Mùa hè về trên đại ngàn Trường Sơn miền Tây xứ Quảng, báo hiệu mùa măng đã đến. Cùng với cái nắng chói chang và những cơn mưa rừng thấm đất, măng rừng bắt đầu đội đất nhú lên. Với người Cơ Tu, những sản vật của rừng như cây đót, măng rừng ... là nguồn thu nhập đáng kể cho bà con trong thời gian nhàn rỗi.
Đồng bào Cơ Tu nơi đây lại chộn rộn với mùa thu hái măng rừng. Mùa hái măng bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9 (âm lịch), thường ngày phụ nữ Cơ Tu vào rừng từ sáng sớm để hái măng.
Nhờ quen và khéo tay, chị em đã xếp măng vào gùi bằng ba mụt măng “tra” nối tiếp nhau, đầu ngọn của mụt măng này, xỏ vào phần gốc của mụt kia thật khéo tay và tài tình.
Do vậy, tuy gùi măng cao ngất ngưởng như một toà tháp, nhưng khi lên, xuống dốc, qua bao con khe, con suối, gùi măng không bị đổ, Măng mang về đến nhà, sau đó đem ra các trụ nước tự chảy để rửa sạch, để ráo.
Tiếp đó, chị em dùng dao, rựa để xắt phần non các búp măng rồi đem luộc chín, để sáng hôm sau chở xuống chợ Sông Vàng (xã Ba) bán sỉ với giá 6.000 đồng/kg.
Với người Cơ Tu, những sản vật của rừng như cây đót, măng rừng ... là nguồn thu nhập đáng kể cho bà con trong thời gian nhàn rỗi.
Sơn nữ Cơ Tu gùi măng về nhà. |
Sơ chế măng. |
Măng đã được sơ chế và cho vào luộc. |
Những búp măng tươi được luộc chín trước khi mang đi bán. |
Măng rừng Trường Sơn được bán tại các chợ sông Vàng (xã Ba - Đông Giang - Quảng Nam). |
Đặc sản măng khô Đông Giang. |