Sử dụng vốn hiệu quả, không để thất thoát, lãng phí

(Ngày Nay) -  Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 37, chiều 26/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét việc phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 và kế hoạch vốn năm 2024 cho các nhiệm vụ, dự án sử dụng nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2022 đã hoàn thiện thủ tục đầu tư.
Sử dụng vốn hiệu quả, không để thất thoát, lãng phí ảnh 1
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Qua thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với đề nghị của Chính phủ về phân bổ Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 với số vốn 22.551 tỷ đồng nguồn dự phòng chung Kế hoạch đầu tư công trung hạn từ nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2022; bổ sung dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024 và phân bổ vốn ngân sách Trung ương năm 2024 với số vốn 2.131,115 tỷ đồng từ nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2022 cho các nhiệm vụ, dự án đã được giao Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đã hoàn thiện thủ tục đầu tư.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, cần bám sát quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, các nghị quyết của Trung ương, nghị quyết của Quốc hội.

Đối với nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2022 chưa được phân bổ và bổ sung dự toán ngân sách hằng năm, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành khẩn trương rà soát, làm rõ nguyên nhân, đôn đốc quá trình thực hiện, hoàn thiện thủ tục đầu tư, bảo đảm thời gian thực hiện. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các bộ, ngành liên quan phải chịu trách nhiệm trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trước Quốc hội về các nội dung thông tin số liệu, phương án phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn đã báo cáo, không để xảy ra tiêu cực; rà soát, bảo đảm các dự án được bố trí vốn phải đủ thủ tục và điều kiện theo quy định.

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành liên quan cam kết về tiến độ, chất lượng của dự án; quản lý, sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả, không để công trình, dự án nào gây thất thoát, lãng phí.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Ủy ban Tài chính - Ngân sách chủ trì, phối hợp với Ủy ban Pháp luật và Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu các ý kiến tại phiên họp để hoàn thiện dự thảo Nghị quyết.

Trong chiều nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Việt Nam tin tưởng vào quá trình hợp tác với WIPO
Việt Nam tin tưởng vào quá trình hợp tác với WIPO
(Ngày Nay) -  Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) ngày 26/9 đã tổ chức lễ công bố báo cáo về Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (Global Innovation Index - GII) năm 2024.
Những kẻ lừa đảo chỉ cần 3 giây để sao chép giọng nói bằng AI
Những kẻ lừa đảo chỉ cần 3 giây để sao chép giọng nói bằng AI
(Ngày Nay) -  Ngân hàng trực tuyến Starling Bank của Anh vừa cho biết hàng triệu người có thể bị lừa bởi những kẻ sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để sao chép giọng nói. Ngân hàng này cảnh báo rằng chỉ cần 3 giây âm thanh từ một video đăng trên mạng xã hội, kẻ gian có thể dùng AI để tạo ra bản sao giọng nói của nạn nhân. Sau đó, chúng tiếp cận bạn bè và người thân của họ để thực hiện các cuộc gọi lừa đảo, yêu cầu chuyển tiền bằng giọng nói đã được sao chép.
Bộ Pháp điển điện tử.
Phê duyệt kết quả pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật với 7 chủ đề và 6 đề mục
(Ngày Nay) - Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 146/NQ-CP phê duyệt kết quả pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật đối với các chủ đề: Chính sách xã hội; Công nghiệp; Doanh nghiệp, hợp tác xã; Lao động; Ngoại giao, điều ước quốc tế; Nông nghiệp, nông thôn; Thi hành án và 6 đề mục.
Tiết mục mở màn của chương trình nghệ thuật.
Lắng đọng đêm nghệ thuật "Mùa thu cho em"
(Ngày Nay) - Tối 24/9, tại Nhà hát sông Hương, thành phố Huế, chương trình nghệ thuật “Mùa thu cho em” do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức đã làm thỏa lòng hàng trăm người dân, du khách. Chương trình được phát sóng trực tiếp trên 26 đài truyền hình cả nước.