Nước ngầm tại TP HCM đang bị khai thác ở mức báo động

TP HCM vừa có kế hoạch giảm lưu lượng khai thác nguồn nước ngầm và tiến tới ngừng khai thác nhằm tránh tình trạng cạn kiệt nguồn nước.
Nước ngầm được người dân bơm lên thùng dữ trữ để sử dụng trong sinh hoạt.
Nước ngầm được người dân bơm lên thùng dữ trữ để sử dụng trong sinh hoạt.

Người dân ở TP HCM đang sử dụng song song hai nguồn nước máy và nguồn nước ngầm, việc khai thác này không chỉ diễn ra trong các hộ gia đình, mà nó tại ở các hộ kinh doanh và trong các khu công nghiệp.

Theo UBND TP HCM, hiện nay, trên địa bàn có khoảng 100.000 giếng khoan khai thác nước ngầm với đường kính và độ sâu khác nhau. Tổng khối lượng nước ngầm đang được khai thác là gần 717.000 mét khối mỗi ngày. Trong đó, lượng nước ngầm được khai thác trong các hộ gia đình cao nhất là gần 356.000 mét khối mỗi ngày; tiếp đến là các cơ sở kinh doanh không nằm trong khu chế xuất- khu công nghiệp với gần 173.000 mét khối. Thấp nhất là lượng nước ngầm sử dụng trong khu chế xuất - khu công nghiệp với hơn 58.000 mét khối mỗi ngày.

Từ năm 2018, UBND thành phố đã có kế hoạch giảm lượng khai thác nước ngầm từ gần 717.000 mét khối xuống còn 100.000 mét khối mỗi ngày đến vào năm 2025. Mới đây TP cũng đã chỉ đạo Sở Tài nguyên - Môi trường rà soát hiện trạng khai thác sử dụng nước dưới đất của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu dân cư. Trên cơ sở đó lập kế hoạch giảm khai thác sử dụng nước dưới đất, tiến đến ngừng khai thác theo lộ trình. Song song đó, cũng kiến nghị Bộ Tài nguyên - môi trường về việc hạn chế, ngừng cấp giấy phép khai thác sử dụng nước ngầm trên địa bàn TP.

Theo ông Trần Cường, Phó phòng kỹ thuật công nghệ, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn, việc khai khác nguồn nước ngầm quá mức sẽ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường; dẫn đến mất cân bằng áp lực trong các tầng chứa nước và nguy cơ suy kiệt cả về trữ lượng và chất lượng của nguồn nước. Nguy hiểm hơn, sự mất cân bằng trên còn dẫn đến sự hạ thấp mặt đất, kéo theo hiện tượng sụt, lún, ngập úng, ảnh hưởng đến môi trường sống của con người. Đặc biệt, nguồn nước ngầm có vai trò quan trọng trong vấn đề an ninh nguồn nước, nhất là khi nguồn nước mặt có sự cố về ô nhiễm. Ngoài ra, sử dụng nước ngầm không qua xử lý cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng.

Hiện nay, Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn đang quản lý và cung cấp nước cho 23/24 quận, huyện của TP, riêng huyện Củ Chi thì do một đơn vị khác quản lý, với tổng công suất cấp nước lớn nhất là hơn 2,4 triệu m3 mỗi ngày, nhưng người dân sử dụng chỉ gần 1,93 triệu m3. Thống kê mới nhất cho thấy, trên địa bàn TP có khoảng hơn 125 ngàn đồng hồ có chỉ số tiêu thụ sạch từ 0 đến 4m3 trên tháng, nhiều nhất là quận 12 và huyện Hóc Môn. Lý giải vấn đề trên, ông Trần Cường cho rằng, việc khai thác nước ngầm hiện nay rất dễ dàng, chi phí rẻ và cũng là thói quen có từ lâu, nên để người dân thay đổi cũng cần thêm thời gian.

"Nhận thức được rõ vai trò của mình trong việc cấp nước cho TP, và việc nhận thấy tác hại của việc khai thác quá mức nước ngầm, thì chúng tôi đã triển khai nhiều biện pháp, để khuyến khích người đân sử dụng nước máy và hạn chế khai thác nước ngầm, từ nay đến 2025 chúng tôi sẽ giảm lượng khai thác nước ngầm của các hệ thống cấp nước tập trung, thay bằng nguồn nước mặt", ông Cường cho biết.

Ông Đinh Công Sản, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chỉnh trị sông và phòng chống thiên tai thuộc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam nguồn nước ngầm ngày càng khan hiếm do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cũng như quá trình đô thị hóa cao cho nên việc hạn chế khai thác quá mức là rất cần thiết: "Nguồn nước mà chúng ta lấy cho sinh hoạt và phục vụ cho công nghiệp ở khu vực TP HCM thì có nguồn từ sông Sài gòn và nước ngầm trong các khu vực. Nước ngầm bây giờ TP HCM đang khuyến cáo sẽ gần như là cấm không cho khai thác nữa vì nó gây ra hiện tượng lún sụt đất nền. Xu thế trong tương lai là mực nước ở hạ du ngày càng hiếm thì sẽ lấy nước trực tiếp từ hồ Dầu tiếng xuống sẽ đủ cung cấp nước cho vùng hạ du, đặc biệt là TP HCM".

Thực tế hiện nay, khai thác nước ngầm ở TP HCM đang ở mức báo động, không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề an ninh nguồn nước mà còn gây tác động lớn đến nền đất cho nên, ngoài việc vận động người dân hạn chế sử dụng nguồn nước ngầm thì thành phố cũng cần phải tính phương án lâu dài nhằm tránh tác động đến đời sống nhân dân và sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố./.

Theo VOV
Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch tu bổ Di tích quốc gia đặc biệt Địa điểm về Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ
Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch tu bổ Di tích quốc gia đặc biệt Địa điểm về Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ
(Ngày Nay) - Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký ban hành Quyết định số 1677/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Địa điểm về Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Ông Cao Huy giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ
Ông Cao Huy giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ
(Ngày Nay) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 1669/QĐ-TTg điều động, bổ nhiệm ông Cao Huy, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ.
Đổi mới sáng tạo và xuất khẩu bền vững góp phần tăng trưởng kinh tế
Đổi mới sáng tạo và xuất khẩu bền vững góp phần tăng trưởng kinh tế
(Ngày Nay) - Năm 2024, kinh tế nước ta tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức đến từ những biến động địa chính trị, địa kinh tế thế giới và các vấn đề nội tại của đất nước; đặc biệt siêu bão số 3 và cơn bão số 4 gây thiệt hại nặng nề trên diện rộng cho hệ thống hạ tầng năng lượng, công nghiệp, thương mại và sản xuất, kinh doanh tại nhiều địa phương.
Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: TTXVN.
Tiếp tục đổi mới công tác hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng
(Ngày Nay) - Ngày 27/12, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 theo hình thức trực tiếp tại Trụ sở Cục Đối ngoại (Bộ Quốc phòng), kết hợp trực tuyến tại 22 điểm cầu trong toàn quân.
Linh cữu Đại tướng Nguyễn Quyết được quàn tại Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội). Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN.
Tổ chức trọng thể Lễ tang Đại tướng Nguyễn Quyết
(Ngày Nay) - Sáng 27/12, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình tổ chức trọng thể Lễ viếng, Lễ truy điệu Đại tướng Nguyễn Quyết theo nghi thức Lễ tang cấp Nhà nước.
Hình ảnh Hội An trong video clip quảng bá. Ảnh: Trung tâm thông tin du lịch.
Lan tỏa video vẻ đẹp du lịch Việt Nam trên kênh truyền hình quốc tế CNN
(Ngày Nay) - Nhằm lan tỏa vẻ đẹp du lịch Việt Nam, định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên bản đồ du lịch quốc tế, ngày 27/12, Trung tâm Thông tin du lịch, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam cho biết, hình ảnh video quảng bá du lịch Việt Nam đã chính thức xuất hiện trên kênh truyền hình nổi tiếng toàn cầu CNN.