‘Sức khỏe’ đại dương đang gặp nguy hiểm - Bài 4: Cần nâng cao giám sát thực hiện

‘Sức khỏe’ đại dương đang gặp nguy hiểm - Bài 4: Cần nâng cao giám sát thực hiện

Lần đầu tiên Việt Nam công bố hiện trạng môi trường biển và hải đảo quốc gia là năm 2021, khi Bộ Tài nguyên và Môi trường chính thức ban hành “Báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo quốc gia giai đoạn 2016-2020”.

------------------------

Báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo quốc gia giai đoạn 2016-2020 được xác định là một trong những nguồn thông tin, dữ liệu hữu ích hỗ trợ tích cực, kịp thời cho công tác quản lý, bảo vệ môi trường biển và hải đảo Việt Nam trong tình hình mới, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững kinh tế biển theo Nghị quyết số 36-NQ/TW và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Kể từ năm 2009, Đại hội đồng Liên hợp quốc chính thức chọn ngày 8/6 hàng năm là Ngày Đại dương thế giới nhằm nâng cao nhận thức cho công chúng và các nhà quản lý về vai trò quan trọng của biển và đại dương trong đời sống con người, cổ vũ các hành động vì sự bền vững của biển cả.

‘Sức khỏe’ đại dương đang gặp nguy hiểm - Bài 4: Cần nâng cao giám sát thực hiện ảnh 1

Suốt 13 năm tổ chức các sự kiện hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới và Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước về vị trí, vai trò của biển, đại dương, về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam được nâng lên rõ rệt. Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, đây là báo cáo đầu tiên về hiện trạng môi trường biển quốc gia, được xây dựng sau khi Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015 có hiệu lực thi hành. Báo cáo này đánh giá tổng quan các vấn đề về hiện trạng và diễn biến môi trường biển và hải đảo quốc gia trong 5 năm qua.

Báo cáo là cơ sở định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm quản lý hiệu quả, phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm. Đây cũng là nguồn tài liệu quan trọng, thiết thực đối với công tác hoạch định, xây dựng và thực hiện chính sách về công tác bảo vệ môi trường biển và hải đảo trong giai đoạn tới.

Theo báo cáo, giai đoạn 2016-2020, phần lớn các chất thải từ đất liền tác động gián tiếp đến môi trường nước biển và hải đảo thông qua các cửa sông ven biển, mức độ gia tăng tại các cửa sông chảy qua hoặc gần các thành phố biển.

Kết quả thống kê cho thấy có 74% lượng chất thải rắn của các địa phương có biển được thu gom (năm 2019); lượng nước thải sinh hoạt đô thị phát sinh khoảng 122-163 triệu m3/ngày; có đến 70% các khu, điểm du lịch trong cả nước tập trung ở khu vực ven biển, hệ quả không chỉ gây áp lực lên hạ tầng đô thị mà còn tác động đến không gian của các đô thị ven biển, tác động rõ nhất là sự thay đổi cảnh quan ven biển, điển hình như các dự án lấn biển làm khu nghỉ dưỡng.

‘Sức khỏe’ đại dương đang gặp nguy hiểm - Bài 4: Cần nâng cao giám sát thực hiện ảnh 2

Đối với các nguồn thải trên biển, hoạt động nuôi trồng thủy hải sản và hoạt động từ du lịch biển là nơi phát sinh nguồn thải có mức độ tác động lớn nhất và là nguyên nhân trực tiếp gây ô nhiễm môi trường cục bộ tại một số vịnh, đầm phá ven biển.

Bên cạnh đó, một số sự cố môi trường do xả thải chất thải công nghiệp, sự cô tràn dầu trên biển, tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng ngày càng gia tăng cũng đã gây nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản, cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, tác động xấu đến môi trường biển.

Đặc biệt, theo báo cáo, việc xảy ra một số sự cố môi trường do xả thải chất thải công nghiệp, điển hình là sự cố môi trường ở miền Trung xảy ra vào đầu năm 2016 và sự cố tràn dầu trên biển thường để lại hậu quả nặng nề như: làm gia tăng ô nhiễm đối với môi trường, tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế biển như du lịch, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của người dân…

Thiếu lực lượng thanh tra chuyên ngành về môi trường biển

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, biển và hải đảo Việt Nam có vai trò và vị thế đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ chủ quyền và là một trong những ưu tiên hàng đầu trong toàn hệ thống chính trị, được cụ thể hóa trong Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; trong đó Nghị quyết xác định bảo vệ môi trường biển là một nội dung xuyên suốt.

Tuy nhiên, công tác bảo vệ môi trường biển vẫn còn nhiều khó khăn, trước hết là do nhận thức và trách nhiệm về bảo vệ môi trường biển còn hạn chế. Tư duy phát triển xem trọng các yếu tố kinh tế, tăng trưởng ngắn hạn hơn các yếu tố môi trường; coi trọng lợi ích trước mắt hơn lợi ích và hệ quả lâu dài; cơ cấu tổ chức trong công tác quản lý biển và hải đảo tại các địa phương chưa có sự thống nhất.

Bên cạnh đó, các quy định pháp lý, đặc biệt là các chế tài về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường biển và quy định về lấn biển cũng đang ở trong quá trình xây dựng; không có lực lượng thanh tra chuyên ngành về quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo, từ đó dẫn đến công tác giám sát việc thực thi các quy định bảo vệ môi trường biển còn hạn chế.

‘Sức khỏe’ đại dương đang gặp nguy hiểm - Bài 4: Cần nâng cao giám sát thực hiện ảnh 3

Từ thực tế nêu trên, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết Việt Nam đã và đang tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tài nguyên, bảo vệ môi trường biển; triển khai Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo đến năm 2030; xây dựng hệ thống quan trắc môi trường biển; hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu và cơ chế quản lý, khai thác dữ liệu về điều tra; tuyên truyền, nâng cao nhận thức và đào tạo nguồn nhân lực.

Cùng với đó, Việt Nam cũng tăng cường năng lực và đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong xử lý một số vấn đề môi trường biển nổi cộm như: quản lý rác thải nhựa đại dương; ứng phó, khắc phục, giải quyết hậu quả sự cố tràn dầu trên biển; bảo tồn đa dạng sinh học biển và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu biển…

TIN LIÊN QUAN
Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể Danh thắng Tràng An có vẻ đẹp cảnh quan là các cánh đồng lúa; vì vậy, đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình xem xét không thực hiện việc chuyển đổi diện tích đất trồng lúa sang đất khu đô thị để tránh làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên tạo nên giá trị của di sản.
Yêu cầu tỉnh Ninh Bình không làm ảnh hưởng xấu tới Di sản Tràng An
(Ngày Nay) - Liên quan đến đề xuất “xén” một phần cảnh quan thuộc vùng đệm Di sản Quần thể Danh thắng Tràng An để thực hiện dự án Khu Đô thị Ninh Thắng I của UBND tỉnh Ninh Bình; mới đây Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có những ý kiến cụ thể, trong đó yêu cầu: không thực hiện chuyển đổi đất nhằm tránh làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên tạo nên giá trị của di sản.
Lịch sử của linh vật Olympic
Lịch sử của linh vật Olympic
(Ngày Nay) - Trong vòng hơn 50 năm, các vận động viên thi đấu tại Thế vận hội Olympic thường được cổ vũ bởi những linh vật độc đáo và ngộ nghĩnh.
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...