Nhân vụ sập cầu Ghềnh: Cụ cầu Rạch Cát đang 'hấp hối'

Do trải lòng trên báo chí nên phải viết đúng tên của cụ, chứ nếu được phép dùng tục danh thì tôi đã gọi cụ bằng “cầu Gành 2” nghe cho thân quen gần gũi.
Nhân vụ sập cầu Ghềnh: Cụ cầu Rạch Cát đang 'hấp hối'

Nhân vụ sập cầu Ghềnh: Cụ cầu Rạch Cát đang 'hấp hối' ảnh 1

Cầu Rạch Cát xưa. Ảnh tư liệu.

Thưa cụ,

Chiều hôm qua tôi có đến thăm cụ. Đứng lặng hàng giờ dưới gốc cây trứng cá trước cửa trạm gác cầu nhìn bâng quơ mà lòng cảm thương lạ.

Chỉ cách vài trăm mét, quanh khu vực cầu Ghềnh đang nhộn nhịp thi công; còn tại chốn này không gian tứ bề thật yên tĩnh. Thấy cảnh cụ cô đơn, tôi lấy máy ảnh ra lưu dấu dạ sầu lối xưa buồn buổi vắng. Xong, nổi hứng vịnh luôn mấy vần thơ:

Đôi bạn thế kỷ chung dòng sông

Một cụ đã bị sà lan tông

Cụ còn ở lại lo nơm nớp

Già nua sức yếu phải gắng gồng?!

Nhân vụ sập cầu Ghềnh: Cụ cầu Rạch Cát đang 'hấp hối' ảnh 2

Cầu Rạch Cát - chụp từ xa. Ảnh: Lệ Hoa.

Suốt những ngày qua, người dân TP. HCM liên tục đệ đơn kêu cứu lên Bí thư Đinh La Thăng về việc hàng chục cây cầu yếu có nguy cơ chờ… sụm. Những cây cầu này tuổi đời không quá 50, so ra chỉ thuộc hàng con cháu của cụ. Chúng không phải oằn mình gánh trên vai tuyến đường sắt giao thông huyết mạch; thế mà cũng đang “hấp hối” cả rồi, huống chi cụ đã… thượng thọ 113 năm tuổi!

Thư viết đến đây có lẽ nhiều người vẫn chưa rõ cụ là ai. Xin thưa, cầu Ghềnh và cầu Rạch Cát (hay còn gọi cầu Gành 2) ở TP. Biên Hòa được xem như hai anh em ra đời cùng một thời điểm, cùng do kiến trúc sư Gustave Eiffel (Pháp) thiết kế, cùng bắc qua sông Đồng Nai với trọng trách an toàn cho hàng triệu chuyến tàu lửa Bắc – Nam thông suốt. Hai cây cầu cổ tọa lạc cách nhau chỉ khoảng 300m.

Cầu Rạch Cát có chiều dài 125,37m, phân bố thành 3 nhịp - khác với cầu Ghềnh có 4 nhịp. Cả hai cây cầu trên đều được thiết kế theo kiểu cổ điển. Từ các nhịp cầu cho đến dầm cầu gắn kết với nhau không phải bằng những bu lông hay mối hàn, mà toàn bằng từng chiếc đinh tán thủ công. Thậm chí chân trụ mố cầu cũng xây thủ công bằng đá, hoàn toàn không có bê tông cốt thép.

Nhân vụ sập cầu Ghềnh: Cụ cầu Rạch Cát đang 'hấp hối' ảnh 3

Cầu Rạch Cát... đìu hiu.Ảnh: Lệ Hoa.

Thưa cụ cầu cổ kính,

Sau vụ sập cầu Ghềnh, trong lần chia sẻ với báo giới mới đây, ông Nguyễn Phú Cường, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai cho rằng “Nếu không gặp sự cố do sà lan tông sập thì về lâu dài cầu Ghềnh cũng không chịu nổi tải trọng của một đoàn tàu hiện đại đi qua. Cầu Ghềnh không chỉ già nua về tuổi thọ mà móng cầu chỉ được xây bằng đá chứ không phải bê tông cốt thép. Lúc đó nếu có xảy ra sự cố thì hậu quả sẽ còn nghiêm trọng hơn rất nhiều. Bây giờ kinh tế phát triển mà không an toàn thì không được”.

Ông Cường cho biết thêm, tỉnh Đồng Nai cũng đã kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) để mắt tới cây cầu Rạch Cát.

Nghe ra phát biểu của Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai rất đúng với thực tế nhưng chưa “mạnh mẽ” lắm cụ ạ. Bởi, cầu Ghềnh đã quá già nua thì cầu Rạch Cát cũng chẳng trẻ trung gì.

Trong quá khứ cầu Rạch Cát từng bị “ngả bệnh” phải “phẫu thuật” thay vào một nhịp cầu vuông. Vấn đề bảo đảm an toàn cho tương lai tốt nhất là ngay thời điểm này nên thay luôn cầu mới.

Thời gian thi công xây dựng một cây cầu nhanh nhất cũng phải từ 3 đến 4 tháng. Mỗi ngày tuyến đường sắt lũng đoạn như hiện nay theo ước tính thiệt hại khoảng 10 tỷ đồng. Trong khi kinh phí xây dựng cầu Rạch Cát mới chỉ tầm 200 tỷ, tương đương với 20 ngày thiệt hại.

Vậy thì tại sao không nhân vụ sập cầu Ghềnh “tranh thủ” xây mới luôn cầu Rạch Cát để tiết kiệm thời gian nhằm giảm thiểu thiệt hại tương lai. Vì trước sau gì cũng phải thay thế thôi, chứ tuổi của cụ cầu Rạch Cát đáng lý đã nghỉ hưu lâu rồi và cụ cũng đã… liệt oanh hoàn thành sứ mệnh lịch sử.

Nhân vụ sập cầu Ghềnh: Cụ cầu Rạch Cát đang 'hấp hối' ảnh 4

Cầu Ghềnh giờ đã lùi vào quá khứ. Ảnh: Lệ Hoa

Xã hội ngày nay nhiều nơi xài tiền thoáng lắm. Lát gạch vỉa hè ở một quận còn dám tiêu tốn cả ngàn tỷ đồng, mà hiệu quả thì làm sao so sánh với việc giữ gìn tính mạng con người được chứ.

Thôi thì… thành sự tại thiên. Cầu may các vị ở Bộ GTVT đọc được ý nguyện này mà để mắt đến cụ nhiều hơn. Nhất là quan tâm đến chân cẳng của cụ, vì cọng sắt nào đứng ngâm dưới nước 113 năm mà chẳng mỏi nhũn nhừ ra rồi cụ nhỉ? Nếu cụ còn tiếp tục công tác ở sông Đồng Nai thì cũng không ai dám ký cam kết sức khỏe của cụ tốt đâu.

Nói dại mồm, nếu rủi có kiệt quệ sức lực thì trước khi trút hơi thở cuối cùng cụ cũng ráng ho hen hục hặc chi đó để người gác cầu phát hiện, chớ đừng có bất ngờ “đột quỵ” khi đoàn tàu đi qua mà tức tưởi dân lành, cụ nhé!

Kính cụ.

Lệ Hoa

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.