PGS. TS Đào Trọng Tứ: Chẳng ở đâu 'buông bỏ' sông như Hà Nội

(Ngày Nay) -  Thời gian vừa qua, những thông tin về các dự án làm sạch sông Tô Lịch của Hà Nội được rất nhiều người dân chú ý. Người Hà Nội mong mỏi sớm được chứng kiến dòng Tô Lịch được hồi sinh, không phải chịu đựng tình trạng ô nhiễm trầm trọng của dòng sông này.
PGS. TS Đào Trọng Tứ: Chẳng ở đâu 'buông bỏ' sông như Hà Nội

Ngày Nay đã có cuộc phỏng vấn PGS.TS Đào Trọng Tứ –Trưởng ban điều hành Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và thích nghi biến đổi khí hậu) về vấn đề này.

Phóng viên (PV): Thưa PGS. TS Đào Trọng Tứ, người dân thủ đô Hà Nội đã nhiều lần mừng hụt vì các dự án cứu sông Tô Lịch. Tuy nhiên đến nay, đây vẫn là dòng sông bốc mùi đúng nghĩa. Là một người có nhiều năm nghiên cứu về mạng lưới sông ngòi, ông có cho rằng, chúng ta có thể cứu được con sông thoát khỏi tình trạng ô nhiễm nặng nề như hiện nay.

PGS. TS Đào Trọng Tứ: Tôi cho rằng nếu có quyết tâm chính trị, có sự đồng lòng của người dân, xã hội thì có thể cứu được, và phải đặt ra mốc thời gian cụ thể để hoàn thành công việc này.

Nên nhớ, tên của thủ đô là Hà Nội, cái tên này liên quan mật thiết đến sông. Quá trình hình thành, phát triển cho đến ngày nay cũng gắn liền với các con sông. Nhưng sông, phải có đủ các yếu tố cần thiết để nó được gọi là sông theo đúng nghĩa, đó là có dòng chảy, có sinh vật, cây cỏ sống được và quan trọng nhất, người dân tận hưởng được những giá trị mà sông mang lại.

Nhưng đáng tiếc là chúng ta giờ đây không còn những con sông như vậy nữa. Cứu sông, là công việc rất bức thiết rồi, ai cũng mong chờ. Tất nhiên đó là việc rất khó, nhưng có những việc khó hơn rất nhiều Hà Nội vẫn làm, đó là xây dựng tuyến đường sắt đô thị. Xây dựng tuyến đường đó tốn rất nhiều thời gian, tiền của, vì phải giải phóng mặt bằng, phải vay vốn rất nhiều. Dù công việc đó đến nay chưa hoàn thành nhưng ít nhất nó cũng đã hoàn thiện phần xây dựng cơ bản.

PV: Ngoài sông Tô Lịch, chắc chắn Hà Nội phải tính các giải pháp khác để cứu dần từng con sông khác nữa?

PGS. TS Đào Trọng Tứ: Ngoài Tô Lịch thì Hà Nội có sông Nhuệ, sông Đáy, sông Kim Ngưu, Lừ, Sét… đã từng là những con sông đẹp nằm trong lòng thủ đô và chúng ta còn có dòng sông Hồng-Thái Bình, mạch sống của cả khu vực Bắc bộ chảy qua thủ đô. Có thể nói, trừ sông Hồng, tất cả các sông khác đang ở trong tình trạng ô nhiễm rất tồi tệ. Thứ nhất là bị bức tử bởi nước thải, chất thải, đổ thẳng xuống sông. Hai là ở nhiều khu vực người dân sống hai ven bờ những tuyến sông này ra sức lấn chiếm khiến lòng sông ngày càng bị thu hẹp. Tôi đã đi rất nhiều nước, thấy được người ta đã  bảo vệ và chỉnh trang các dòng sông thủ đô họ. Hiếm thấy thủ đô nào có sông lớn chảy qua lại để bờ sông không đẹp nếu không nói là rất nhếch nhác như sông Hồng. Tôi cũng chưa thấy được các giải pháp chiến lược, căn cơ của Hà Nội để từng bước làm sống lại các con sông khốn khổ này.

Một hình ảnh rất ấn tượng khi tôi có dịp đi công tác thủ đô Seoul, Hàn Quốc, đi dọc “công viên” sông nghe câu chuyện phục hồi dòng sông Cheonggyecheon từ 2006 mất 10 năm để hoàn thành. Sau hơn 10 năm được phục hồi và chỉnh trang, Cheonggyecheon, một con sông thực sự đã  “chết” đã trở thành cảnh quan tuyệt vời giữa thủ đô, với cả thác nước, dòng chảy trong xanh, yên ả… mang đến chất lượng tiện nghi cho cuộc sống, cảnh quan thật đẹp cho thủ đô.

Trong khi đó, tại Hà Nội trước đây có quan chức từng đề xuất, nếu không cải tạo được, không bảo vệ được sông thì cống hóa tất cả. Lý lẽ của họ là thành phố đang thiếu diện tích đất để tổ chức giao thông tĩnh hoặc các khu vui chơi, việc cống hóa sẽ giúp Hà Nội có thêm nhiều quỹ đất. Tư duy, suy nghĩ như vậy là đáng buồn, phản tự nhiên.

Ai cũng biết, một thành phố, thủ đô có nhiều sông, hồ là một món quà thiên nhiên ban tặng, cần giữ gìn, làm đẹp nó nhiều nhất có thể, chính nó sẽ làm cho thủ đô đẹp đẽ hơn, đáng sống hơn. Không thể và đừng bao giờ  lại đi cống hóa tất cả sông ngòi.

Hiện nay, Hà Nội còn duy nhất sông Hồng là con sông “sống”. Rất tiếc chúng ta vẫn chưa có nhiều biện pháp bảo vệ, chỉnh trang khu vực hai bờ con sông hùng vỹ lớn thứ 2 cả nước này. Thủ đô cũng sẽ trở nên đẹp hơn rất nhiều nếu hai bờ sông Hồng được chỉnh trang, đẹp đẽ, đàng hoàng. Tôi chắc có rất nhiều người ở thủ đô và ở nhiều nơi trên đất nước đã từng trải nghiệm chuyến du lịch bằng tầu rất thơ mông dọc sông Hồng ở Hà Nội, thì cũng gợn lên suy nghĩ và thấy buồn về tình trạng lấn chiếm, đổ phế thải dọc bờ sông.

Tình trạng đổ thải lấn sông diễn ra ngày này qua tháng khác, cứ âm thầm như vậy thì chẳng biết trong tương lai gần, sông sẽ bị biến đổi thế nào. Nếu không quản được vấn đề này, tới đây muốn quy hoạch, dọn dẹp để làm thành phố ven sông, tạo ra một bộ mặt kỳ vĩ cho thủ đô từ hai bên sông, tôi nghĩ là rất khó. Khi đó thời gian để bỏ ra giải phóng mặt bằng cũng phải tính bằng thập kỷ.

PGS. TS Đào Trọng Tứ: Chẳng ở đâu 'buông bỏ' sông như Hà Nội ảnh 1

 Sông Cheonggyecheon của Hàn Quốc được hồi sinh ngoạn mục sau 10 năm   

PV: Quay trở lại với việc cứu sông Tô Lịch, liệu rằng chúng ta có thể áp dụng các giải pháp khoa học, công nghệ để trong thời gian ngắn, hồi sinh dòng sông này?

PGS. TS Đào Trọng Tứ: Trước đây đã có dự án rất ồn ào của người Nhật, họ mang công nghệ Nano – Bioreactor đến trình diễn thí điểm với khẳng định sẽ làm sạch được sông. Nhưng sau cùng thì dự án này thất bại. Tôi cho rằng, giải pháp làm sạch sông hiện nay không có một công nghệ nào có thể làm sạch được một cách tức thời, ngay trong một vài tháng sau khi triển khai. Làm sạch sông vẫn phải thực hiện theo các bước cơ bản, đó là thu gom nước thải, xử lý rồi tìm nguồn nước bổ cập cho sông để tạo ra dòng chảy. Có thế, sông mới từ từ sống lại được.

Với sông Tô Lịch, nếu bây giờ làm thì chúng ta có nhiều thuận lợi hơn. Hiện tuyến sông đã có mặt bằng sạch, người dân cũng đang khát khao nhìn thấy một dòng sông trong lành, xanh mát. Hơn nữa, cũng có những doanh nghiệp họ muốn kết hợp để làm. Nếu vậy thì phải tính toán các giải pháp làm sao để lợi ích đảm bảo hài hòa. Đừng có sợ doanh nghiệp nhảy vào.

PV: Ở Việt Nam, theo ông thành phố nào đã và đang làm tốt việc cứu sông và duy trì sự sống cho các dòng sông?

PGS. TS Đào Trọng Tứ: Tôi đánh giá rất cao nỗ lực của thành phố Hồ Chí Minh trong việc làm sống lại những con sông đã chết như sông Nhiêu Lộc – Thị Nghè. Nếu theo dõi, quan sát thì thấy rằng TP HCM đã thực hiện dự án cứu sông theo một tiến trình rất chặt chẽ, bài bản và khoa học. Bây giờ thì những tuyến sông này đã thực sự là sông sống, có dòng chảy, có cảnh quan, tôm cá sinh sống được và người dân tận hưởng được những giá trị mà sông đem lại.

Ngoài ra, còn có Cần Thơ, Đà Nẵng… cũng có nhiều đoạn sông qua đô thị được cải tạo, chỉnh trang khá đẹp. Tiếc là Hà Nội đến nay vẫn mãi loay hoay với những dòng sông của mình.

PV: Ông có hy vọng sông được cứu khi có doanh nghiệp đang đề xuất cứu sông, khôi phục sông theo hướng du lịch tâm linh?

PGS. TS Đào Trọng Tứ: Tôi thấy vui mừng, ít nhất những thông tin như vậy cũng đánh động cho xã hội thấy rằng, chúng ta đang sống cạnh những dòng sông tích trữ nước thải chứ không phải con sông đúng nghĩa.  Đó là thiện chí và là thông tin tích cực cần hoan nghênh. Nhưng để làm được hay không thì phải chờ và hy vọng.

Trung tâm của tôi đang thực hiện một nghiên cứu phản biện nhỏ liên quan đến các giải pháp đã thực hiện để phục hồi sông nội đô Hà Nội, hy vọng góp tiếng nói nhỏ bé của mình cho những cố gắng của Hà Nội để làm Thủ đô của chúng ta ngày càng đẹp hơn. Hy vọng Hà Nội sẽ quyết tâm hơn.

PV: Xin trân trọng cám ơn ông!

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.