Nhẫn nại!

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ra trường, tới nay trải qua 4 cuộc khủng hoảng kinh tế, tôi vẫn không hối tiếc về chọn lựa của mình.
Lê Anh Tú - Giảng viên khoa Quan hệ Công chúng Truyền thông, trường ĐH Văn Lang
Lê Anh Tú - Giảng viên khoa Quan hệ Công chúng Truyền thông, trường ĐH Văn Lang

Những ngày gần đây, thông tin tràn trên các mặt báo lớn về việc tân cử nhân, giới trẻ gen Z thất nghiệp. Không khó để lí giải câu chuyện này, nếu nhìn sâu vào thực tế hiện nay.

Khi nhà tuyển dụng “than trời” quá nhiều

Gen Z được cho là thế hệ trẻ cá tính nhất từ trước đến nay tại nước ta. Song cũng từ đó mà phát sinh nhiều chuyện cười ra nước mắt với “thế hệ cá tính” này.

Cách đây vài tháng, chắc nhiều người còn nhớ chuyện 2 cô gái đi thử việc ở bộ phận Marketing của một công ty chuyên về thời trang, sau đó vì phát sinh mâu thuẫn mà cả 2 quyết định “trả đũa” bằng việc xoá các file dữ liệu của công ty. Báo hại công ty phải vất vả hồi phục dữ liệu, nhưng cũng mất mát khá nhiều. Vụ việc lùm xùm lan rộng từ mạng xã hội Facebook sang các báo, khiến dư luận một phen bàn tán xôn xao.

Nhiều người nếu ít có dịp tiếp xúc với gen Z sẽ kinh ngạc, không biết sao lại có những chuyện như vậy xảy ra. Song với ít nhiều kinh nghiệm trong việc trực tiếp đứng lớp hàng ngày ở đại học, tôi tin rằng trong những trường hợp giữa doanh nghiệp và các “cô cậu” gặp xích mích, sự việc nhiều khi còn bị đẩy đi xa hơn.

Một phần câu chuyện ở trên cũng có thể lí giải cho hiện tượng thất nghiệp tràn lan của các tân cử nhân và những bạn 2, 3 năm kinh nghiệm. Các bạn đang đặt cái tôi quá lớn vào những việc không đáng, đồng thời khả năng kiềm chế cảm xúc cũng còn rất yếu. Trong khi đó, rất nhiều bạn đang làm trong những ngành thuộc khối Dịch vụ, hoặc các phòng ban rất cần sự nhẫn nại và khả năng giao tiếp, như phòng Truyền thông, Sales hay Marketing. Ở những bộ phận này, nếu không chịu khó hạ cái tôi để làm việc, giao tiếp, chắc chắn sớm muộn sẽ có những va chạm. Khi đó, đa phần người bị thiệt là người mới vào công ty, và rất ít khả năng các bạn được giữ lại. Tệ hơn nữa, có thể bộ phận HR của công ty mà bạn làm việc kém hiệu quả sẽ trao đổi thông tin về bạn cho các công ty khác trong cùng ngành…

Trong dịp nghe podcast trên Vnexpress, tôi nhớ chi tiết khi sếp (giấu tên) của một công ty phản ứng rất gay gắt với gen Z. Anh cho rằng “không như thế hệ trước, có khá nhiều bạn có năng lực trung bình nhưng sau đó chịu công ty đào tạo và phát triển, hiện nay gen Z có thể chia hẳn làm 2 nhóm, đó là nhóm rất giỏi, rất chịu khó, và một nhóm ý thức lẫn năng lực kém, không hoà nhập.” Đó có thể chỉ là một ý kiến đơn lẻ, không thể hiện đa số, song cũng đáng lưu tâm vì không phải tự dưng mà nhà tuyển dụng lại “than trời” như vậy.

Vạn sự khởi đầu nan

Chắc chắn không có bước đầu nào là dễ dàng trên đời. Thậm chí sau vài năm, hay hơn nữa, thì với những khó khăn thử thách mới vẫn đến rất thường xuyên.

Xin được kể một chút chuyện của mình. Từ khi bước chân vào đại học và học khoa Báo chí - Truyền thông (USSH) vào năm 2007, tôi đã có “may mắn” là thế hệ nếm mùi “khủng hoảng kinh tế toàn cầu”, với sự sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers ở Mỹ. Tại Việt Nam, khi ấy báo in đang đi hết những ngày hoàng kim sau cuối, trước khi dần thoái trào. Cho đến nay có lẽ doanh thu mảng này của các tờ báo lớn chỉ còn là thứ yếu so với các hoạt động online và ngoài mặt báo (tổ chức sự kiện, chiến dịch truyền thông,…).

Tới khi ra trường, giai đoạn 2011 lại là một đợt khủng hoảng kinh tế khác, lí do lần này từ Mỹ thì ít, mà vì bất động sản trong nước đóng băng, dẫn tới suy thoái lan rộng. Tôi khi đó vừa nhận điểm 10 thực tập ở một kênh truyền hình tư nhân về Kinh tế - Tài chính, đã đứng trước khả năng ra trường không có việc làm vì doanh nghiệp không có nhu cầu tuyển dụng. Nhưng tôi không bỏ cuộc và chấp nhận làm cộng tác viên ở mảng Thể thao của một đài truyền hình khác, để chờ cơ hội lớn hơn. Trong lúc đó, tôi vẫn cố gắng mỗi tối đi học văn bằng 2 về Quản trị kinh doanh. Chính tiền đề này đã giúp tôi khá nhiều trong những năm sau đó, và mở rộng hướng nghiên cứu liên ngành giữa Truyền thông – Marketing khi tôi giảng dạy ở trường đại học.

Trải qua thêm 2 cuộc khủng hoảng kinh tế nữa vào năm 2016 và 2021 – nay, tuy có những lúc thăng trầm trong sự nghiệp, cùng với xu thế đi xuống của một số ngành truyền thống cùng bài toán chuyển đổi số đầy thách thức, nhiều khi ảnh hưởng tiêu cực tới thu nhập, song tôi vẫn giữ nhiệt tình với ngành Truyền thông mà mình đã chọn. Lí do có lẽ đó là vì tình yêu với chữ nghĩa, với việc giao tiếp đã trở thành bản năng, là một phần của chính mình. Thế nên dù cho cứ vài năm lại phải lao đao một lần vì chu kỳ hình sin của nền kinh tế, tôi cũng không lấy gì làm lạ nữa. Thậm chí, chắc nhiều người cũng như tôi, đã có những bước chuẩn bị trước cho các kịch bản còn tồi tệ hơn.

Trong những cuộc trà dư tửu hậu với các chuyên gia kinh tế, tôi được biết giới tài chính đang chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất, trong đó dự báo đến tận quý 3 năm 2026, kinh tế toàn cầu và Việt Nam mới thực sự khởi sắc. Điều này có nghĩa là nếu như gen Z không chuẩn bị kỹ năng, kiến thức chuyên môn tốt ở trường và dành thời gian trau dồi, tích luỹ thêm sau khi ra trường với một thái độ khiêm tốn, chuẩn mực, chắc chắn sẽ còn nhiều ngày dài thất vọng ở phía trước.

Sự khởi đầu nào cũng gian nan. Nhưng nếu dừng cuộc chơi quá sớm, bạn sẽ trở thành ai? Hãy cứ dấn thân thêm, và đôi khi cũng phải chịu thiệt thòi để tự cho mình kinh nghiệm lẫn câu trả lời về những giá trị lớn hơn. Biết đâu, sau này nhờ chính sự nhẫn nại hôm nay mà gen Z sẽ thay đổi được nhiều điều trong tương lai.

Ảnh minh hoạ.
Còn những bất cập trong thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Việc thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, gồm cả tuyến huyện và tuyến tỉnh, đã góp phần đổi mới cơ chế quản lý tài chính y tế, bảo đảm quyền lợi người bệnh và tạo động lực cho y tế tuyến huyện tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới phong cách phục vụ…
Khung cảnh mua bán được tái hiện trong không gian Trên bến dưới thuyền tại kênh Thầy Cai, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Đánh thức tiềm năng du lịch bền vững ở làng nghề trăm tuổi
(Ngày Nay) - Dòng kênh Thầy Cai nhộn nhịp với những chiếc ghe chở gạch, chở trấu, những chiếc ghe hàng... tưởng chừng như bị lãng quên đã được gợi nhớ lại trong những ngày diễn ra Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần đầu tiên vào năm 2024.
Ảnh minh hoạ.
Tạo dấu ấn từ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
(Ngày Nay) -  Là khu vực gặp nhiều khó khăn nhất cả nước, vùng trung du và miền núi phía Bắc có liên kết vùng yếu, chưa mang dấu ấn riêng, chưa phát huy hết tiềm năng của vùng và lợi thế kinh tế cửa khẩu với nước bạn Lào và Trung Quốc.
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
(Ngày Nay) - Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam dự kiến sẽ tăng cường các giải pháp để chống thi thay, thi hộ như bổ sung quy định yêu cầu các đơn vị cung cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi trên hệ thống tra cứu và xác minh chứng chỉ.
Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt mới
Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt mới
(Ngày Nay) - Theo cảnh báo của hãng tin Bloomberg, châu Âu đang đứng trước nguy cơ tái diễn một cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng khi lượng dự trữ khí đốt cạn kiệt nhanh chóng, trong khi các lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Gazprombank đe dọa cắt đứt những tuyến cung cấp khí đốt cuối cùng từ Nga.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Sự "đảo chiều" trong quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ
(Ngày Nay) - Quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ đang trải qua một sự đảo chiều mạnh mẽ, chuyển từ hợp tác quân sự sang tập trung vào thương mại dầu mỏ và hàng hóa. Với kim ngạch thương mại tăng đột biến lên 65 tỷ USD vào năm 2023, Ấn Độ trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Nga.