Ông Trump liên tục chỉ trích bà Kamala Harris

(Ngày Nay) - ÔngDonald Trump mới đây đã tung ra một loạt lời chỉ trích nhắm vào cá nhân và chính sách vào Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris với hy vọng giành lại vị thế dẫn đầu trong các cuộc thăm dò ý kiến cử tri.
Ông Trump liên tục chỉ trích bà Kamala Harris

Một số đồng minh, nhà tài trợ và cố vấn đã bày tỏ lo ngại về cách ông Trump hướng mũi dùi chỉ trích về đời tư bà Harris, thay vào đó nên chỉ ra những lỗ hổng trong cách ban hành các chính sách.

Phát biểu trước những người ủng hộ tại thành phố Asheville (bang Bắc Carolina), ông Trump không còn nhắc tới vấn đề xuất thân của bà bà Harris, nhưng ông vẫn tiếp tục đưa ra những lời lăng mạ cá nhân đối với bà, có lúc gọi bà là "ngu ngốc".

Kể từ khi trở thành ứng cử viên của đảng Dân chủ, Phó Tổng thống Kamala Harris đã thay đổi đáng kể vị thế cuộc đua vào Nhà Trắng. Các cuộc thăm dò liên tục cho thấy bà đang thu hẹp khoảng cách với ông Trump. Thậm chí kết quả một số cuộc thăm dò cho thấy bà đang dẫn trước ứng viên của đảng Cộng hòa.

Chính diễn biến này đã khiến ông Trump lo ngại và tìm cách tấn công đời tư của đối phương. Ông ám chỉ rằng bà Harris, người có mẹ sinh ra ở Ấn Độ và cha sinh ra ở Jamaica, gần đây mới dựa vào gốc gác của mình để lấy lòng cử tri gốc Phi. Một số đảng viên Cộng hòa đã bôi nhọ bà bằng những lời chỉ trích phân biệt chủng tộc và giới tính.

Một số đồng minh khác của cựu Tổng thống Trump cho biết cách tiếp cận này đã gây tổn hại đến chiến dịch tranh cử của ông.

"Cá nhân tôi không quan tâm đến việc Kamala muốn xác định mình là ai", Bill Bean, một nhà tài trợ lớn của đảng Cộng hòa cho biết.

Nhằm hưởng ứng lời kêu gọi của các đồng minh, ông Trump đã dành phần sau của bài phát biểu tại Asheville để chỉ trích các chính sách của bà Harris trong khi nêu rõ chính sách của mình.

Trump cho biết ông sẽ mở cửa đất liên bang để khoan dầu và nới lỏng quy trình cấp phép cho đường ống cùng với các biện pháp khác được thiết kế để hạ giá tiêu dùng nếu ông đánh bại bà Harris.

Ông cũng cam kết sẽ cắt giảm một nửa giá khí đốt và điện trong vòng 12 đến 18 tháng sau khi nhậm chức. Ông không nêu rõ sẽ thực hiện như thế nào, nhưng đã nhắc lại những lời hứa trước đó về việc đưa thêm sản lượng dầu vào hoạt động, bao gồm cả Khu bảo tồn động vật hoang dã Bắc Cực của Alaska, nơi chính quyền Biden đã ngừng cấp giấy phép mới.

Ứng viên Donald Trump cáo buộc bà Harris ủng hộ lệnh cấm khai thác khí đá phiến và cho biết lập trường của bà sẽ là một gánh nặng lớn ở bang chiến trường Pennsylvania, nơi hoạt động khai thác khí đá phiến rất phổ biến.

Trong quá khứ, Phó Tổng thống Mỹ từng phản đối tất cả các dự án khai thác nhiên liệu hóa thạch mới, chiến dịch tranh cử của bà cho biết ứng viên đảng Dân chủ không còn ủng hộ lệnh cấm nữa.

Cũng trong bài phát biểu ở bang Bắc Carolina, ông Trump đã mời chuyên gia tài chính và cố vấn kinh tế không chính thức Scott Bessent lên sân khấu. Cựu tổng thống đã khen ngợi sự nhạy bén và ngoại hình của Bessent, người mà một số đồng minh của Trump coi là ứng cử viên hàng đầu cho chức bộ trưởng tài chính nếu ông Trump giành chiến thắng vào tháng 11.

Trong khi đó, bà Harris sẽ đến bang Bắc Carolina vào thứ Sáu, nơi bà sẽ phát biểu trước đám đông về chính sách kinh tế. Bà sẽ phác thảo một kế hoạch giảm chi phí cho các gia đình trung lưu và giải quyết tình trạng tăng giá của doanh nghiệp.

Chương trình nghị sự kinh tế của ứng cử viên đảng Dân chủ sẽ tập trung vào việc giảm chi phí hàng hóa, nhà ở và chăm sóc sức khỏe.

Nền tảng chính sách kinh tế của Harris gắn bó chặt chẽ quan điểm của chính quyền Tổng thống Joe Biden và hướng đến việc thu hút tầng lớp trung lưu. Các cố vấn tranh cử cho biết chiến dịch của bà sẽ đặc biệt chú ý đến những gì thu hút được cử tri ở các tiểu bang chiến trường, khi chỉ còn chưa đầy 90 ngày nữa là đến cuộc bầu cử tổng thống.

Các ý tưởng kinh tế cấp tiến thường được cử tri ủng hộ, nhưng chúng thường khó thông qua thành luật. Hầu hết các ưu tiên kinh tế của hai ứng viên Harris và Trump cần phải thông qua trước Quốc hội.

Trước đó, ông Trump đã hứa sẽ thực hiện việc cắt giảm thuế vĩnh viễn và đề xuất áp dụng thuế quan mới đối với hàng nhập khẩu, một ý tưởng mà bà Harris phản đối.

Theo Reuters
Tổ chức Tết Trung thu phù hợp, ưu tiên tặng quà cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi bão lũ
Tổ chức Tết Trung thu phù hợp, ưu tiên tặng quà cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi bão lũ
(Ngày Nay) - Trước tình hình nhiều tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ đang tập trung khắc phục hậu quả do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra, ngày 12/9, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có công văn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố một số nội dung về việc tổ chức Tết Trung thu năm 2024.
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang thăm và làm việc tại LB Nga
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang thăm và làm việc tại LB Nga
(Ngày Nay) - Nhận lời mời của Đại tướng Sergey Shoigu, Thư ký Hội đồng An ninh LB Nga, đoàn đại biểu cấp cao Bộ Công an do Thượng tướng Lương Tam Quang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an làm trưởng đoàn đã thăm và dự Hội nghị Lãnh đạo cấp cao phụ trách an ninh các nước tổ chức tại St. Petersburg.
UNESCO gây quỹ 44,5 triệu USD cho giáo dục Cameroon. Ảnh: UNESCO
UNESCO gây quỹ 44,5 triệu USD cho giáo dục Cameroon
(Ngày Nay) - Trong chuyến thăm chính thức tới thành phố Yaoundé (Cameroon), Tổng giám đốc UNESCO đã công bố huy động 44,5 triệu USD (khoảng hơn 1.000 tỷ đồng) cho giáo dục tại Cameroon. Khoản tiền này sẽ được sử dụng để hiện đại hóa chương trình giảng dạy tại trường học và đào tạo hơn 28.000 chuyên gia giáo dục.
Nhiều khu vực trên cả nước duy trì mưa dông
Nhiều khu vực trên cả nước duy trì mưa dông
(Ngày Nay) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng sớm 12/9, khu vực đồng bằng, trung du Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 30-50mm, cục bộ có nơi trên 100mm.
(Từ trái sang) Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy và Ngoại trưởng Anh David Lammy tại cuộc gặp ở Kiev ngày 11/9.
Phương Tây hối thúc Ukraine tính toán phương án B
(Ngày Nay) - Ukraine đang chịu áp lực từ phương Tây để điều chỉnh chiến lược trong bối cảnh Nga tiếp tục đạt được những bước tiến dù chậm chạp. Mỹ và châu Âu đang thúc đẩy Kiev đưa ra một kế hoạch thực tế hơn, có thể đạt được trong năm tiếp theo, nhằm duy trì sự hỗ trợ quân sự từ các đồng minh.