Kể chuyện văn hóa bằng trò chơi dân gian - Bài 5: Trò chơi dân gian là 'đại sứ' kết nối nền văn hóa

Kể chuyện văn hóa bằng trò chơi dân gian - Bài 5: Trò chơi dân gian là 'đại sứ' kết nối nền văn hóa

Con tàu thời gian càng chạy nhanh về kỷ nguyên số càng “kéo” trẻ em hiện đại đến gần hơn với Facebook, Tik Tok và hàng loạt thành tựu tiên tiến khác của nền khoa học công nghệ. Giữa dòng chảy ấy, trò chơi dân gian - nét đẹp văn hóa từng là hoàng kim một thuở dường như bị lép vế và mờ nhạt dần...

*****

Sau khoảng thời gian dài gần như bị quên lãng, những năm gần đây, trò chơi dân gian đã có sự trở lại mạnh mẽ trong các hoạt động cộng đồng.

Là chuyên gia gắn bó với các nghiên cứu về văn hóa Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Văn Huy đã có cuộc trao đổi với Tạp chí Ngày Nay xung quanh câu chuyện bảo tồn và phát huy giá trị trò chơi dân gian trong đời sống đương đại.

Kể chuyện văn hóa bằng trò chơi dân gian - Bài 5: Trò chơi dân gian là 'đại sứ' kết nối nền văn hóa ảnh 1

Thưa ông, nói đến bảo tồn, khôi phục trò chơi dân gian, đầu tiên cần bàn đến giá trị của loại hình này đối với cộng đồng. Ông có thể chia sẻ góc nhìn cá nhân về vẻ đẹp cũng như nét độc đáo của các trò chơi dân gian Việt Nam?

PGS.TS Nguyễn Văn Huy: Trò chơi dân gian Việt Nam chắc chắn là điều gì đó rất hấp dẫn với các thế hệ đã trải nghiệm và kể cả thế hệ trẻ nếu chúng ta biết phát huy. Các trò chơi dân gian mang tính giáo dục cao, đặc biệt là giáo dục về sự khéo léo trong mỗi con người. Trò chơi dân gian cũng mang tính giáo dục cộng đồng, bởi đã là trò chơi thì thường dành cho từ hai người trở lên hoặc chơi từng nhóm… Hoạt động chơi ấy giúp rèn luyện tinh thần cộng đồng, tinh thần tập thể, làm nên vẻ đẹp của các trò chơi dân gian Việt Nam. Cũng vì thế, các trò chơi được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

PGS.TS Nguyễn Văn Huy là nhà nghiên cứu dân tộc học, cũng là chuyên gia hàng đầu về ngành bảo tàng học tại Việt Nam. Trong thời gian làm Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, ông đã tạo ra cuộc “cách mạng’’ về trưng bày, tác động mạnh mẽ đến tư duy và cách làm của hệ thống bảo tàng trong cả nước. Hiện ông là Giám đốc Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên, Giám đốc chuyên môn của Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam.

Có rất nhiều trò chơi cho đến nay chúng ta không còn biết được lịch sử của nó có từ bao giờ. Nhưng chắc chắn đã có từ rất lâu đời, hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm. Các trò chơi dân gian của chúng ta cũng mang một vẻ đẹp khác, khi nó không chỉ là cái gì đó thuần túy thuộc về một dân tộc. Các trò chơi dân gian còn là sự học hỏi, tiếp thu, giao lưu lẫn nhau giữa các tộc người, các vùng miền và các quốc gia. Trong vai trò ấy, có thể coi trò chơi dân gian là “đại sứ” kết nối các nền văn hóa.

Sự mai một trong các thập kỷ vừa qua đặt ra vấn đề cấp thiết về việc bảo tồn và khôi phục trò chơi dân gian Việt Nam. Ông đánh giá thế nào về hoạt động này trên bình diện cả nước?

PGS.TS Nguyễn Văn Huy: Có thể nói không phải chỉ đến gần đây trò chơi dân gian mới xuất hiện dấu hiệu mai một. Kể từ khi nước ta trải qua những cuộc tiếp xúc Á - Âu, hay khi chúng ta dần chuyển mình sang một xã hội ngày càng hiện đại hơn, khoảng từ thế kỷ 20 cho đến những thập niên đầu của thế kỷ 21, các trò chơi dân gian đang đi theo một xu thế nhất định, ngày càng mai một đi.

Kể chuyện văn hóa bằng trò chơi dân gian - Bài 5: Trò chơi dân gian là 'đại sứ' kết nối nền văn hóa ảnh 2

PGS.TS Nguyễn Văn Huy.

Cũng cần hiểu với bối cảnh xã hội hiện đại, có rất nhiều nhu cầu và phương tiện mới mà các trò chơi dân gian không còn đáp ứng được. Trong khi con người lại rất dễ dàng thích ứng với cái mới, như trò chơi điện tử hoặc rất nhiều phương tiện và cách thức giải trí khác. Những điều mới mẻ nói trên đều mang tính thời đại nên chúng có sự hấp dẫn tự nhiên với con người đương thời, đây cũng là lý do khiến các trò chơi dân gian dần bị quên lãng.

Sự mai một của các hình thức trò chơi dân gian không chỉ có ở nước ta mà là một xu thế chung của tất cả các quốc gia trên thế giới. Khi các quốc gia hướng đến xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa, họ đã đánh mất phần nào kho tàng trò chơi dân gian của nước mình. Vấn đề của chúng ta là giữ gìn, bảo lưu các trò chơi đó ra sao? Bởi trò chơi dân gian như là truyền thống của dân tộc, là di sản của cha ông, chúng cần được bảo tồn ở dưới những dạng thức khác nhau, phù hợp với các dân tộc, vùng miền. Không thể ép bắt mọi người phải chơi trò chơi dân gian, đó là điều phi thực tế. Cần khuyến khích, khích lệ các trò chơi ở những địa điểm phù hợp để cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ có cơ hội trải nghiệm, gợi nhớ đến những trò chơi ấy.

Tôi lấy ví dụ, hiện nay ô ăn quan là một trò chơi đang rất phổ biến ở nhiều nước, đặc biệt trong khu vực Đông Nam Á và Đông Á. Nhiều nơi, người ta tạo ra những bàn chơi ô ăn quan và các viên sỏi với nhiều kiểu cách khác nhau để giúp trẻ em có thể chơi ở nhiều nơi như trường học hay bảo tàng. Hay các trò chơi như rải ranh, chuyền, nhảy dây cũng thế. Tất cả những trò chơi này đều có khả năng, cơ hội tổ chức trong cộng đồng. Vấn đề là chúng ta cần nghiên cứu cách tổ chức như thế nào, tổ chức ở đâu và vào thời điểm nào để phù hợp.

Kể chuyện văn hóa bằng trò chơi dân gian - Bài 5: Trò chơi dân gian là 'đại sứ' kết nối nền văn hóa ảnh 3

Với tầm quan trọng như vậy, liệu có hay chưa một chương trình tổng thể đi từ kiểm kê, bảo tồn tới lan tỏa giá trị đối với hệ thống trò chơi dân gian của người Việt và các dân tộc anh em?

PGS.TS Nguyễn Văn Huy: Hiện nay theo tôi biết, các trò chơi dân gian là một hạng mục nằm trong danh sách kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, các địa phương thường chưa chú ý đến giá trị văn hóa phi vật thể ở các trò chơi, đồ chơi dân gian mà hay chú ý kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể với các lễ hội, tín ngưỡng. Hoặc nếu có kiểm kê thì sự kiểm kê có lẽ cũng chưa đầy đủ và còn thiếu rất nhiều. Cho nên rất cần một dự án tổng thể để xem xét lại toàn bộ hệ thống trò chơi dân gian của nước ta. Như vậy, công tác bảo tồn, phát huy giá trị của di sản này sẽ diễn ra thuận lợi hơn.

Kể chuyện văn hóa bằng trò chơi dân gian - Bài 5: Trò chơi dân gian là 'đại sứ' kết nối nền văn hóa ảnh 4

Sự mai một của trò chơi dân gian không chỉ làm biến mất những thú chơi mà còn thu nhỏ, tiêu biến cả một hệ thống nhân văn từ làng nghề đến phong tục tập quán, thơ ca truyền khẩu... Theo ông, giữa dòng xoáy khó đảo ngược này, có thể ví von bảo tàng như “thành trì cuối cùng” để bảo lưu những giá trị xoay quanh trò chơi dân gian không?

PGS.TS Nguyễn Văn Huy: Tùy từng loại bảo tàng sẽ tạo ra từng loại chức năng để bảo tồn và phát huy giá trị của trò chơi dân gian. Tuy nhiên không chỉ có bảo tàng mà những thiết chế văn hóa khác cũng cần chung tay, tham gia vào công cuộc này. Trong đó có thể kể đến các nhà trường, các tổ chức Đoàn, Đội, các trung tâm văn hóa cấp cơ sở… Tất cả đều có thể đứng ra để phát huy hệ thống trò chơi dân gian trong cộng đồng.

Kể chuyện văn hóa bằng trò chơi dân gian - Bài 5: Trò chơi dân gian là 'đại sứ' kết nối nền văn hóa ảnh 5
Kể chuyện văn hóa bằng trò chơi dân gian - Bài 5: Trò chơi dân gian là 'đại sứ' kết nối nền văn hóa ảnh 6

Ông từng nói giáo dục di sản không nhất thiết phải đến bảo tàng, có thể giáo dục trải nghiệm ngay tại nhà trường, địa phương, biến những địa điểm này thành “bảo tàng mở rộng”, “bảo tàng không có tường rào”. Xin ông lý giải rõ hơn quan niệm này từ khía cạnh phát triển trò chơi dân gian?

PGS.TS Nguyễn Văn Huy: 20 năm vừa qua, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã kiên trì tổ chức trò chơi dân gian vào các ngày lễ tết, dịp cuối tuần để đáp ứng nhu cầu của các gia đình và các em thiếu nhi. Mô hình này từ Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã mở rộng ra cho các bảo tàng khác, các tổ chức văn hóa, trung tâm văn hóa… Rất nhiều nơi họ cũng đang phát triển hình thức này, từng bước từng bước, các hoạt động sẽ giúp vấn đề được duy trì và phát triển.

Bên cạnh đó, tôi nghĩ rất nên phát triển trò chơi dân gian trong trường học. Các nhà trường cần chú ý và có một kế hoạch đặc biệt để xây dựng chương trình này bởi trò chơi dân gian gắn liền với trẻ em, thiếu nhi. Trẻ em, thiếu nhi lại gắn với nhà trường. Nhà trường ở đây là ai? Tốt nhất là không chỉ có giáo viên mà còn có sự tham gia của tổ chức Đoàn - Đội, lãnh đạo các Đội thiếu niên, các Đoàn thanh niên.

Kể chuyện văn hóa bằng trò chơi dân gian - Bài 5: Trò chơi dân gian là 'đại sứ' kết nối nền văn hóa ảnh 7

Các trò chơi dân gian rất phù hợp với các tổ chức Đoàn - Đội. Đoàn - Đội có thể sử dụng các trò chơi dân gian để tụ họp đội ngũ của mình. Không chỉ thuần túy sinh hoạt chính trị, có thể dùng trò chơi dân gian để tăng cường sự hiểu biết, nuôi dưỡng tinh thần đoàn kết.

Được biết hiện tại ông đang cố vấn cho một số dự án của người trẻ có hy vọng làm sống lại và sáng tạo từ trò chơi dân gian. Ông nhận định chung về các dự án này như thế nào? Các dự án cần những đột phá gì?

PGS.TS Nguyễn Văn Huy: Trong các dự án liên quan trò chơi dân gian có thể thấy có những hạng mục chúng ta thực hiện, tổ chức theo đúng truyền thống và có cải biên đi ít nhiều. Nhưng đồng thời cũng cần nghĩ đến bối cảnh thời đại, khi chúng ta đang ở trong thời kỳ bùng nổ công nghệ thông tin, kỹ thuật số, vậy phải áp dụng, sáng tạo thế nào để các trò chơi dân gian gắn liền với công nghệ.

Tại sao khi giới trẻ yêu thích chơi game mà chúng ta lại không đưa các trò chơi dân gian của Việt Nam lên môi trường này. Đây là bài toán đặt ra cho những nhà công nghệ cùng những nhà di sản văn hóa. Những người yêu quý, trân trọng trò chơi dân gian rất cần tìm đến nhau, kết hợp với nhau để cùng phát triển nguồn lực về trò chơi dân gian trên cả nền tảng công nghệ.

Kể chuyện văn hóa bằng trò chơi dân gian - Bài 5: Trò chơi dân gian là 'đại sứ' kết nối nền văn hóa ảnh 8

Giữa đời sống hiện đại, khi game online dễ dàng thâm nhập đời sống của từng học sinh, làm thế nào để trò chơi dân gian thu hút các em và có sức sống bền bỉ trong môi trường đô thị như tại Hà Nội?

PGS.TS Nguyễn Văn Huy: Tôi nghĩ các gia đình và trẻ em rất có nhu cầu trong việc giải trí nói chung. Có thể thấy thế hệ trẻ bây giờ dùng rất nhiều thời gian để ôm máy tính, chơi điện tử... Cho nên nếu hệ thống thiết chế văn hóa như bảo tàng, trung tâm văn hóa, điểm sinh hoạt câu lạc bộ biết đưa trò chơi dân gian vào hoạt động của mình một cách nhuần nhuyễn, theo thời gian có thể góp phần khôi phục lại các trò chơi dân gian đó. Điều này sẽ khiến đời sống tinh thần của người Hà Nội và thế hệ trẻ có được những bản sắc riêng.

TIN LIÊN QUAN
Gần 200 hộ dân đến UBND xã Hàm Đức họp sáng 29/9
Bình Thuận: Tỉnh giao đất cho dân, huyện cấp cho cán bộ xã
(Ngày Nay) - Sáng 29/9/2023, gần 200 hộ dân đến UBND xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận dự họp thông qua danh sách dự kiến giao đất sản xuất. Đáng chú ý, đây là phần diện tích liên quan đến việc huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trái quy định, cấp cho cán bộ xã và người thân, dẫn đến nhiều đơn thư khiếu nại suốt nhiều năm qua.
Từ ngày 10/10/2023, người chấp hành xong án phạt tù và cơ sở sản xuất kinh doanh có sử dụng người lao động là người chấp hành xong án phạt tù sẽ được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội để đào tạo nghề và sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm. (Ảnh minh hoạ)
Những chính sách nổi bật sẽ có hiệu lực trong tháng 10/2023
(Ngày Nay) - Tháng 10/2023, một số chính sách pháp luật mới sẽ được đưa vào áp dụng. Đáng chú ý có thể kể đến như bãi bỏ nhiều Thông tư về tuyển dụng, nâng ngạch công chức; một số thông tư hướng dẫn vị trí việc làm công chức, viên chức; chính sách tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù.
Hội thảo do Viện Pasteur TP.HCM phối hợp với Công ty TNHH Takeda Pharmaceuticals (Asia Pacific) Pte. Ltd. tổ chức, được sự cho phép của Bộ Y tế.
Các chuyên gia y tế họp bàn giải pháp tăng cường chiến lược phòng chống sốt xuất huyết tại Việt Nam
(Ngày Nay) -Hội thảo “Các định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả phòng chống Sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam” do PGS. TS. Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế chủ trì sáng nay, 29/09, thu hút sự tham dự của hơn 100 chuyên gia y tế đến từ Bộ Y tế, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), Viện Pasteur TP.HCM, Bệnh viện Nhi đồng 1, các bệnh viện và trung tâm tiêm chủng trên toàn quốc.
Đối tượng N.P.T tại cơ quan công an.
Hà Nội: Xử phạt đối tượng nhắn tin 'bắt cóc, tống tiền' giả
(Ngày Nay) - Ngày 28/9, Công an thành phố Hà Nội cho biết, liên quan đến vụ việc đối tượng nhắn tin "bắt cóc, tống tiền" giả, Công an quận Hai Bà Trưng đang củng cố hồ sơ, tài liệu để xử phạt hành chính đối với N.P.T (sinh năm 1991, trú tại phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng) về hành vi vi phạm trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử theo Nghị định số 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
Ảnh minh họa
Khách quốc tế đến Hà Nội vượt chỉ tiêu đề ra cả năm 2023
(Ngày Nay) -  Theo Sở Du lịch Hà Nội, trong 9 tháng của năm 2023, tổng khách du lịch đến thành phố ước đạt 18,9 triệu lượt khách, tăng 36,5% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 3,2 triệu lượt khách, tăng 4 lần so với cùng kỳ năm 2022; khách du lịch nội địa ước đạt 15,7 triệu lượt khách, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2022. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 69,3 nghìn tỷ đồng, tăng 66,9% với cùng kỳ năm trước.
Israel mở lại cửa khẩu với Dải Gaza
Israel mở lại cửa khẩu với Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 28/9, Israel cho biết đã mở lại cửa khẩu Erez với Dải Gaza, cho phép lao động Palestine nhập cảnh qua lại vào Israel sau 2 tuần đóng cửa do các cuộc biểu tình bạo lực.