Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thông qua Luật Công đoàn sửa đổi

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, với 443 đại biểu tán thành, chiếm 92,48% tổng số đại biểu Quốc hội, Luật Công đoàn (sửa đổi) đã được đã thông qua.
Quốc hội thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi). Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Quốc hội thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi). Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Sáng 27/11, Quốc hội đã thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) với 443 đại biểu tán thành, chiếm 92,48% tổng số đại biểu Quốc hội.

Xác minh tư cách các thành viên khi gia nhập Công đoàn

Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) do Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh trình bày cho thấy Công đoàn là “tổ chức chính trị-xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và người lao động”, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, do vậy, việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn cần phải được quy định bảo đảm chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật nhưng cũng phải bảo đảm thu hút người lao động, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp tham gia Công đoàn và đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế, đáp ứng với đòi hỏi thực tiễn của quá trình phát triển.

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý tại Điều 5 của dự thảo Luật về việc thành lập, gia nhập Công đoàn của người lao động Việt Nam và việc gia nhập Công đoàn của người lao động là công dân nước ngoài.

Đồng thời, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sớm có giải pháp đồng bộ, phát huy bản chất, vai trò, trách nhiệm của đoàn viên công đoàn, tổ chức Công đoàn trong kỷ nguyên mới.

Có ý kiến đề nghị quy định chặt chẽ hơn về điều kiện gia nhập công đoàn của người lao động là công dân nước ngoài, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng khoản 5 Điều 4 quy định “Cán bộ công đoàn là công dân Việt Nam được bầu cử, tuyển dụng, bổ nhiệm, chỉ định để thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn” bao gồm cán bộ công đoàn chuyên trách và cán bộ công đoàn không chuyên trách.

Đối với người lao động là công dân nước ngoài khi gia nhập Công đoàn thì không được ứng cử, nhận đề cử làm cán bộ công đoàn và chỉ hoạt động công đoàn tại công đoàn cơ sở.

Khoản 7 Điều 10 cũng quy định cấm “Lợi dụng quyền công đoàn để vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân.”

Khoản 3 Điều 5 quy định “Việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn thực hiện theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam, Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Vì vậy, các điều kiện tự nguyện, tán thành tôn chỉ, mục đích của Công đoàn hay thời gian cư trú tại Việt Nam... sẽ được quy định cụ thể tại Điều lệ Công đoàn Việt Nam và do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn cụ thể.

Do vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin Quốc hội cho giữ như quy định của dự thảo Luật.

Về việc gia nhập Công đoàn Việt Nam của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp (Điều 6), tiếp thu ý kiến của đại biểu, đề xuất của Cơ quan soạn thảo và tiếp thu ý kiến của Chính phủ, để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong công tác chỉ đạo toàn hệ thống Công đoàn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý theo hướng bổ sung thẩm quyền của công đoàn ngành trung ương và tương đương trong việc công nhận tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp gia nhập Công đoàn Việt Nam tại khoản 2 và chỉnh lý khoản 3 Điều 6.

Đồng thời, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cần thống nhất chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể, có giải pháp phù hợp trong quá trình tổ chức thực hiện; bổ sung quy định trong Điều lệ Công đoàn Việt Nam về các điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình thẩm tra, xác minh chặt chẽ tính hợp pháp, tuân thủ pháp luật của tổ chức đại diện của người lao động tại doanh nghiệp cũng như tư cách và điều kiện của các thành viên khi gia nhập Công đoàn.

Thống nhất với Chính phủ khi ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài chính công đoàn

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý quy định về tài chính công đoàn theo hướng quy định chặt chẽ việc nhận viện trợ, tài trợ, hỗ trợ kỹ thuật của Công đoàn tại điểm d khoản 1 Điều 29.

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thông qua Luật Công đoàn sửa đổi ảnh 1
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương biểu quyết thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi). Ảnh: Phương Hoa/ TTXVN

Đồng thời, bổ sung nội dung giao Chính phủ quy định trường hợp không đóng hoặc chậm đóng kinh phí công đoàn tại khoản 2.

Để bảo đảm quyền lợi đối với cán bộ công đoàn, đoàn viên công đoàn và cả người lao động, phù hợp với khả năng của tài chính công đoàn, bảo đảm công khai, minh bạch, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và đề xuất của Cơ quan soạn thảo, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo rà soát, chỉnh lý quy định về nhiệm vụ chi của tài chính công đoàn tại khoản 2 (Điều 31).

Đồng thời, quy định tại khoản 4 nguyên tắc và giao Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thẩm quyền phân cấp thu, phân phối kinh phí công đoàn.Có ý kiến đề nghị cân nhắc việc quy định “Sau khi thống nhất với Chính phủ” khi Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu và quản lý, sử dụng tài chính công đoàn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, tài chính công đoàn được hình thành có nguồn từ ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ và từ kinh phí công đoàn là do Nhà nước ấn định trong Luật.

Việc giao cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành mà không có sự thống nhất với Chính phủ có thể dẫn đến việc cho rằng các chính sách do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành không bám sát, cập nhật, thậm chí thoát ly các chính sách chung của Nhà nước.

Việc quy định như dự thảo Luật không đồng nghĩa với việc mọi chế độ, định mức cụ thể, chi tiết nào cũng phải có sự thống nhất của Chính phủ, Công đoàn vẫn có quyền chủ động của mình trên cơ sở các nguyên tắc do Công đoàn và Chính phủ thống nhất xác lập (như hiện nay).

Đây cũng là phương án lựa chọn của Chính phủ. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin Quốc hội cho được giữ như quy định của dự thảo Luật.

Các vị chủ toạ tại Diễn đàn Phát triển bền vững thị trường bất động sản do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức ngày 27/11/2024.
Phát triển bền vững thị trường bất động sản: Thách thức và kỳ vọng
(Ngày Nay) - Ngày 27/11, Diễn đàn "Phát triển bền vững thị trường bất động sản," do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chỉ đạo và Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức, đã quy tụ nhiều chuyên gia, nhà quản lý và đại diện doanh nghiệp đầu ngành. Sự kiện nhằm tạo ra diễn đàn trao đổi các ý tưởng, đề xuất giải pháp thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường bất động sản Việt Nam.
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ảnh: TH
Tuyển sinh Đại học 2025: Tiếp tục đổi mới để tạo thuận lợi cho thí sinh
(Ngày Nay) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế tuyển sinh đại học, dự kiến có hiệu lực từ mùa tuyển sinh 2025. Trong đó, tháo gỡ những bất cập tuyển sinh. Để làm rõ thêm nội dung này, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học đã có trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề này.
Bên trong khuôn viên di tích khu mộ của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (Hương Sơn, Hà Tĩnh). Ảnh: TTXVN phát
Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt
(Ngày Nay) - Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã ký Quyết định số 1473/QĐ-TTg ngày 26/11/2024 xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 16) đối với 6 di tích.
Nơi công nhân thi công cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 Tây Sơn phát hiện tiểu quách, bên trong chứa hài cốt.
Làm thủ tục an táng 354 hài cốt phát hiện ở phố Tây Sơn, Hà Nội
(Ngày Nay) - Ngày 26/11, liên quan đến việc phát hiện hài cốt ở phố Tây Sơn (Hà Nội), Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa Hà Anh Tuấn cho biết, tháng 10/2024, khi UBND phường Quang Trung thực hiện dự án cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn, đơn vị thi công đã phát hiện 354 tiểu sành.