềm tin của cộng đồng vào các phương tiện truyền thông đại chúng ngày càng tăng. Theo dữ liệu toàn cầu năm 2020 của trang Markerting Week, nhiều nhà báo tin rằng chính việc các sản phẩm của họ tách bạch với tin giả sẽ khiến độc giả tin rằng nội dung này có độ chính xác 100%.

COVID-19 và cuộc chiến niềm tin của báo chí ảnh 9

Việc các mạng xã hội liên tục thay đổi các thuật toán cũng là các vấn đề khiến nhiều tòa soạn báo “đau đầu” trong việc tiếp cận độc giả. Các nhà báo hiện đại sẽ phải cạnh tranh với chính những độc giả của mình trong việc đăng tải sự thật, thu hút người đọc khác,…

Theo báo cáo mới nhất của công ty Cision chuyên về dịch vụ PR, báo chí vẫn là lĩnh vực đầy thách thức và điều này càng được củng cố trong thời điểm dịch bệnh. Báo cáo nhấn mạnh rằng việc các tòa soạn luôn hướng tới sự thật khiến công chúng nhận thức được họ nên tìm tới đâu để có được các thông tin đáng tin cậy.

Trong thời kỳ COVID-19, những thách thức như thiếu thốn nguồn lực và nhân lực khiến báo giới ngày càng căng thẳng hơn. Kết hợp với các thách thức hằng ngày phải đối mặt như sự nổi lên của mạng xã hội, các nhà báo hiện đại đang trở nên bận rộn hơn bao giờ hết.

2020 có lẽ là năm khó quên nhất đối với nền báo chí thế giới và chắc chắn sẽ còn nhiều thử thách ở phía trước cần phải vượt qua.

COVID-19 và cuộc chiến niềm tin của báo chí ảnh 10

Bài: Huy Vũ

Thiết kế: Mẫn San

TIN LIÊN QUAN
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.