PGS Trần Lâm Biền: Không ai gọi rùa hồ Gươm bằng 'cụ' cả

Mới đây, PGS Trần Lâm Biền cho rằng: Không ai gọi rùa hồ Gươm bằng 'cụ' cả gây nhiều trang cãi của cộng đồng mạng.
PGS Trần Lâm Biền: Không ai gọi rùa hồ Gươm bằng 'cụ' cả

Người Việt Nam vẫn thường gọi rùa khổng lồ sống ở hồ Gươm là "Cụ" với hàm ý tôn kính. Khi còn sống, cụ Rùa cũng luôn được người dân Thủ đô và cả nước đặc biệt trân trọng, quan tâm.

Mới đây, trả lời phỏng vấn trên Báo điện tử Một thế giới, PGS -TS Trần Lâm Biền - một trong những nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam, với các công trình nghiên cứu về văn hóa dân gian, tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam cho rằng: Không ai gọi rùa hồ Gươm bằng 'cụ' cả gây nhiều trang cãi của cộng đồng mạng.

PGS Trần Lâm Biền: Không ai gọi rùa hồ Gươm bằng 'cụ' cả ảnh 1

PGS.TS Trần Lâm Biền

Theo đó, Ông Biền cho biết không ai gọi con rùa đó là “cụ” rùa cả, chỉ có mỗi ông Hà Đình Đức gọi con rùa đó là “cụ” thôi. Không ai định tuổi được con rùa đó cả nên đừng “bịa” rằng nó có từ thời Lê Sơ, gắn với Lê Lợi, hoàn toàn không có chứng cớ về mặt khoa học.

Việc một con rùa chết, có lẽ chỉ có mỗi PGS Hà Đình Đức coi là "cụ" và để tang mà thôi. Các nhà khoa học không ai coi con rùa đó là "cụ" cả.

Cùng theo ông Biền, biểu tượng của con rùa lúc nào cũng có 2 mặt, mặt tích cực và mặt tiêu cực. Mặt tích cực là nó gắn với thần bảo tồn trong thần thoại, còn ở Việt Nam nó gắn với thần Kim Quy. Ý nghĩa tích cực của nó là có mái khum, tượng trưng cho bầu trời, bụng nó phẳng tượng trưng cho mặt đất. Và cái nhà sàn người Việt ở chính là biểu tượng bắt nguồn từ hình tượng con rùa, mang ý nghĩa vững chắc. Con người sống trong nhà sàn đó là sống trong nguồn sinh lực nối giữa trời và đất nên người ta cảm thấy hạnh phúc, khỏe mạnh.

Còn ý nghĩa tiêu cực về rùa đó chính là rùa và rắn là 2 con vật thủy quái luôn luôn dâng nước làm lũ lụt. Cả người Á Đông đều có ý chống lại việc đó. Biểu hiện đầu tiên của việc chống lại đó gắn với ông Lý Ông Trọng, ông ấy đã thò tay xuống nước khoắng đưa con rùa (còn được gọi là con giải) đó lên vì nó dâng nước phá đê.

Ở Hà Nội, người ta còn kể sự tích rùa dâng nước làm lụt lội cả vùng ấy và khi đó người ta gọi là hồ Lục Thủy - một cái hồ rất to, nay đã bị thu hẹp lại và người ta gọi là hồ Gươm. Còn sự tích “trả gươm cho rùa” của ông cha ta chính là sự huyền thoại hóa việc sống chung với lũ lụt để phát triển nghề nông nghiệp ở thời Lê Sơ. Đó chính là sự tích văn nghệ hóa, huyền thoại hóa của ông cha ta kể cho con cháu sau này mà thôi.

PGS Trần Lâm Biền: Không ai gọi rùa hồ Gươm bằng 'cụ' cả ảnh 2

Cụ rùa Hồ Gươm.

Ông Biền cũng cho biết thêm: "Người dân Hà Nội nhìn con rùa hồ Gươm như là một kỷ niệm, là một con vật mà họ thường gặp nên họ yêu quý. Bởi lẽ nó đã được thuần dưỡng. Nó giống như thể con chó nào ban đầu cũng là chó sói, nhưng khi được thuần dưỡng thì thành chó cưng. Con rùa này cũng vậy. Sống lâu thì có tình cảm, quen thuộc thì thấy thân thương, nên nó chết tất nhiên là người dân Hà Nội sẽ cảm thấy thiếu vắng mà thôi."

Ngay khi ý kiến của PGS Biền được đăng tải đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng.

Phần lớn bình luận phản đối nhận định của PGS - TS Trần Lâm Biền. Bên cạnh đó, nhiều người cũng comment giải thích lý do người dân gọi rùa Hồ Gươm là "cụ".

Bạn Trương Cao Minh Trí cho rằng: "Gọi cung kính thôi, chẳng lẽ gọi là con rùa, nếu thế thì còn gì là biểu tượng của hồ Gươm".

"Ai cũng biết rùa là một số những linh vật có tuổi thọ rất cao mà, gọi bằng gì thì đó là ý của con người", bạn có nick name Tran Minh Quyen chia sẻ.

Vân Trang

Ảnh minh họa
Xây dựng Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch biển đảo tầm cỡ quốc tế
(Ngày Nay) -  Ngày 27/4, Văn phòng Chính phủ phát đi Thông báo số 189/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tổng kết Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 5/10/2004 về Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Tuyến phố đi bộ Bãi Cháy thu hút đông đảo người dân và du khách trong ngày đầu khai trương. Ảnh: Đức Hiếu - TTXVN
Quảng Ninh đưa thêm một tuyến phố đi bộ vào hoạt động
(Ngày Nay) -  Tối 27/4, tại khu phố cổ công viên Đại Dương, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) tuyến phố đi bộ kết hợp ẩm thực Bãi Cháy chính thức được khai trương. Tuyến phố này hoạt động từ 19 giờ đến 24 giờ hàng ngày.
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
(Ngày Nay) - Từ ngày 27/4, ngày đầu tiên của dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, khách du lịch sẽ không được mang các sản phẩm nhựa dùng một lần ra các xã đảo của huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), cụ thể gồm 5 xã đảo: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen.
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
(Ngày Nay) - Sáng 27/4, tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang lần thứ 3, năm 2024, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành. Sự kiện đã thu hút hàng nghìn du khách và nhân dân tới tham dự.
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
(Ngày Nay) - Ngày 26/4, hãng hàng không Japan Airlines của Nhật Bản cho biết mới đây hãng đã phải hủy một chuyến bay từ thành phố Dallas (Mỹ) tới Tokyo sau khi tiếp nhận thông tin từ cảnh sát địa phương rằng cơ trưởng của chuyến bay này có hành vi gây rối tại khách sạn do say rượu.