Những 'núi' rác thải y tế tại Hồ Bắc

(Ngày Nay) - Vào cuối tháng 1, Hubei Zhongyou Youyi EP Technology - một công ty xử lý chất thải có trụ sở tại thành phố Tương Dương của Trung Quốc, đã nhận được một cuộc gọi từ chính quyền địa phương. Các quan chức yêu cầu công ty gửi bất kỳ công nhân và phương tiện nào họ có được đến Vũ Hán càng sớm càng tốt.


Những 'núi' rác thải y tế tại Hồ Bắc

Vào ngày 29/1, một đoàn gồm 5 xe chở rác đã thực hiện hành trình dài 350 km tới tâm dịch Vũ Hán. Nhiệm vụ của họ là vận chuyển hàng tấn khẩu trang đã qua sử dụng, quần áo bảo hộ và khăn trải giường từ các bệnh viện Vũ Hán đến nơi xử lý để tiêu hủy.

Lúc đầu, nhóm 12 công nhân và tình nguyện viên nghĩ rằng công việc dọn dẹp sẽ chỉ mất một tuần. Nhưng cho tới hiện tại, tức là hơn một tháng, Hubei Zhongyou đã điều động tới 85 công nhân chuyên “đóng quân” ở Vũ Hán để xử lý khối lượng chất thải ô nhiễm khổng lồ.

Tỉnh Hồ Bắc đã phải gánh chịu hậu quả chưa từng có trong tiền lệ trong đợt dịch Covid-19, với hơn 67.000 người nhiễm bệnh và 2.800 người thiệt mạng. Cuộc khủng hoảng đã diễn ra ngoài sức chịu đựng của hệ thống y tế địa phương, buộc chính phủ phải xây dựng các bệnh viện mới hoàn toàn, chuyển đổi các địa điểm công cộng thành các bệnh viện dã chiến cũng như điều động thêm hàng nghìn y, bác sĩ tới đây để san sẻ gánh nặng cho các nhân viên y tế Hồ Bắc.

Những 'núi' rác thải y tế tại Hồ Bắc ảnh 1

Các công nhân vệ sinh phải xử lý hàng chục tấn rác thải y tế độc hại ở Vũ Hán. Ảnh: Sixth Tone

Nhưng trong khi sự chú ý tập trung vào sự thiếu hụt giường bệnh và vật tư của các bệnh viện Hồ Bắc, các nhà chức trách cũng phải đau đầu giải quyết bài toán thiếu hụt nghiêm trọng về nhân lực, phương tiện và các cơ sở xử lý rác thải y tế một cách an toàn.

“Chất thải từ những bệnh viện phải được xử lý cẩn thận, vì nó có thể bị nhiễm virus và có thể trở thành nguồn lây nhiễm thứ cấp.

Quần áo bảo hộ, áo choàng phẫu thuật, cũng như ga trải giường và vỏ chăn được sử dụng bởi các bệnh nhân Covid-19 không thể tái sử dụng”, ông Yin Kaiwen, trưởng phòng hậu cần tại một phòng khám được chỉ định cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại Vũ Hán, cho biết.

Những 'núi' rác thải y tế tại Hồ Bắc ảnh 2

Một công nhân đang làm việc tại một địa điểm xử lý chất thải y tế cho Bệnh viện Lôi Thần Sơn ở Vũ Hán. Ảnh: Sixth Tone

Trước khi dịch bệnh bắt đầu, Vũ Hán có một cơ sở xử lý chất thải y tế chuyên dụng với công suất xử lý 50 tấn mỗi ngày. Tuy nhiên, đến ngày 24/1, thành phố đã thải ra gấp 4 lần con số kể trên.

Các túi thiết bị đã qua sử dụng chất đống trong bãi đậu xe bên ngoài một số bệnh viện ở Vũ Hán do ùn ứ tại các nhà máy xử lý và thiếu phương tiện vận chuyển chất thải. Gần 200 tấn chất thải vẫn còn trong các cơ sở lưu trữ, theo ước tính của chính quyền thành phố.

“Tình hình dịch bệnh tại Vũ Hán tồi tệ nhất cả nước. Đối mặt với muôn vàn khó khăn, thành phố gần đây không còn đủ khả năng để xử lý vấn đề chất thải y tế”,ông Yan Zuhai - phó trưởng phòng công cộng tại văn phòng sinh thái và môi trường của Vũ Hán, nhận định.

Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp khẩn cấp để đối phó với cuộc khủng hoảng chất thải y tế, khi trao cho chính quyền địa phương quyền đốt chất thải y tế bằng cách sử dụng các cơ sở không đạt tiêu chuẩn, thiết lập trung tâm xử lý di động và vận chuyển chất thải dư thừa đến các thành phố lân cận để xử lý.

Trong những tuần sau đó, Vũ Hán đã sử dụng lò đốt được thiết kế cho chất thải gia đình và chất thải nguy hại, lò công nghiệp và thậm chí cả lò nung xi măng để thiêu hủy các vật tư y tế đã qua sử dụng.

Những 'núi' rác thải y tế tại Hồ Bắc ảnh 3

Một lò đốt rác thải y tế tại Vũ Hán. Ảnh: Sixth Tone

“Hệ thống xử lý chất thải y tế của Vũ Hán không được thiết kế để đối phó với tình huống khẩn cấp”, Sun Yu, giám đốc quản lý của công ty Hubei Zhongyou, cho biết. “Chúng tôi giúp chính quyền giảm bớt sự thiếu hụt về khả năng vận chuyển và xử lý chất thải”.

Công ty của Sun đã điều động 36 xe chở rác đến Vũ Hán kể từ ngày 29/1. Hầu hết các xe tải này được sử dụng để chở rác đến các bãi thải địa phương. Những xe khác vận chuyển chất thải đến tận các nhà máy xử lý riêng của công ty ở Tương Dương, nơi rác sẽ trải qua quá trình khử trùng và đốt cháy ở nhiệt độ cao trước khi được chuyển đến bãi rác.

Không chỉ mình Vũ Hán đang gặp khó khăn với việc xử lý chất thải y tế. Thành phố lân cận Hoàng Cương có một nhà máy xử lý chất thải y tế với công suất 15 tấn mỗi ngày, nhưng trong dịp Tết Nguyên đán, các bệnh viện thành phố đã thải ra 25 tấn mỗi ngày, theo ông Wang Sihai, phó giám đốc nhà máy.

“Vào thời kỳ cao điểm, chúng tôi nhận được rất nhiều cuộc gọi mỗi ngày từ các bệnh viện yêu cầu tới thu gom rác”, ông Huang nói.

Tại Tương Dương, Hebei Zhongyou cũng phải chuyển chất thải y tế đến nhà máy xử lý chất thải nguy hại. “Công ty đã xử lý 15 tấn chất thải mỗi ngày, trong khi nhà máy xử lý chất thải y tế chỉ có thể xử lý 10 tấn”, theo Sun.

Trong khi tình hình ở Tương Dương và Hoàng Cương đã ổn định trong tháng 2 do số ca nhiễm Covid-19 mới ở hai thành phố đã giảm, thế nhưng nhu cầu xử lý rác thải y tế không hề thay đổi.

Đến ngày 26/2, Vũ Hán đã tăng gấp 5 lần công suất xử lý chất thải y tế từ 50 tấn mỗi ngày lên 263 tấn - 100 tấn được xử lý tại các lò đốt chất thải gia đình được sử dụng để xử lý chất thải y tế thông thường, theo báo cáo của Bộ Sinh thái và Môi trường Trung Quốc (MEE).

“Chúng tôi như đang trong thời chiến. Rác thải y tế phải được xử lý ngay trong ngày. Các cơ sở của chúng tôi đang phải hoạt động suốt ngày đêm”, một lãnh đạo nhà máy xử lý rác cho biết.

Một khó khăn khác đó là nhiều công ty lâm vào cảnh thiếu hụt nhân lực do công nhân bị hạn chế đi lại hoặc không muốn tiếp xúc với rác thải y tế. “Chính quyền địa phương đã cung cấp thiết bị bảo vệ cho công nhân tại các nhà máy xử lý, nhưng mọi người vẫn cảnh giác”, một công nhân cho biết.

“Việc thuê người những ngày này thực sự khó khăn, trước đây không hề như vậy. Tình hình vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện. Chúng tôi đang rất lo lắng”, một quản lý nhà máy nói.

Việc hỗ trợ chính quyền xử lý rác thải y tế đang khiến một số công ty nhận thiệt hại đáng kể. Chỉ tính riêng việc xử lý rác cho thành phố Vũ Hán đã khiến Hubei Zhongyou thiệt hại 7,2 triệu nhân dân tệ (1 triệu đô la, theo ước tính của ông Sun.

“Chúng tôi làm điều này vì lợi ích cộng đồng, nhưng chúng tôi không biết khi nào dịch bệnh sẽ chấm dứt”, Sun nói. “Nếu chúng tôi duy trì viện trợ cho Vũ Hán ở quy mô hiện tại cho đến cuối tháng 3, chi phí tài chính sẽ rơi vào khoảng 20 triệu nhân dân tệ”.

Các chuyên gia cho rằng cuộc khủng hoảng Covid-19 đã bộc lộ những điểm yếu cơ bản trong lĩnh vực xử lý chất thải của Trung Quốc và cần được khắc phục để ngăn chặn các cuộc khủng hoảng tương tự nổ ra trong tương lai.

“Các thành phố đã không chuẩn bị cho trường hợp khẩn cấp và thiếu phương tiện vận chuyển chất thải y tế, cơ sở xử lý chất thải và xử lý chất thải”, theo bài viết của ông Sun Ning - người đứng đầu ngành Kỹ thuật môi trường tại Học viện Quy hoạch Môi trường Trung Quốc.

Có đến 1/4 các thành phố cấp tỉnh ở Trung Quốc không có một nhà máy xử lý chất thải y tế tập trung, trong khi một số khu vực nông thôn không thu gom chất thải y tế để xử lý, theo Hu Hualong, phó giám đốc Trung tâm công nghệ quản lý chất thải và hóa chất rắn của MEE, cho biết Hội nghị năm 2018.

Những 'núi' rác thải y tế tại Hồ Bắc ảnh 4

Khối lượng rác thải y tế khổng lồ trong những ngày dịch bệnh. Ảnh: Sixth Tone

Do cơ chế giám sát lỏng lẻo, thiếu các cơ sở xử lý và chi phí cao, một thị trường đen cho chất thải y tế đã xuất hiện ở một số vùng của Trung Quốc, khi chất thải được bán thông qua các kênh tái chế bất hợp pháp để sản xuất đồ chơi và đũa trẻ em.

Zhang Yi, Chủ tịch Liên minh Bảo vệ Môi trường Công nghiệp mới nổi của Trung Quốc, khuyến cáo chính phủ nên lập một kế hoạch cải thiện cơ sở hạ tầng xử lý chất thải y tế của các thành phố, như đã từng làm trước đây đối với nước thải và rác thải sinh hoạt..

Tuy nhiên, hầu hết các nhà phân tích và những người trong ngành vẫn lạc quan rằng dịch Covid-19 sẽ thúc đẩy chính phủ Trung Quốc đưa ra những cải cách lớn, như trường hợp sau trận dịch SARS năm 2003. Trước dịch bệnh đó, ngay cả Bắc Kinh cũng không có một cơ sở tập trung để xử lý chất thải y tế, nhưng trong những năm sau đó, chính phủ đã đầu tư rất nhiều vào cơ sở hạ tầng xử lý chất thải.

“Chính phủ nên học hỏi các kinh nghiệm từ vụ dịch lần này và thiết lập các kế hoạch khẩn cấp để xử lý chất thải y tế”, ông Zhang nói.

Vào ngày 26/2, chính phủ Trung Quốc đã công bố một kế hoạch yêu cầu mọi thành phố cấp tỉnh nên có một cơ sở xử lý chất thải y tế tập trung vào cuối năm 2020. Chính quyền Bắc Kinh cũng nói rằng mỗi quận ở Trung Quốc nên thiết lập một hệ thống thu gom, chuyển giao và xử lý chất thải y tế vào cuối tháng 6 năm 2022.

Theo Sixth Tone
Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường và ở tổ các Dự án Luật: Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.