Ly kỳ hai “bầu sữa khổng lồ” nuôi sống cả ngàn con người

Trải qua nhiều đời, hai chiếc giếng cổ có tuổi thọ ngàn năm năm nằm giữa “ốc đảo” (thuộc thôn Thuận An, xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) đã trở thành “nguồn sống” cho người dân nơi đây. Theo tương truyền, hai giếng cổ này có từ thời Chiêm Thành đã trải qua bao năm tháng chiến tranh vẫn trường tồn và được ví như như hai “bầu sữa mẹ” ngọt lành nuôi sống hàng ngàn người dân trên đảo.
Ly kỳ hai “bầu sữa khổng lồ” nuôi sống cả ngàn con người
Ly kỳ hai “bầu sữa khổng lồ” nuôi sống cả ngàn con người - anh 1

Dòng nước trong veo, thanh ngọt lạ kỳ.

Từ Quốc lộ 1A, xuôi theo hướng Đà Nẵng-TP.Hồ Chí Minh, đến trung tâm thị trấn Núi Thành, huyện Núi Thành rồi quẹo trái vượt qua một đoạn đường nhựa đi chừng 15 phút là đến với bến phà xã Tam Quang. Chờ tầm 10 phút, con phà nhỏ bồng bềnh đưa chúng tôi vượt dòng sông Trường Giang sang bên kia làng chài của miền sông nước “ốc đảo” Tam Hải huyền bí với những câu chuyện chỉ có trong truyện cổ tích. Một trong số đó có sự tích ly kỳ về hai “lu nước trời” có ngàn năm tuổi.

Mơ hồ về lai lịch “xuất thân”

Theo chân của những người dân nơi đây, chúng tôi tìm về với hai giếng cổ kỳ lạ này. Những câu chuyện mới nghe tưởng chừng huyễn hoặc nhưng lại là sự thực hiển nhiên trên đảo. Người dân trên đảo, bất kỳ già trẻ cũng đều biết. Bởi, với họ, hai ngôi giếng này như là một phần của cuộc sống.

Lân la cũng những bậc cao niên trên đảo, chúng tôi khám phá thêm những điều huyền bí về hai giếng cổ thiêng này. Theo những ghi chép lại về lai lịch xuất thân, hai ngôi giếng này có từ thời Chiêm Thành, đến nay đã “thọ” ngót ngàn năm tuổi có dư. Qua thời gian, những ai am hiểu cũng không còn. Dần dần, thế hệ già mất đi, thế hệ trẻ sinh ra cũng không còn ai biết rõ về sự tích 2 ngôi giếng cổ này thực hư là đã “thọ” chính xác được bao nhiêu năm tuổi.

Dấu tích về lịch sử 2 giếng cổ này được ghi lại trên tấm bia đá cẩm thạch đặt kề đó. Nội dung trên tấm văn bia đã khắc in dấu ấn lịch sử của lớp tiền nhân đầu tiên đi khai khẩn vùng đất này. Tuy nhiên, trải qua biết bao biến cố thăng trầm của lịch sử, những dòng chữ trên đã nhạt nhòa theo thời gian và không nhìn thầy rõ. Do đó, không có còn một ai trong làng có thể dịch hay hiểu tường tận ý nghĩa trên tấm văn bia đó viết gì, nói gì.

Trong những năm chiến tranh chống Mỹ ác liệt, cả xứ đảo bị bom mìn cầyy xé, oanh tạc tan nát, có khi thành bình địa nhưng duy chỉ có 2 giếng cổ này vẫn còn nguyên vẹn. Kỳ lạ hơn, những năm quân Mỹ đến chiếm đóng khu vực này vì muốn có nguồn nước uống cung cấp đủ cho binh lính nên đã đào thêm giếng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt. Nhưng lạ thay, tất cả các giếng mà lính Mỹ đào đều không tìm được nguồn nước ngọt thanh mát. “Có thể sự linh thiêng, bảo trợ của “chủ xứ đất” (người Chiêm Thành-PV) đã linh ứng để bảo hộ cho 2 giếng này nên mới còn tồn tại nguyên vẹn giữa mưa bom lửa đạn cho đến hôm nay”, một bậc cao niên trong xã đã nói thế.

Sau giải phóng, hai giếng này được bộ đội pháo binh của ta dùng trong lúc đóng quân tại nơi đây. Là xã đảo nên chuyện thông thương với đất liền còn lắm khó khăn, nhất là mùa mưa lũ. Vì vậy, đến nay, cho dù đã có nước sạch về tới từng nhà nhưng giếng này vẫn được các hộ gia đình sử dụng. Có thể thấy rõ nhất trên thành giếng vẫn còn khắc năm “khai sinh” và “người sáng lập” để con cháu đời sau biết rõ mà ghi nhớ.

Ly kỳ hai “bầu sữa khổng lồ” nuôi sống cả ngàn con người - anh 2

Người dân nơi đây xem như là “bầu sữa mẹ”.

Hai “bầu sữa mẹ” nuôi sống cả đảo

Đã nhiều lần chúng tôi về xã đảo, khung cảnh tươi vui, nhộn nhịp của từng chuyến xe đạp, xe máy thồ những can nước, thùng nước ngọt trong tiếng nói cười giòn tan không còn mấy xa lạ. Đó là hình ảnh thường nhật vẫn thường thấy nơi đây. Hàng trăm năm nay, người trong xã ngày ngày vẫn đến 2giếng này để lấy nước về sử dụng. Nắng hay mưa, hè hay đông, hai giếng này vẫn “lặng lẽ” đem “ sữa mẹ” ngọt lành nuôi sống cả đảo.

Ngạc nhiên hơn khi đứng từ trên thành giếng nhìn xuống, nước giếng luôn trong veo, sáng như gương, đáy giếng hiện ra rõ mồn mọt. Uống vài ngụm sẽ cảm giác có vị ngọt mát ở đầu môi. Trong khi đó, giếng chỉ có độ sâu không quá 10m, bán kính tầm 1m nhưng xưa nay rất hiếm khi cạn nước. Nguồn nước rỉ ra từ mạch nước ngầm dưới chân vách núi Bàn Than xứ đảo.

Có những năm mùa khô hạn đỉnh điểm mực nước của giếng vẫn giữ nguyên, không bao giờ hạ xuống mực nước chết. Do vậy, người dân trên đảo không bao giờ phải sống trong nỗi thấp thỏm lo sợ sẽ thiếu nước uống.

Chính vì thế mà gười dân Tam Hải xem hai giếng này như là nước thiêng nên không bao giờ sử dụng vô tội vạ. Nước chỉ được dùng để nấu ăn, đun nước uống chứ tuyệt đối không được tắm giặt, rửa chân tay vì như thế sẽ làm “vẩn đục nguồn nước thiêng”.

Chỉ tính riêng thôn Thuận An có khoảng 450 hộ với trên 1.550 nhân khẩu thì hết thẩy đều sử dụng nước từ 2 giếng cổ này là chính. Kể chuyện cho chúng tôi, ông Trần Đình Nam (Trưởng thôn Thuận An) không giấu được nỗi niềm tự hào: “Còn gì quý hơn khi thôn được “ông trời” thương tình ban cho 2 lu nước trời thanh ngọt. Người dân thôn nói riêng và cả đảo xem hai “lu nước trời” này như là hai “bầu sữa mẹ” nuôi sống cả đảo. Vì thế mà họ mang ơn và ý thức được việc làm của mình”.

Ly kỳ hai “bầu sữa khổng lồ” nuôi sống cả ngàn con người - anh 3

Dãy can, thùng đựng xếp hàng chờ lấy nước.

Giếng “tự quản”

Những người dân xứ đảo xem hai giếng này như là “báu vật” miền biển. Bởi thế, dù là giếng làng nhưng họ cũng đề ra nội quy sử dụng nước hẳn hoi. Nội quy trước cổng vào giếng quy định rõ quyền hạn và nghĩa vụ của những người dân xã đảo khi đến lấy nước về sử dụng. Đây là những quy tắc xử sự đối với giếng cổ được người dân tuân thủ nghiêm chỉnh.

Để bảo quản tốt hai giếng cổ này, nhân dân thôn đã cử bà Nguyễn Thị Hồng (65 tuổi đứng ra trông coi, thu gom, quét dọn giếng, thu tiền phí chở nước. Theo đó, mỗi đôi nước giá 2.000 đồng. Từ đó, mỗi tháng bà Hồng chi lại cho địa phương một khoản để làm nguồn kinh phí tu bổ, sửa chữa.

Dù là giếng làng tốn tiền nhưng nhiều người dân vẫn vui vẻ đón nhận như thể là góp một phần nhỏ bé để nâng niu “bầu sữa mẹ” mát lành đã nuôi họ khôn lớn, trưởng thành. Bởi với họ, 2.000 đồng đổi một hai thùng nước “mẹ” thì quá giá trị. “Thu chừng đó chẳng là bao như là ý thức dặn mọi người mà thôi. Có vậy họ mới thấy giá trị!”, cô Nguyễn Thị Thu (một người dân sống trên đảo) hồ hởi cho biết.

Như cái hôm chúng tôi về những ngày cuối tháng 9, một dãy can, thùng xếp dài cả trăm mét thẳng tắp, ngăn nắp từ ngoài đường bê tông đi vào tận giếng. Trên đường vào, thấy là lạ, chúng tôi có hỏi thì được một người phụ nữ trạc 50 tuổi chia sẻ: “Cái này hả? Thì dụng đồ đựng nước chờ đến lượt mình để lấy nước đó mấy con”. Chúng tôi hỏi: “Xếp vậy có ai tranh nhau trước không cô?”. “Không đâu con, dân đây ý thức lắm. Như cô đây cả 4 ngày rồi mà chưa đến lượt nề. Hôm nay nghe đâu đến lượt”.

Ly kỳ hai “bầu sữa khổng lồ” nuôi sống cả ngàn con người - anh 4

Cô Hồng - người quản lý, quét dọn giếng.

Theo lời người phụ nữ này, chúng tôi đi vào trong thì mới hiểu ra cặn kẽ vấn đề. 4 người phụ nữ đứng quay quần bên giếng nước vừa nói vừa cười rất vui vẻ. Như cô Hoa phải đứng đợi cả 1 tiếng đồng hồ mới múc được 2 can nước chở về uống. Cô mừng rỡ cho biết: “Thế cũng có nước rồi, thôi nhường lại mấy chị hỷ, em về đây.”

Bà Nguyễn Thị Hồng, người có trách nhiệm được nhân dân giao chuyện trông coi hai giếng cổ, bộc bạch: “Nói là nhiệm vụ trông coi chứ người dân cũng rất ý thức. Hai giếng ở cách nhau cả gần cây số nên ai lấy nước đều tự giác nộp tiền. Không những thế còn rất nghiêm túc, chưa từng có chuyện lớn tiếng chỉ vì mấy xô nước. Người dân nơi đây luôn có một sự tôn kính và giữ gìn hai giếng nước này, không chỉ cho bây giờ, mà cả cho con cháu sau này nữa...”.

Xem thêm:

- Thực hư chuyện cây dã hương ngàn tuổi tỏa năng lượng chữa bệnh?

- Rùng mình chuyện rắn thần báo oán ở Thái Nguyên

- Điểm lại những tiên đoán sai của bà Vanga

Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.