Nên tổ chức đấu thầu lại vụ đường ống nước sông Đà 2

Đó là nhận định của TS Phạm Sỹ Liêm - Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam về vụ việc Công ty Xinxing Trung Quốc thắng thầu cung cấp đường ống nước sông Đà 2.
Nên tổ chức đấu thầu lại vụ đường ống nước sông Đà 2

Nhận định xung quanh việc Công ty TNHH ống gang dẻo Xinxing thắng thầu cung cấp đường ống nước sông Đà 2, TS Phạm Sỹ Liêm - Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho PV biết: “Theo tôi được biết, hiện nay vật liệu gang thép của Trung Quốc giá rất hạ, thậm chí là đang ế”.

Từ thực tế đó, TS Phạm Sỹ Liêm cho rằng, việc nhà thầu Trung Quốc thắng thầu với giá rẻ mạt là có thể hiểu được, tuy vậy lý do chính là gì thì chỉ có chủ đầu tư và các bên liên quan biết.

Nên tổ chức đấu thầu lại vụ đường ống nước sông Đà 2 ảnh 1

TS Phạm Sỹ Liêm (ảnh nhỏ): "Nếu mà yêu cầu 1600mm mà loại người ta vì lý do 1800mm là không đúng... nên tổ chức đấu thầu lại" - (Nguồn ảnh: Internet).

Về thông tin mà báo Dân Việt phản ánh, Liên doanh Jindal Saw – Newtatco nói rằng, ban đầu chủ đầu tư chỉ yêu cầu chứng minh năng lực sản xuất ống đường kính 1600mm theo tiêu chuẩn 2531:2009 chứ không phải là loại đường ống cỡ 1800mm (?), TS Phạm Sỹ Liêm bất ngờ và cho rằng, việc kích cỡ loại ống là không thể thay đổi vì phải có thiết kế từ trước.

“Nếu mà yêu cầu 1.600 mm mà loại người ta vì lý do 1.800 mm thì là điều vô lý bởi khi thiết kế người ta phải tính lượng nước từ trước” – TS Liêm nhấn mạnh và đồng thời đặt câu hỏi “Nếu đúng như vậy thì phải chăng có sự thỏa thuận nào nên kích cỡ đường ống được điều chỉnh thay đổi?”
Về thông tin 2 nhà thầu bị loại (gồm 1 nhà thầu Pháp và 1 nhà thầu Trung Quốc) vì lý do không thực hiện thủ tục cơ bản nhất khi nộp hồ sơ dự thầu, TS Liêm nói rằng: “Nếu như vậy thì phải tổ chức thầu lại thì hợp lý hơn”.

Ông Liêm cho rằng, tới đây việc ký hợp đồng với nhà thầu mới là bước quan trọng. "Nội dung cung cấp đường ống như thế nào, giá cả ra sao, vật liệu thế nào, an toàn không?...Thời gian ra sao, có tăng vốn hay không?" - vị Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam đưa ra ý kiến.
Kết luận lại nhận định của mình ông Liêm cho rằng, việc lựa chọn nhà thầu cần phải được minh bạch rõ ràng, không thể qua loa trong dự án ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngàn người dân được.

Đại biểu QH Bùi Thị An thì cho rằng, vì mục tiêu là cung cấp nước sạch cho dân và tuổi thọ phải lớn, không có việc vỡ đường ống lên đến 15-17 lần.

“Tôi đề nghị phải công bố cả giá để mai kia không được đội giá lên. Cái này dân sẽ giám sát. Người chọn thầu và đồng chí chấm thầu hôm nay phải chịu trách nhiệm trước UBND TP Hà Nội, trước người dân TP. Chuyện này là chắc chắn, mà không phải chịu trách nhiệm dân sự, hành chính đâu mà phải chịu trách nhiệm hình sự vì đây là vấn đề liên quan đến cuộc sống của dân” – nữ ĐBQH nói.

Trong khi đó, nhiều chuyên gia về xây dựng, vật liệu cũng khuyến cáo không nên hám rẻ từ nhà thầu Trung Quốc.

"Lo ngại trước hết là việc chậm trễ, tăng vốn như nhiều dự án trước đó có nhà thầu Trung Quốc tham gia, lo ngại thứ 2 là việc hàng hóa Trung Quốc thường không đảm bảo an toàn" - Tiến sĩ Vật lý Nguyễn Văn Khải nói.

Diễn biến mới nhất, hiện UBND TP Hà Nội đã báo cáo và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo chủ đầu tư thực hiện nhiều nội dung. Trong đó đáng chú ý là việc "kiến nghị tạm dừng việc ký kết hợp đồng với nhà thầu cung cấp vật tư ống gang dẻo và phụ kiện".

Hà Nội kiến nghị nghiên cứu kỹ về ý kiến của tư vấn xét thầu và dư luận của nhân dân liên quan đến việc lựa chọn nhà thầu của gói thầu cung cấp ống gang dẻo và phụ kiện; thuê đơn vị tư vấn quốc tế có đủ năng lực thực hiện kiểm định, đánh giá chất lượng toàn diện của đoạn đường ống mẫu do nhà thầu cung cấp, bảo đảm theo các tiêu chí kỹ thuật của hồ sơ mời thầu; lập quy trình kiểm định, nghiệm thu chất lượng vật tư từ giai đoạn sản xuất, thi công, đưa vào sử dụng lâu dài kèm theo các biện pháp kiểm tra, kiểm soát, đánh giá.

Sau khi tư vấn thực hiện đánh giá đạt kết quả, chủ đầu tư phải thông báo rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân, các nhà chuyên môn và các nhà khoa học biết và ủng hộ; trường hợp kết quả không đạt yêu cầu về kỹ thuật, chủ đầu tư phải thông báo hủy ngay kết quả đấu thầu; chủ đầu tư tập trung thực hiện toàn bộ các nội dung trên và hoàn thành trong tháng 4/2016 (do tính cấp bách của công trình).

Nhận định về điều này nhiều chuyên gia cho rằng kiến nghị và đề xuất của Hà Nội là kịp thời và đúng mong mỏi của người dân.

Nhất Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.