Liên lạc với linh hồn người đã khuất

Tiến sỹ Imants Barušs thuộc trường Đại học London ở phía Tây Ontario – Canada đã tiến hành hai chương trình nghiên cứu, nhằm xác minh các báo cáo về việc người đã chết liên hệ với người còn sống qua các thiết bị điện tử
Liên lạc với linh hồn người đã khuất

Trong nghiên cứu đầu tiên, Barušs có khả năng mô phỏng lại hiện tượng này tuy nó hơi yếu. Cuộc nghiên cứu này được đăng trên tạp chí nghiên cứu khoa học năm 2001.

Tiến sỹ Barušs và các đồng nghiệp đã ghi lại những xung tĩnh giữa các trạm phát sóng thu thanh trong điều kiện được kiểm soát để có thể nói chuyện với bất kỳ linh hồn nào quanh đó. Họ nghe thấy một vài âm thanh như giọng nói từ trong đoạn ghi âm. Các kết quả của ông gợi ý rằng “hiện tượng giọng nói qua thiết bị điện tử” (EVP) có thể tồn tại. Tuy nhiên, các kết quả này không theo quy luật để có thể tái tạo một cách rõ ràng.

Liên lạc với linh hồn người đã khuất - anh 1

Cuộc nghiên cứu thứ 2 được công bố vào năm 2007. Ông đã cố gắng giải quyết các yếu điểm ở lần nghiên cứu đầu. Thay vì sử dụng các xung điện giữa các trạm phát thanh và để giúp cho người nghe dễ nhận biết, ông đã sử dụng các chương trình máy tính mà có thể ngẫu nhiên tạo ra từ và chữ cái để xem các cụm từ bất thường có xuất hiện hay không.

Nếu các nhà nghiên cứu phát hiện một dạng hay độ lệch quá lớn so với những âm xuất hiện ngẫu nhiên khác, thì chứng tỏ một linh hồn nào đó đang gây ảnh hưởng đến chiếc máy truyền tải thông điệp này.

Ngoài thiết bị EVP, ông còn sử dụng một công cụ có thể chia nhỏ các dữ liệu âm thanh và lắp ráp lại một cách ngẫu nhiên. Ý tưởng này là để xem liệu có bất kỳ sự trùng hợp nào giữa các âm được tạo ra và giọng nói điện tử thu được từ các linh hồn. Từ đó, có thể biết được ý nghĩa những điều mà họ muốn truyền đạt.

Kết quả thu nhận được khá lẫn lộn, với ít nhất một chuỗi từ quan trọng xuất hiện nhưng không có nhiều tín hiệu bất thường.

Tuy nhiên, sau khi chuyển sang sử dụng một chương trình máy tính khác với cách trả lời câu hỏi “có/không” thì nhóm của ông thu được kết quả khả quan hơn. Baruss đặt ra 11 câu hỏi dạng này rồi dùng chương trình máy đo tần số sóng âm để phân tích. Kết quả thu được 9 câu trả lời đúng.

Hai câu trả lời không chính xác là do kết quả đáp án khá mở. Câu hỏi bị trả lời sai là: “Có phải chúng tôi đang sống ở London không?”, nó trả lời “không” trong khi thực tế, đội nghiên cứu đã sống ở London thuộc Ontario, Canada. Tuy nhiên, ông Baruss lưu ý là câu hỏi có thể đã bị hiểu sai rằng đó là địa điểm nổi tiếng London ở nước Anh. Người ta hỏi về một trong những trợ lý nghiên cứu có 5 “đứa trẻ ” phải không. Câu trả lời là “Đúng”. Trong thực tế, người trợ lý này có 3 đứa trẻ và 2 con chó. Ông Baruss nói, nếu như một linh hồn đang điều khiển chương trình trả lời “có/không” ngẫu nhiên thì nó có thể coi những con chó cũng nằm trong số “những đứa trẻ”.

Theo một cách khác, kết quả 9 câu trả lời đúng trong số 11 câu hỏi được ông Baruss xem như “hiện tượng thống kê hiếm có”. Chương trình này chỉ có 4.2% cơ hội đạt được kết quả đó.

Bảng câu hỏi ITC (hay còn gọi là Công cụ chuyển liên lạc) là chương trình trả lời ngẫu nhiên “có/không”. Hầu hết những ghi nhận và kết quả thu được từ chương trình trả lời ngẫu nhiên này không thực sự đủ thuyết phục để chứng minh các linh hồn đang cố gắng liên lạc với chúng ta. Tuy nhiên, ông Baruss cho biết có một số sự kiện đáng quan tâm khác.

Một người phụ nữ là nhân vật trung gian đã được mời tham gia vào cuộc thí nghiệm. Ý tưởng là: Liệu cô ấy có khả năng để phát hiện ra bất kỳ linh hồn nào đang cố gắng kết nối với các thiết bị này? Nhờ vậy, cô ấy có thể đưa ra lời khuyên cho những người nghiên cứu về việc làm cách nào để những cuộc thí nghiệm này thành công.

Trong một thí nghiệm, những người nghiên cứu đã đặt câu hỏi “Chúng tôi cần làm gì để biết được rằng chúng tôi không hiểu về việc này”, người trung gian này ngay lập tức nghe thấy thiết bị EVP đưa ra từ “cơ hội”. Chương trình tạo từ ngẫu nhiên đã được khởi động cùng thời gian và đã đưa ra cụm từ “cơ hội là tên của việc này”. Baruss và người trợ lý khác có mặt ở đó không nghe thấy từ “cơ hội” ngay lập tức nhưng họ đã nghe thấy từ này khi bật lại đoạn ghi âm.

Liên lạc với linh hồn người đã khuất - anh 2

Trong một lần khác, những người nghiên cứu đặt câu hỏi “Bạn khuyên chúng tôi nên làm gì để công việc này được tốt hơn?”. Chương trình này đã trả lời “Chúng tôi, các phương diện ITC dự đoán được nếu tiếp tục mà không chỉnh sửa”. Baruss và đội của ông băn khoăn liệu từ “tiếp tục” có đúng là họ nên tiếp tục. Họ đã kích hoạt lại chương trình và nó tạo ra cụm từ, “cảm thấy có được một chút số liệu, những người biết suy luận nên tiếp tục”. Từ “tiếp tục” đã được nhắc lại.

Còn chương trình tạo chữ ngẫu nhiên đã không đưa ra kết quả mà Baruss cảm thấy đáng giá. Người trung gian nói rằng cô ấy hiểu đây là việc khó khăn và gian khổ đối với các linh hồn khi tác động vào các thiết bị điện tử và một vài trong số họ đang cố gắng để liên lạc. Ngoài ra, cô còn nhận được vài điện tín từ những người nghiên cứu đã chết, trong đó có cả một đồng nghiệp quá cố của Baruss, người “đã thuyết trình về về phương pháp tương tác tâm linh dựa trên thuyết lượng tử, điều này giống hệt như khi anh còn sống”. Tiến sỹ Barušs cho biết: “Do chúng tôi thử nghiệm bằng cách suy đoán như vậy nên người trung gian và tôi cảm nhận rằng chúng tôi đi vào một khu vực của sự bất định, trái ngược với yêu cầu về tính rõ ràng trong nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ rằng sự bất định này có lẽ là cần thiết, ít nhất trong một khoảng thời gian, nếu những hiện tượng này được đưa ra để tạo cơ hội phát triển, để có thể cho kết quả bằng các dạng đo lường hiện nay”.

“Ví dụ, trong lần thử thứ 11, chúng tôi quyết định không kiểm tra chương trình trả lời có/không vì điều này sẽ khiến chúng tôi luôn ở ngoài lĩnh vực mơ hồ này. Điều này kéo dài cho đến lần thử thứ 25 chúng tôi thận trọng đánh giá kết quả của chương trình trả lời có/không với một chuỗi các câu hỏi mà chúng tôi có thể biết được câu trả lời”, Barušs nói.

Liên lạc với linh hồn người đã khuất - anh 3

Nó giải vì sao họ không tiến hành thêm các chuỗi câu hỏi chắc chắn để có được những kết quả rõ ràng hơn.

Tiến sỹ Barušs cũng lưu ý rằng các chương trình máy tính có thể không đủ ngẫu nhiên trong quá trình tạo từ. Điều này có thể hạn chế bất kỳ linh hồn nào thử điều khiển chương trình. Một khả năng khác cần xem xét là tâm trí của những người nghiên cứu có thể ảnh hưởng đến các thiết bị này.

Kiểm định trong nghiên cứu kỹ thuật về hiện tượng kì lạ trong phòng thí nghiệm (PEAR) tại Đại học Princeton đã chỉ ra rằng “tâm trí có thể có ảnh hưởng đến các thiết bị điện tử”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.