Kiểm tra nhiệt độ có hiệu quả trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus corona?

(Ngày Nay) - Tính đến ngày 4/3, trên thế giới đã có hơn 91.000 người mắc bệnh và hơn 3.100 người tử vong vì Covid-19.
Nhân viên an ninh kiểm tra nhiệt độ của hành khách tại bến sông Dương Tử ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Ảnh: Getty Images
Nhân viên an ninh kiểm tra nhiệt độ của hành khách tại bến sông Dương Tử ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Ảnh: Getty Images

Gần đây, việc kiểm tra nhiệt độ đã trở thành quen thuộc ở các sân bay, văn phòng hay thậm chí ở cả các tòa chung cư. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cho rằng việc kiểm tra thân nhiệt rất khó có thể phát hiện người nhiễm bệnh.

"Súng bắn nhiệt độ" liệu có đáng tin cậy và chính xác?

Nhiệt kế hồng ngoại cầm tay hay "súng bắn nhiệt độ" hiện nay là một trong nhiều thiết bị để sàng lọc người bị sốt trong khi dịch bệnh đang bùng phát. Mặc dù thiết bị này có thể nhanh chóng đo nhiệt độ mà không cần tiếp xúc với da người nhưng các chuyên gia cho biết việc sử dụng thiết bị không tiếp xúc có thể có lúc không chuẩn xác.

Ông James James Lawler, phó giáo sư y khoa tại Đại học Nebraska, cho biết "nhiệt kế hồng ngoại đã được chứng minh là kém tin cậy. Đối với các loại nhiệt kế tiếp xúc với da, những vấn đề bao gồm mồ hôi và mất nhiệt có thể ảnh hưởng đến chỉ số nhiệt độ. Nhiệt kế đo tai điện tử và nhiệt kế miệng có thể chính xác hơn nhưng việc đọc nhiệt độ sẽ mất nhiều thời gian hơn và có nguy cơ nhiễm chéo cao hơn".

Kiểm tra nhiệt độ có hiểu quả như thế nào trong việc phát hiện Covid-19?

Theo các chuyên gia, các loại thiết bị kiểm tra nhiệt độ từ xa sẽ không thể phát hiện được hết tất cả các trường hợp bị nhiễm Covid-19 bởi có một số người nhiễm bệnh nhưng lại không có triệu chứng sốt.

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học New England tháng trước cho thấy hai trong số 126 người sơ tán đến Frankfurt, Đức trên chuyến bay từ tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc đã xét nghiệm dương tính với virus corona mặc dù đã vượt qua sàng lọc dựa trên triệu chứng trước khi lên máy bay.

Các nhà nghiên cứu Đức cho biết điều này cho thấy rằng việc lây nhiễm bệnh có thể xảy ra ở những người không bị sốt và không có dấu hiệu hoặc chỉ có dấu hiệu nhiễm trùng nhỏ.

Ngoài ra, một người nhiễm bệnh vẫn có thể đang ở trong thời kỳ ủ bệnh - khoảng thời gian giữa khi tiếp xúc với nhiễm trùng và sự xuất hiện của các triệu chứng đầu tiên.

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ cho biết các triệu chứng Covid-19 có thể xuất hiện ngay sau hai ngày hoặc 14 ngày sau khi tiếp xúc. Nhưng chuyên gia hô hấp hàng đầu Trung Quốc Zhong Nanshan hồi tháng trước đã cảnh báo rằng thời gian ủ bệnh có thể kéo dài tới 24 ngày trong những trường hợp hiếm gặp.

Sanjaya Senanayake, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Y khoa Quốc gia Úc ở Canberra cho biết ngay cả những bệnh nhân bị nhiễm Covid-19 cũng có thể không bị sốt tại thời điểm được sàng lọc do biến động tự nhiên hoặc sử dụng thuốc để hạ sốt

Tong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Eurosurveecting tháng trước, các nhà nghiên cứu Anh cho thấy việc đo nhiệt độ tại các sân bay có thể không phát hiện ra hành khách bị nhiễm Covid-19 trong gần 50% số người được kiểm tra.

Tuy nhiên, ở một số quốc gia khác lại xác định được người nhiễm bệnh tại các trạm kiểm soát du lịch nhờ kiểm tra thân nhiệt.

Trường hợp Covid-19 đầu tiên bên ngoài Trung Quốc, một phụ nữ 61 tuổi người Trung Quốc đến từ Vũ Hán đi du lịch đến Bangkok, đã bị phát hiện bởi máy đo thân nhiệt tại sân bay Suvarnabhumi vào ngày 13/1.

Michael Osterholm, giám đốc Trung tâm nghiên cứu và chính sách bệnh truyền nhiễm tại Đại học Minnesota cho biết kiểm tra nhiệt độ có thể mang lại cảm giác an toàn, nhưng có hiệu quả hay không là một câu chuyện khác.

Osterholm cũng so sánh nó với các biện pháp khác với mục đích tương tự. "Điều này cũng tương tự với việc sử dụng chất khử trùng. Có một đoạn phim truyền hình về những người ngoài kia đang phun thuốc và không có bằng chứng nào cho thấy điều đó có thể ngăn chặn dịch bệnh".

Theo South China Morning Post

Bình luận
Tập di cảo thơ "Những ngày tháng Tám" của nhà thơ, nhà giáo, liệt sĩ Trần Quang Long.
Những kỷ vật đi cùng năm tháng
(Ngày Nay) - Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã trải qua nửa thế kỷ nhưng âm vang hào hùng vẫn vang vọng, lắng sâu trong lòng mỗi người con đất Việt, đặc biệt là khi ta lặng mình trước hàng trăm kỷ vật thiêng liêng đang được trân trọng lưu giữ, trưng bày tại Bảo tàng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Tiêm vắc xin phòng bệnh tại CDC Đồng Nai. (Ảnh minh hoạ)
Bảo đảm thông suốt công tác phòng, chống dịch, tiêm chủng sau sáp nhập các đơn vị y tế
(Ngày Nay) - Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố bảo đảm hoạt động thông suốt, không để gián đoạn làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh, tiêm chủng mở rộng sau khi nhập sáp nhập, hợp nhất các đơn vị y tế ở các cấp... là nội dung quan trọng trong công văn số 2513/BYT-PB gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về việc tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống dịch trong giai đoạn giao mùa.
Quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên 212.000 sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, chủ yếu là vitamin, collagen, glucosamin... do nước ngoài sản xuất.
Thu giữ hơn 200.000 sản phẩm vitamin, collagen không rõ nguồn gốc
(Ngày Nay) - Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bắc Ninh vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Ninh đột xuất kiểm tra, phát hiện và thu giữ trên 25 tấn, tương đương với khoảng 200.000 sản phẩm là vitamin, collagen thuộc lĩnh vực thực phẩm bảo vệ sức khoẻ không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp.
Người dân Nhật Bản. Ảnh minh họa
Có đến 68% người Nhật ủng hộ độc lập hơn với Mỹ
(Ngày Nay) - Theo một cuộc khảo sát toàn quốc ở Nhật Bản, khoảng 68% người được hỏi cho rằng Nhật Bản nên theo đuổi lập trường độc lập hơn với Mỹ, ở câu hỏi khác, 77% hoài nghi sự bảo vệ từ Mỹ với nước này.