‘Sức khỏe’ đại dương đang gặp nguy hiểm - Bài 2: Cứu đại dương bắt đầu từ những rạn san hô

‘Sức khỏe’ đại dương đang gặp nguy hiểm - Bài 2: Cứu đại dương bắt đầu từ những rạn san hô

San hô đang đứng bên bờ vực tuyệt chủng bởi hàng loạt các tác động đến từ môi trường, khí hậu và các hoạt động khai thác vượt quá ngưỡng kiểm soát. Theo một cảnh báo được đưa ra bởi các nhà khoa học, nếu không có sự thay đổi một cách tích cực và kịp thời, toàn bộ hệ sinh thái rạn san hô tại Việt Nam có thể biến mất trong một vài thập niên tới.Và sau đó, đại dương cũng phai dấu chiếc áo màu xanh quen thuộc.

_____________________________________

‘Sức khỏe’ đại dương đang gặp nguy hiểm - Bài 2: Cứu đại dương bắt đầu từ những rạn san hô ảnh 1

Với đường bờ biển dài 3.260km, Việt Nam sở hữu một diện tích rạn san hô đáng kể vào khoảng 1.222km2. Trong đó, các rạn san hô phân bố rộng rãi từ Bắc vào Nam, mật độ và tính đa dạng sinh học tập trung cao ở dải duyên hải miền Trung, Nam Bộ, cùng các quần đảo ngoài khơi như Hoàng Sa, Trường Sa.

‘Sức khỏe’ đại dương đang gặp nguy hiểm - Bài 2: Cứu đại dương bắt đầu từ những rạn san hô ảnh 2

PGS.TS Lê Xuân Cảnh, nguyên Viện trưởng Viện Sinh thái và Tài nguyên

Nằm trong khu vực biển nhiệt đới thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển, chúng ta được nhận định có tài nguyên san hô đa dạng, phong phú khi sở hữu khoảng 400 trên tổng số 800 loài được biết đến trên toàn thế giới. Không chỉ có giá trị về lợi ích kinh tế hay khai thác du lịch, các rạn san hô còn là lá chắn tự nhiên bảo vệ bờ biển trước sức công phá của bão, sóng ngầm. Ngoài ra, chúng cũng là mái nhà chung để các loại thủy sinh, cá rạn san hô cư trú.

Theo PGS.TS Lê Xuân Cảnh, nguyên Viện trưởng Viện Sinh thái và Tài nguyên: “Tuy giàu đẹp và mang lại giá trị cao cho đời sống, nhưng trong nhiều thập niên trở lại đây hệ sinh thái san hô của Việt Nam bị tiêu biến, hư hại rất nghiêm trọng”. Để làm rõ mức độ tác động, PGS.TS Cảnh cung cấp nghiên cứu của nhiều đoàn chuyên gia trong nước và thế giới từng khảo sát về tài nguyên san hô ven biển Việt Nam trong khoảng 30 năm qua.

‘Sức khỏe’ đại dương đang gặp nguy hiểm - Bài 2: Cứu đại dương bắt đầu từ những rạn san hô ảnh 3

Cụ thể, theo số liệu khảo sát 200 điểm quan sát san hô trong thời gian từ năm 2000 - 2015, khoảng 15 - 20% diện tích rạn san hô bị mất đi do tác động của tự nhiên và con người. Vùng suy thoái tập trung chủ yếu ở những nơi dân cư sinh sống đông đúc với hoạt động khai thác du lịch mạnh mẽ như vịnh Hạ Long, Cát Bà, các tỉnh ven biển miền Trung từ Đà Nẵng tới Bình Thuận.

Dựa trên một thống kê khác đánh giá hiện trạng san hô ở Việt Nam cho thấy chỉ 1% trong số 1.222km2 san hô đang ở trong tình trạng rất tốt, 26% ở điều kiện tốt, 41% ở điều kiện trung bình và 31% còn lại là các rạn san hô nghèo, nguy cấp. Số liệu này cho thấy các rạn san hô bị tác động đáng kể và không đồng đều, có nơi chịu tác động mạnh hơn, có nơi vẫn trong tầm kiểm soát. Còn trong đánh giá chung của cả nước, mỗi năm Việt Nam mất khoảng 50 tấn san hô do các hoạt động khai thác tận diệt và ô nhiễm môi trường.

“San hô rất nhạy cảm nên được coi là chỉ thị, thước đo của hệ sinh thái dưới nước. Việc các rạn san hô từ Bắc vào Nam hư hại đến mức báo động nói lên nhiều điều về môi trường biển đảo của nước ta”, PGS.TS Lê Xuân Cảnh trăn trở.

‘Sức khỏe’ đại dương đang gặp nguy hiểm - Bài 2: Cứu đại dương bắt đầu từ những rạn san hô ảnh 4
‘Sức khỏe’ đại dương đang gặp nguy hiểm - Bài 2: Cứu đại dương bắt đầu từ những rạn san hô ảnh 5

Có cấu trúc phức tạp, hệ sinh thái rạn san hô đặc biệt nhạy cảm với các đe dọa đến từ tự nhiên và con người. Khi hứng chịu tác động, dư chấn, các rạn san hô nhanh chóng suy thoái, trắng hóa, gãy đổ, kéo theo môi sinh của hàng ngàn loài động thực vật khác.

Lý giải về sự suy giảm đột ngột, nhanh chóng của hệ sinh thái rạn san hô Việt Nam trong ba thập niên trở lại đây, PGS.TS Lê Xuân Cảnh cho biết có thể đánh giá những nguyên nhân từ nhiều góc độ, tự nhiên, con người và kết hợp.

Những hiện tượng cực đoan như bão lũ, dòng biển, bệnh dịch, các loài thiên địch… ảnh hưởng lớn tới san hô khi chỉ một dòng biển nóng bất thường cũng có thể tẩy trắng 70% rạn san hô Côn Đảo vào năm 2016. Tuy nhiên không thể không kể đến những hoạt động khai thác thiếu bền vững của con người như du lịch gây ô nhiễm; khai thác tận diệt tài nguyên bằng chất độc, thuốc nổ; xả thải trực tiếp từ các ngư trường và công trình ven biển làm phát tán lớp trầm tích độc hại lên san hô.

‘Sức khỏe’ đại dương đang gặp nguy hiểm - Bài 2: Cứu đại dương bắt đầu từ những rạn san hô ảnh 6

Đến đây, PGS.TS Cảnh nhắc tới câu chuyện đáng buồn mà dường như đã bị quên lãng về hệ sinh thái rạn san hô ở vịnh Hạ Long. Theo lời kể của ông, trước đây Hạ Long đã từng có lúc sở hữu những rạn san hô trù phú, tươi đẹp như rạn Bắc Vàn, Hồng Vàn thuộc quần đảo Cô Tô. Hai rạn san hô này kéo dài trên 4km, rộng gần 1km, được coi là rạn lớn nhất Vịnh Bắc Bộ với độ phủ cao trên 45%. Nhưng đến nay, cả Bắc Vàn và Hồng Vàn đều đã chết cùng vô số các rạn nhỏ khác và hầu như không có dấu hiệu phục hồi.

“Tôi không nói ngay số liệu hiện tại vì sẽ rất đau xót, nhưng theo dữ liệu từ 1985 - 1998 thì mức sụt giảm san hô ở Hạ Long đã lên tới 1/3. Tới nghiên cứu mới nhất thực hiện vào năm 2020, người ta hầu như không thể quan sát thấy san hô tự nhiên sống trong khu vực vịnh. Điều này vô cùng nguy hiểm khi sự biến đổi xảy ra chỉ vỏn vẹn có 20 năm”, PGS.TS Cảnh nhấn mạnh.

Cũng theo ông, việc san hô vắng bóng ở vịnh Hạ Long nghiêm trọng nhưng chưa được truyền thông đầy đủ để cảnh báo cho những khu vực du lịch khác bởi lẽ đây là vùng di sản thiên nhiên thế giới, có thể ảnh hưởng đến danh hiệu của UNESCO cũng như các dự án đầu tư đầy sức hút đang có.

“Báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của các công trình xây dựng tại vịnh Hạ Long đều có ghi hầu như không tác động đến các rạn san hô. Nhưng ở vị trí người làm nghiên cứu lâu năm, chúng tôi thừa hiểu do không còn san hô để đánh giá chứ không phải vì dự án xanh, mang tính bền vững”, PGS.TS Cảnh nhận xét.

‘Sức khỏe’ đại dương đang gặp nguy hiểm - Bài 2: Cứu đại dương bắt đầu từ những rạn san hô ảnh 7
‘Sức khỏe’ đại dương đang gặp nguy hiểm - Bài 2: Cứu đại dương bắt đầu từ những rạn san hô ảnh 8

Bàn về hiện trạng tẩy trắng san hô tại Hòn Mun gây bàng hoàng dư luận từ đầu tháng 6, PGS.TS Cảnh chia sẻ khoảng ba năm trước, khi cùng đoàn lặn khảo sát rạn san hô trong vùng biển này, ông đã nhận thấy “những tín hiệu buồn đối với nhà bảo tồn” vì hiện trạng san hô sút kém, suy giảm nhiều so với lần quan sát trước.

Khu bảo tồn biển Hòn Mun với diện tích khoảng 160m2 nằm trong vịnh Nha Trang bao gồm các đảo như Hòn Tre, Hòn Miễu, Hòn Tằm, Hòn Một, Hòn Mun, Hòn Cau, Hòn Vung, Hòn Rơm, Hòn Nọc và vùng nước xung quanh. Đây là dự án bảo tồn biển đầu tiên ở Việt Nam do Bộ Thủy sản, UBND tỉnh Khánh Hòa và IUCN - Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Thế giới thực hiện.

Để cụ thể hóa mức độ suy thoái của các rạn san hô tại Hòn Mun, ông dẫn lại số liệu so sánh hiện trạng rạn san hô từ năm 2015 - 2022 của Ban quản lý vịnh Nha Trang. Trong đó, nếu năm 2015 trạm khảo sát Đông Bắc - Tây Nam ghi nhận độ phủ của san hô là 53% ở tình trạng tốt, thì đến năm 2021 độ phủ chỉ còn 32% với chất lượng đã xuống mức trung bình. Trạm Đông Nam - Tây Bắc cũng tương tự khi vào năm 2015 độ phủ trung bình là 52% với tình trạng tốt, thì đến năm 2022 độ phủ chỉ còn 11% và đã rơi vào tình trạng rất kém.

Theo thông tin từ Ban quản lý vịnh Nha Trang, việc san hô bị tẩy trắng, chết hàng loạt tại Hòn Mun do cơn bão số 9 năm 2021 và sự thay đổi đột ngột nhiệt độ môi trường nước. Tuy nhiên, PGS.TS Lê Xuân Cảnh cũng lưu ý rằng ở Nha Trang, việc phát triển mô hình tàu biển, lặn biển cùng các hoạt động du lịch khiến ô nhiễm luôn trở thành vấn đề nổi cộm. Một số đảo đã được san lấn, lấp biển để biến thành các công trình giải trí nghỉ dưỡng, dẫn đến lượng trầm tích cao, lấn át khu vực san hô sinh sống.

‘Sức khỏe’ đại dương đang gặp nguy hiểm - Bài 2: Cứu đại dương bắt đầu từ những rạn san hô ảnh 9

Để đánh giá đúng tác động của từng yếu tố, cần những nghiên cứu và điều tra chi tiết nhằm đưa ra một kế hoạch tổng thể về bảo tồn đa dạng sinh học. Trong đó quan trọng nhất vẫn là vấn đề về chính sách, cung cách quản lý, giải pháp khoa học, truyền thông, hợp tác quốc tế… Phục hồi bao giờ cũng là giải pháp tốn kém nhất, chỉ xuất hiện khi môi trường đã bị hủy hoại nặng nề. Tuy nhiên chúng ta buộc phải sẵn sàng các biện pháp kỹ thuật, hệ thống viện nghiên cứu, trung tâm để thực hiện công tác này ngay khi có đường hướng chỉ đạo từ cơ quan quản lý.

Từng trực tiếp tham gia công tác thẩm định các dự án phục hồi rạn san hô tại Đà Nẵng, Cù Lao Chàm và một số vùng biển trên cả nước, PGS.TS Cảnh cho biết Việt Nam hiện tại có khá nhiều khu phục hồi tài nguyên rạn san hô. Ở miền Bắc, Viện Tài nguyên và Môi trường biển đã triển khai một số phân khu phục hồi san hô vịnh Hạ Long. Với miền Trung, Viện Hải dương học Nha Trang cũng đang tích cực phục hồi rạn san hô ở Nha Trang, Cù Lao Chàm, Phú Quốc, Côn Đảo, Lý Sơn; ngay như Hòn Mun cũng đã nằm trong dự án từ rất sớm.

“Vất vả, tốn kém nhưng hiệu quả phục hồi các rạn san hô không đáng kể là bao so với hành động tàn phá. Nếu không có những chính sách quản lý phù hợp, cấp bách thì lời tiên đoán trong 20 năm tới Việt Nam không còn san hô có lẽ sẽ trở thành sự thực”, PGS.TS Lê Xuân Cảnh nhận định.

‘Sức khỏe’ đại dương đang gặp nguy hiểm - Bài 2: Cứu đại dương bắt đầu từ những rạn san hô ảnh 10
TIN LIÊN QUAN
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?