Huy động vốn là bài toán khó, là nút thắt trên con đường mở rộng kinh doanh của nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp. Sự xuất hiện Đầu tư Ngang hàng P2P Lending đã mang đến một giải pháp hiệu quả và thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho doanh nghiệp.
Vấn đề này đã được trao đổi trong chương trình "Nút Bấm" số 32 trên kênh VTV2, ngày 5/11/2019, với các khách mời là ông Lê Đức Linh - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Kết nối Tài chính Việt Nam và ông Phạm Tuấn Hiệp - Giám đốc Ươm tạo Công ty đầu tư và Phát triển Công nghệ Bách khoa Hà Nội.
Chương trình "Nút Bấm" số 32 được phát sóng trên VTV2 |
Trong 3 năm trở lại đây, Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến tích cực với hơn 3000 doanh nghiệp, cùng 40 cơ sở ươm tạo, 12 trung tâm hỗ trợ kinh doanh. Hệ sinh thái này tạo được sự kết nối không chỉ trong nước mà còn ngoài khu vực, thúc đẩy phát triển cho doanh nghiệp Việt Nam.
Trong hệ sinh thái khởi nghiệp của nhiều nước trên thế giới, đôi khi, chỉ cần một ý tưởng tốt đã là đủ để doanh nghiệp huy động được số vốn lên tới hàng triệu USD. Tuy nhiên, tại Việt Nam, hầu hết các nhà đầu tư nói riêng và quỹ đầu tư nói chung sẽ cần cân nhắc, tính toán lợi nhuận của việc đầu tư một cách ngặt nghèo để đảm bảo việc rót vốn phải có khả năng sinh lời. Trong khi đó, các kênh vốn lớn như ngân hàng hay các tổ chức tín dụng lại yêu cầu hàng loạt giấy tờ, thủ tục vay vốn phức tạp mà không phải doanh nghiệp khởi nghiệp nào cũng có thể đáp ứng.
Đứng trước thực trạng đó, hệ sinh thái khởi nghiệp đã có những phương án hỗ trợ đầu tư từ đại diện các trường đại học, kết nối đầu tư từ nước ngoài, Bộ giáo dục đào tạo và VCCI cũng đã có các chính sách gọi vốn, hỗ trợ cho doanh nghiệp khởi nghiệp.
Đặc biệt, sự bùng nổ nền công nghệ tài chính Fintech hiện nay đã xuất hiện phương thức Đầu tư Ngang hàng P2P Lending. Đây được coi là giải pháp huy động vốn hiệu quả cho Doanh nghiệp khởi nghiệp khi phương thức này cho vay tín dụng và không yêu cầu tài sản thế chấp, uy tín doanh nghiệp được đánh giá bởi khoa học - công nghệ.
Ưu điểm P2P Lending là xây dựng nền tảng ứng dụng kết nối nhà đầu tư và doanh nghiệp huy động vốn thông qua các giao dịch online, nhanh chóng và thuận tiện. Thách thức đặt ra với các đơn vị P2P Lending làm sao để tận dụng công nghệ để đánh đánh giá mức độ uy tín và thẩm định doanh nghiệp lên sàn huy động an toàn và chính xác.
Ông Lê Đức Linh - Đại diện VNVON chia sẻ |
Bàn về vấn đề này, ông Lê Đức Linh – Đại diện Sàn giao dịch Đầu tư Ngang hàng VNVON nhấn mạnh VNVON sử dụng công nghệ 4.0 kết hợp phương thức thẩm định truyền thống để sàng lọc hành vi tiêu dùng, nhân thân của chủ doanh nghiệp; kết hợp lịch sử giao dịch, khoản vay nợ và các thông tin hồ sơ doanh nghiệp cung cấp để từ đó đánh giá mức độ chính xác và sự uy tín của doanh nghiệp.
Ngoài ra, doanh nghiệp khởi nghiệp có các phương án kinh doanh khả thi, đều được VNVON xem xét. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khởi nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn, khi hầu hết chưa có tên tuổi và mức tín nhiệm cao trên thị trường.
Thêm vào đó, P2P Lending là một trong những lựa chọn cho nhà đầu tư khi không cần quá nhiều số tiền nhàn rỗi vẫn có một khoản đầu tư sinh lời an toàn. Với VNVON, số đông nguồn tiền từ các nhà đầu tư vốn nhỏ sẽ đáp ứng nhanh nhu cầu của các doanh nghiệp khởi nghiệp, đồng thời kích thích nền kinh tế phát triển quy mô rộng.
Trong hệ sinh thái các doanh nghiệp khởi nghiệp, nếu tạo được sự liên kết chặt chẽ với các cố vấn tài chính và nguồn huy động vốn, sẽ thúc đẩy hành động và giúp doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển bền vững. Hiện nay, nhiều trường Đại học đã bắt đầu thực hiện tốt việc kết nối này như Đại học Quốc Gia, Đại học Bách Khoa, Ngoại Thương… cùng các trung tâm công nghệ - tài chính như VNVON nhằm giúp huy động vốn, phân tích tính khả thi và hành vi của doanh nghiệp hiệu quả.
Mô hình hệ sinh thái doanh nghiệp khởi nghiệp đã và sẽ tiếp tục mở rộng để hỗ trợ tư vấn kinh doanh, giúp doanh nghiệp khởi nghiệp tiếp cận nguồn vốn tối ưu như P2P Lending, và phương thức này hứa hẹn mang những sắc màu mới trên thị trường tài chính.