Do đó, quốc gia Đông Nam Á này đang cố gắng giảm bớt các rào cản để thu hút đầu tư.
Ông Aung Naing Oo, thư ký thường trực của Bộ Đầu tư và Kinh tế đối ngoại, cho biết: “Nếu nói tái định cư hoạt động sản xuất, Việt Nam có thể thích hợp hơn. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam đã bắt đầu quá tải. Vì vậy, các nhà đầu tư đang chú ý đến Indonesia và Myanmar”.
“Một lợi thế cho Myanmar là quốc gia này đang được hưởng những điều khoản ưu đãi xuất khẩu từ châu Âu và Mỹ”, ông Aung Naing Oo nói thêm.
Đồng thời, nền kinh tế trị giá 71 tỷ USD của Myanmar tiếp tục phải đối mặt với những trở ngại truyền thống như không đủ nguồn cung điện và đất công nghiệp.
Bằng chứng gần đây cho thấy Việt Nam đã vượt lên trong cuộc đua thu hút các nhà sản xuất. Song các nước láng giềng bao gồm Thái Lan và Indonesia cũng đang đẩy mạnh nỗ lực thu hút đầu tư.
Cơ sở hạ tầng quá tải là một trong những rủi ro đối với Việt Nam. Nghiên cứu của Bloomberg Intelligence cho thấy, để đáp ứng được nhu cầu mới, công suất vận chuyển container sẽ cần tăng trưởng gấp đôi mức 10 – 12% của thập kỷ trước.
Dữ liệu của Ngân hàng thế giới cho thấy, năm 2018, dòng vốn FDI đổ vào Myanmar đã giảm xuống còn 1,8% GDP từ mức 6% trong năm 2017.
“Các công ty Trung Quốc phải thể hiện cam kết đảm bảo phát triển bền vững để chống lại nhận thức tiêu cực của công chúng về hành vi của họ. Họ phải chứng minh rằng họ là những doanh nghiệp có trách nhiệm”, ông Aung Naing Oo nói trong cuộc phỏng vấn vào ngày 8/11.
Ngân hàng Thế giới đã đánh giá, làn sóng dịch chuyển sản xuất do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc là cơ hội cho Myanmar.
Ngân hàng Thế giới hy vọng tăng trưởng kinh tế của Myanmar sẽ tăng lên 7% vào năm 2022, ngay cả khi xung đột trong nước vẫn tạo những rủi ro suy giảm kinh tế, do tác động tiềm tàng đối với tâm lý nhà đầu tư.