Kể chuyện văn hóa bằng trò chơi dân gian - Bài 2: Cánh diều no gió mang văn hóa bay cao

Kể chuyện văn hóa bằng trò chơi dân gian - Bài 2: Cánh diều no gió mang văn hóa bay cao

Con tàu thời gian càng chạy nhanh về kỷ nguyên số càng “kéo” trẻ em hiện đại đến gần hơn với Facebook, Tik Tok và hàng loạt thành tựu tiên tiến khác của nền khoa học công nghệ. Giữa dòng chảy ấy, trò chơi dân gian - nét đẹp văn hóa từng là hoàng kim một thuở dường như bị lép vế và mờ nhạt dần...

*****

Lễ hội thả diều ở làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà, Đan Phượng, Hà Nội đã khép lại sau một ngày rằm tháng Ba ngập nắng, mãn nhãn với những cánh diều rực rỡ bay trong gió.

Năm nào cũng thế, cứ đến rằm tháng Ba âm lịch hàng năm, ngôi làng nhỏ bên bờ sông Hồng, làng Bá Dương Nội lại nô nức với ngày hội thả diều truyền thống. Ngôi làng được coi là cái nôi gìn giữ thú chơi diều đã kéo dài hàng ngàn năm nay, có hội thi diều lớn nhất miền Bắc. Tuổi thơ của bao thế hệ trẻ em xã Hồng Hà, Đan Phượng đã được nuôi dưỡng, khôn lớn cùng cánh diều no gió vươn cao trên sân miếu, sân đình cùng tiếng sáo vi vút khi trầm khi bổng…

Kể chuyện văn hóa bằng trò chơi dân gian - Bài 2: Cánh diều no gió mang văn hóa bay cao ảnh 1

Sau bữa trưa thong thả, ông Nguyễn Văn Thủy (cụm 3, xã Hồng Hà, Đan Phượng) cuốc bộ ra đồng, cùng hàng nghìn người dân, già có, trẻ có… hứng khởi dõi xem cuộc thi thả diều truyền thống làng Bá Dương Nội mỗi năm chỉ diễn ra một lần. Nắng đầu hè vàng rực, hơi nóng bủa vây con đường chạy trước miếu thờ Châu Trần, những cánh diều trang trí treo cao chạy dọc đường làng như được mặt trời dát vàng lấp lánh.

Giữa ngày Rằm tháng Ba, cánh đồng xanh mướt vốn chỉ có bước chân nông dân đi cắt rau, thả trâu… giờ đông đúc người. Những cụ bà đội nón nheo mắt ngó lên trời, những em bé hớt hải chạy theo bố mẹ với tay chụp vội cái mũ lệch cả nửa đầu… Một nửa trong số người tham dự là từ nơi khác đến, chỉ đơn giản muốn được dõi mắt theo những cánh diều bay bạt ngàn trên bầu trời xanh biếc. Một già làng vừa hấp háy mắt vừa chiêm nghiệm: “Diều muốn bay cao, bay xa thì phải làm từ giấy xi măng, vì giấy xi măng có độ nhám cao dễ ăn gió hơn các loại giấy có bề mặt bóng”.

Năm nay lễ hội thả diều diễn ra từ ngày 28/4 đến 4/5/2023 tại Miếu Châu Thần, thôn Bá Dương Nội, xã Hồng Hà. Lễ hội được mở rộng hơn so với năm ngoái với sự tham gia của 20 câu lạc bộ diều ở 5 tỉnh, thành phía Bắc.

Kể chuyện văn hóa bằng trò chơi dân gian - Bài 2: Cánh diều no gió mang văn hóa bay cao ảnh 2

Trước ngày thi diều dành cho người lớn, trẻ con trong vùng cũng được thỏa thích thi thả diều, tranh tài cam go. Cuộc thi thả diều cho thiếu nhi được tổ chức nhằm tạo điều kiện và truyền cảm hứng cho lớp trẻ tiếp tục kế thừa và phát triển nét đẹp văn hoá truyền thống nơi đây. Năm nay, chiến thắng thuộc về chàng trai nhỏ Phạm Văn Khoa 9 tuổi, với thâm niên tập tành làm diều từ 3 tuổi, đến khi 7 tuổi, Khoa đã hào hứng mang diều đi thi khắp làng Bá Dương Nội.

Thú chơi diều và lễ hội thả diều của địa phương có từ bao giờ không ai nhớ rõ. Chỉ biết rằng, sự tích kể lại, cách đây hàng nghìn năm, làng Bá Dương Nội là vùng bãi phù sa rộng lớn của sông Hồng. Hàng ngày, nhân dân trong làng ra bãi trồng trọt; trẻ em ra bãi chăn trâu, cắt cỏ, mang theo cơm nắm, ngô, khoai để ăn trưa; chiều tối mới về làng. Khi đàn trâu ung dung gặm cỏ, lũ trẻ nằm trên thảm cỏ ngắm nhìn đàn chim trên bầu trời chao liệng và nghĩ ra trò chơi mới: Dùng tre vót uốn thành hình con chim đang bay, dùng giấy dán vào khung tre, dùng dây níu thăng bằng rồi thả bay lên trời. Để có thêm âm thanh, lũ trẻ dùng mảnh gỗ khoét miệng gắn vào hai bên ống tre làm sáo, buộc vào thân diều...

Theo các cụ kể lại, để biết diều của ai vừa đẹp, vừa bay cao, lũ trẻ nghĩ ra cách sau khi diều lên thì kéo về gò cao giữa bãi để dễ quan sát và “chấm” thi. Một ngôi miếu nhỏ bằng những chiếc que được chúng dựng lên để cầu mong cho diều thuận gió. Từ hôm dựng miếu, lũ trẻ mang gạo sang bãi nấu cơm chung. Trước khi ăn, chúng đều mang cơm vào miếu thắp hương khấn thần linh. Khi người lớn biết chuyện, ngăn cản, trời đã không nổi gió, diều thả không lên được. Lũ trẻ chán nản dắt trâu bò về làng sớm, trời lại nổi giông bão, ngôi miếu và cả trâu bò đều biến mất…

Kể chuyện văn hóa bằng trò chơi dân gian - Bài 2: Cánh diều no gió mang văn hóa bay cao ảnh 3

Dân làng cho rằng tâm nguyện của lũ trẻ đã cảm động đến thần linh, thổ địa ngự giá tại ngôi miếu nhỏ này nên quyết định cho dựng ngôi miếu trên nền miếu nhỏ. Ngày khánh thành miếu, dân làng mở hội thả diều, tế lễ, đánh trống cầu phong, cầu thổ thần trên bãi sông che chở, phù hộ cho dân làng được bình an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Dân làng cũng quyết định lấy ngày Rằm tháng Ba âm lịch hằng năm là ngày lễ chính thờ thần linh Châu Thổ (còn gọi là miếu Châu Trần).

Duy nhất ở làng Bá Dương Nội mới có hội thi thả diều truyền thống gắn với ngôi miếu thờ thần linh Châu thổ, còn các địa phương khác người ta chỉ là thú chơi diều.

Theo Chủ tịch UBND xã Hồng Hà Nguyễn Mạnh Hà, căn cứ các tư liệu lịch sử, làng Bá Dương Nội là vùng đất người Việt cổ sinh sống từ rất sớm, cách đây khoảng 3.500 đến 4.000 năm. Làng hiện có 22 xóm, trong đó, 11 xóm phía ngoài đê và 11 xóm trong đê. Trải qua quá trình phát triển hàng nghìn năm lịch sử, người dân làng Bá Dương Nội đã tạo dựng quần thể di sản văn hóa độc đáo như: Chùa Già Lê, đình Bá Dương Nội, Miếu Châu Trần… gắn với đó là các lễ hội: Lễ hội Rước bánh giầy (mùng Ba) và Hội vật truyền thống (mùng Bốn) Tết Nguyên đán; Lễ hội thi thả diều truyền thống ngày 15 tháng Ba (âm lịch) hằng năm...

Kể chuyện văn hóa bằng trò chơi dân gian - Bài 2: Cánh diều no gió mang văn hóa bay cao ảnh 4

Ở làng Bá Dương Nội, gần như ai cũng biết làm diều. Trẻ con làm những chiếc diều nhỏ xinh, người lớn thì làm những chiếc diều sải cánh hơn 2m. Hội thi diều làng Bá Dương Nội có lịch sử lâu đời và vẫn được người dân làng gìn giữ bao đời nay như một nét văn hoá đặc biệt của làng quê Bắc Bộ.

Nghệ nhân diều Nguyễn Hữu Kiêm, Chủ nhiệm CLB diều làng Bá Dương Nội, Ban giám khảo hội thi diều cho biết: “Diều sử dụng trong hội thi được ưu tiên phải là diều giấy, khung xương diều phải làm bằng tre. Năm nay mở rộng cho phép khung diều chất liệu khác, diều vải và sẫm màu, không được sử dụng diều nilon trong suốt để khó đánh giá độ cao. Tuy có trang bị ống nhòm nhưng các giám khảo vẫn chủ yếu chấm bằng mắt thường để có thể nhìn bao quát được nhiều cánh diều trong một tầm mắt. Đây cũng là cách đánh giá chính xác nhất vì có thể so sánh tương quan các cánh diều”.

Theo lời kể của ông Kiêm, ngay từ lúc bé mọi người trẻ trong làng đều biết chơi diều, chạy diều và đều biết làm diều cả. Ông kiêm ngay từ lúc 7-8 tuổi đã theo chân các cụ chạy diều rồi. Cái kỹ thuật làm diều của các cụ ông được truyền lại hết, đó là vốn kinh nghiệm quý mà ông tiếp tục truyền lại cho anh em trong câu lạc bộ. Tính đến nay, gia đình ông chơi diều đã 5 - 6 đời. Thú chơi diều và những kinh nghiệm quý học được từ bố và những nghệ nhân chơi diều cùng thời đã theo đuổi ông từ ấu thơ đến khi trưởng thành.

Kể chuyện văn hóa bằng trò chơi dân gian - Bài 2: Cánh diều no gió mang văn hóa bay cao ảnh 5

Một trò chơi dân dã mà trẻ em bất cứ vùng quê nào cũng thích thú đã được dân làng Bá Dương Nội gìn giữ, “nghệ thuật hóa” chuyển thành lễ hội, môn thi, làm giàu thêm nét văn hóa truyền thống mà ông cha để lại.

Ngày hội diều năm nay đã diễn ra thành công tốt đẹp, hứa hẹn một năm bội thu mới. Những cánh diều mang hình lá cờ Tổ quốc, hình con rồng, cô tiên, cánh phượng... đã chuyển tải thành công những ước mơ, niềm tin và tấm lòng của người dân Việt Nam ở muôn nơi cũng như bạn bè quốc tế cùng hướng về Hà Nội.

Cánh diều làng Bá Dương Nội với lịch sử nghìn năm không chỉ bay cao, tiếng sáo vang xa trên mảnh đất quê hương mà còn bay xa khắp các vùng miền trên quê hương đất nước. Diều của làng đã từng tham gia nhiều lễ hội thả diều lớn như: Lễ hội thả Diều 1000 năm Thăng Long Hà Nội; Lễ Hội Diều Festival Huế, Festival Diều quốc tế Vũng Tàu. Không chỉ dừng lại ở trong nước cánh diều làng Bá Dương Nội còn vươn bay ở các nước Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia... và còn tham gia hội thi thả diều lớn nhất hành tinh tại Pháp năm 2012.

Theo Chủ tịch UBND xã Hồng Hà Nguyễn Mạnh Hà, việc tổ chức Lễ hội truyền thống thi thả diều làng Bá Dương Nội năm 2023 nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần trong Nhân dân. Lễ hội vừa quảng bá những nét văn hóa đặc thù của vùng quê châu thổ sông Hồng, vừa khai thác thế mạnh về danh thắng, thu hút du khách, phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay địa phương đang hoàn thiện hồ sơ, tiến tới trình công nhận Lễ hội truyền thống thi thả diều làng Bá Dương Nội là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

TIN LIÊN QUAN
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.