Nhật Bản: Già hóa và nhu cầu về những căn hộ 'thiết kế riêng'

[Ngày Nay] - Sau khi đạt đỉnh vào năm 2008, dân số Nhật Bản không tăng nhiều nhưng lượng người cao tuổi tăng vọt. Tính đến tháng 9 năm nay, những người trên 65 tuổi chiếm kỷ lục 28,4% dân số, tương đương 35,88 triệu người. Tỷ lệ đó được dự báo sẽ đạt 30% vào năm 2025 và 35,3% vào năm 2040…
Hạnh phúc bên nhau: Kazuto và Etsuko Mori thường suy ngẫm về khả năng mất nhau, và họ sẽ đối phó thế nào khi sống trong cô độc.
Hạnh phúc bên nhau: Kazuto và Etsuko Mori thường suy ngẫm về khả năng mất nhau, và họ sẽ đối phó thế nào khi sống trong cô độc.

Hằng ngày, bà Sachiko Miura, 80 tuổi thức dậy lúc 6h sáng để chuẩn bị bữa sáng tại căn hộ mới được cải tạo nằm gần một siêu thị lớn, một spa và một bệnh viện ngoại ô lớn thứ ba của Nhật Bản.

Sau khi dọn dẹp phòng và giặt giũ, bà đi thang máy xuống tầng trệt của khu dân cư để cùng những người khác tập một bài thể dục ngắn theo nhạc vào lúc 9h30. Sau đó, vào lúc 10h sáng, bà thả một thẻ gỗ vào một chiếc hộp được lắp đặt bởi văn phòng Yuimarl Jinnan, tên của người điều hành hỗ trợ quản lý căn hộ rộng 62 m2 của bà Miura ở Nagoya thuê khoảng 63.000 yên/tháng.

Một trong những vấn đề quan trọng nhất mà Nhật Bản cần giải quyết trong thời gian khủng hoảng nhân khẩu học là nhà ở: Làm sao có loại hình nhà ở phù hợp cho cư dân lớn tuổi, độc thân như bà Miura.

Nếu bà Miura không để lại thẻ này trong hộp, nhân viên sẽ gọi cho bà hoặc đến căn hộ để xác nhận sự an toàn. Bà cũng được trao một nút khẩn cấp trên máy tính xách tay, và phòng của bà được trang bị cảm biến báo cáo thời gian bất động kéo dài cho Secom, nhà cung cấp dịch vụ bảo mật lớn nhất quốc gia, sẽ cử nhân viên nếu cần thiết. Bà phải trả thêm 30.000 yên mỗi tháng cho những dịch vụ này, lệ phí bà Miura chi trả bằng lương hưu.

Nhật Bản: Già hóa và nhu cầu về những căn hộ 'thiết kế riêng' ảnh 1

Cư dân khu nhà của Yuimarl Jinnan tham gia vào một thói quen tập thể dục.

“Sau khi chồng tôi qua đời 5 năm trước, tôi nghĩ đến việc chuyển đến một cơ sở chăm sóc người già vì tôi không có con cái. Nhưng khi tôi tưởng tượng được cho ăn ba bữa một ngày và chăm sóc mọi thứ, tôi lo lắng về việc mất đi sự độc lập của mình”, cụ bà 80 tuổi thẳng thắn chia sẻ. “Ở đây, tôi có thể sống một mình với sự giám sát. Và nếu tôi thấy cần chăm sóc sức khỏe, tôi có thể hỏi ý kiến nhân viên để được tư vấn”.

Chuỗi nhà ở dịch vụ Yuimarl do Community Net Inc. điều hành cung cấp nhà ở với giá cả phải chăng cho những người lớn tuổi nhanh nhẹn, khỏe mạnh, không cần chăm sóc và muốn tự do cùng với các đặc quyền khác như tham gia các sự kiện cộng đồng, tư vấn sức khỏe và có lẽ quan trọng nhất là các dịch vụ giám sát. Với hơn một chục cơ sở đang hoạt động và đang mở rộng, mô hình kinh doanh này dường như đang phát triển mạnh ở quốc gia mà 1/4 dân số trên 65 tuổi.

Nhật Bản: Già hóa và nhu cầu về những căn hộ 'thiết kế riêng' ảnh 2

Cư dân cao tuổi tại cơ sở của Yuimarl Jinnan thưởng thức bữa ăn cùng nhau tại một không gian cộng đồng chung.

Nhu cầu về các dịch vụ phục vụ cho tuổi già và hậu sự đã tăng vọt trong thập kỷ qua khi Nhật Bản phải vật lộn với gánh nặng kinh tế xã hội liên quan đến tình trạng già hóa chưa từng thấy. Và liệu có đủ nguồn lực để cung cấp cơ sở hạ tầng cần thiết để hỗ trợ hàng ngũ người cao tuổi hay không là một chủ đề được quan tâm đối với các quốc gia công nghiệp khác.

Đối với Nhật Bản, một viễn cảnh kinh hoàng đang được vẽ ra. Vào năm 2040, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ dự kiến sẽ giảm mạnh đến mức dân số ước tính giảm 15,5 triệu người, tương đương với dân số Somalia. Và đến năm 2065, sẽ chỉ có 1,3 người Nhật ở độ tuổi lao động sẵn sàng hỗ trợ mỗi người cao tuổi.

Một trong những vấn đề quan trọng nhất mà Nhật Bản cần giải quyết trong thời gian khủng hoảng nhân khẩu học là nhà ở: Làm sao có loại hình nhà ở phù hợp cho cư dân lớn tuổi, độc thân như bà Miura.

Kể từ năm 2011, khi Luật bảo đảm nhà ở cho người cao tuổi được sửa đổi, chính phủ Nhật Bản hỗ trợ tài chính cho các công ty khởi nghiệp như Community Net nhằm đảm bảo nguồn cung căn hộ dịch vụ dành cho người cao niên. Để được vào ở các căn hộ này, cư dân phải từ 60 tuổi trở lên, có chứng nhận chăm sóc dài hạn; các ngôi nhà thì không có chướng ngại vật và rộng hơn 25 m2.

Nhật Bản: Già hóa và nhu cầu về những căn hộ 'thiết kế riêng' ảnh 3

Bà Sachiko Miura, 80 tuổi, chuyển đến một căn hộ dịch vụ Yuimarl Jinnan trong năm nay sau khi mất chồng 5 năm trước.

Community Net hiện đang vận hành 13 khu dân cư với thương hiệu Yuimarl tại Nhật Bản, cung cấp dịch vụ với nhiều cấp độ khác nhau.

Hầu hết các căn hộ nằm gần các trung tâm đô thị với các cơ sở y tế và điều dưỡng trong vùng lân cận.

Ayuka Muraoka, phát ngôn viên của Community Net, cho biết Yuimarl Jinnan, nằm gần cảng Nagoya ở phía nam phường Minato, còn giải quyết một tác dụng phụ lớn khác của sự thay đổi nhân khẩu học của quốc gia - số lượng nhà bị bỏ hoang ngày càng tăng. “Thông thường, chúng tôi chỉ sử dụng những khu nhà ở cao cấp, biệt lập nhưng tại Yuimarl Jinnan, chúng tôi lại quản lý các phòng căn hộ bị bỏ trống mà không có người thuê”, cô Muraoka nói.

Điều đó có nghĩa là cư dân của Yuimarl Jinnan sống giữa những cư dân khác trong khu chung cư, giúp họ cơ hội hòa nhập với các gia đình trẻ và trẻ em. Trong số 150 căn hộ trong Village House Kiba Tower - tên chính thức của tòa nhà 14 tầng - Community Net quản lý 37 căn hộ. 80% người thuê nhà là phụ nữ độc thân như bà Miura, Muraoka nói.

Tiền hưu trí giảm và chi phí y tế đang tăng lên. Công dân cao tuổi không còn đủ khả năng chi trả cho các lựa chọn nhà ở đắt đỏ. “Đó là lý do tại sao chúng tôi tận dụng hàng triệu căn hộ bỏ hoang rải rác trên toàn quốc để cung cấp nhà ở giá cả phải chăng cho người cao tuổi”, Muraoka nói.

Trong thập kỷ kể từ năm 2008, số lượng bất động sản không có người ở trên khắp Nhật Bản đã tăng gần 1 triệu căn lên 8,46 triệu, theo báo cáo gần đây nhất của chính phủ năm 2018. Tại Nagoya, một trung tâm công nghiệp với dân số 2,33 triệu người, 13,2% nhà cửa bị bỏ hoang. Ngay cả ở Tokyo, nơi vẫn nhận một dòng người di cư lớn, hơn 1/10 ngôi nhà trống rỗng, tỷ lệ cao hơn so với các thành phố như London, New York và Paris. Hiện tượng này được dự đoán sẽ trở nên tồi tệ hơn trong những thập kỷ tới - Viện nghiên cứu Nomura dự kiến số lượng nhà ở bị bỏ hoang sẽ tăng lên 21,7 triệu vào năm 2033, tương đương một phần ba tổng số nhà ở Nhật Bản.

Một cuộc khảo sát do Văn phòng Nội các Nhật Bản thực hiện vào năm 2012 cho thấy 17,3% hộ gia đình có cư dân trên 60 tuổi cảm thấy những “cái chết không được biết tới” (kodokushi), là vấn đề gần kề. Con số đó tăng vọt lên 45,4% nếu chỉ tính các hộ gia đình độc thân.

Cặp vợ chồng Kazuto và Etsuko Mori, đều 69 tuổi, thường suy ngẫm về khả năng mất nhau và cách họ sẽ đối phó với việc sống trong cô độc. Mối quan tâm đó có thể là một phần lý do khiến họ quyết định bán căn hộ đã sinh sống bốn thập kỷ và chuyển đến một căn hộ dịch vụ Yuimarl Jinnan vào tháng 6 này.

“Chúng tôi đã cân nhắc nhiều lựa chọn, bao gồm cả nhà dưỡng lão, nhưng quyết định đó là quá sớm đối với chúng tôi”, ông Etsuko nói. Với hai đứa con đã thoát li, việc chuyển đến các khu vực danh lam thắng cảnh như Hokkaido và Okinawa cũng khiến ông bà Mori phải suy nghĩ, nhưng họ quyết định ưu tiên cho sự thuận tiện của cuộc sống thành phố. Tại Nagoya, cư dân trên 65 tuổi có thể nhận được một thẻ cao cấp cho phép sử dụng miễn phí vào hầu hết các phương tiện giao thông công cộng.

Cơ sở hạ tầng tại các thành phố lớn vẫn là một sức hút mạnh mẽ đối với người già. Theo một cuộc khảo sát của Văn phòng Nội các vào năm 2015, 65,1% số người được hỏi cho rằng, các cơ sở y tế và điều dưỡng thuận tiện là ưu tiên khi quyết định nơi sinh sống.

Trong vài tháng kể từ khi ông bà Mori chuyển đến nơi ở mới, họ đã xoay sở để thiết lập một thói quen lành mạnh kết hợp với các hoạt động giải trí.

Bà Kazuto thức dậy lúc 3h50 sáng mỗi ngày để đi bộ hai giờ đến đền Atsuta của thành phố rồi quay về. Ba ngày một tuần, hai vợ chồng ghé thăm một câu lạc bộ thể thao để rèn luyện sức khỏe. Họ cùng bà Miura tập môn rajio taiso vào 9h30 hàng ngày và hai lần một tháng vào Chủ nhật, Kazuto tổ chức một buổi mạt chược buổi chiều tại một phòng khách chung của tòa nhà, nơi được trang bị máy karaoke..

Trong năm 2010, có 16,78 triệu hộ gia đình đơn thân ở Nhật Bản. Con số đó tăng vọt lên 18,42 triệu trong năm 2015 và dự kiến sẽ đạt 40% tổng số hộ vào năm 2040, theo dự báo của chính phủ nước này. Mức tăng này không có gì đáng ngạc nhiên và dự kiến sẽ rõ rệt nhất trong số các hộ gia đình có cư dân trên 65 tuổi.

Trong khi Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản cho rằng, xu hướng gia tăng của những người không lập gia đình và gia đình hạt nhân, cũng góp phần vào hiện tượng đáng lo ngại: Những cái chết không được biết tới (kodokushi), hoặc những cái chết cô đơn, nơi những người sống một mình được tìm thấy đã chết tại nhà, nhưng không một ai để ý trong thời gian dài.

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.