Tình hình quốc tế đang ngày càng trở nên phức tạp với những cuộc chạy đua vũ trang, các vấn đề khủng bố, hạt nhân, tranh chấp lãnh thổ…luôn gợi đến khả năng xảy ra chiến tranh thế giới lần thứ 3.
Dưới đây là so sánh sức mạnh quân sự của 3 cường quốc hàng đầu thế giới thông qua 4 yếu tố quân sự.
Chiến đấu cơ tàng hình
Mỹ dẫn đầu trong lĩnh vực này vì Hoa Kỳ hiện là quốc gia duy nhất sở hữu chiến đấu cơ 5 như máy bay chiến đấu F-22 và F-35.
Chiến đấu cơ J-20 của Trung Quốc.
Nga hiện đang phát triển một loại máy bay tiêm kích tàng hình T-50, dự kiến sẽ chính thức hoạt động vào cuối năm 2016 hoặc đầu 2017.
Trong khi đó, Trung Quốc cũng giới thiệu hai mẫu chiến đấu cơ tàng hình J-31 và J-20 được cho là sánh ngang với F-35.
Nga sẽ sớm đưa vào biên chế quân đội tiêm kích tàng hình thế hệ 5 T-50.
Hiện tại, Trung Quốc cũng đang lên kế hoạch phát triển chiên đấu cơ J-23 và J-35.
Xe tăng
Quân đội Mỹ đã biên chế hoạt động mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực M-1 Abrams từ những năm 1980.
Xe tăng chiến đấu chủ lực M-1 Abrams của Mỹ.
M-1 Abrams đã trải qua nhiều lần nâng cấp trong hàng chục năm qua. Bọc giáp chắc chắn, hỏa lực mạnh, hệ thống điện tử hiện đại, uy lực được chứng minh trên chiến trường đã giúp M1 Abrams trở thành một trong số các mẫu xe tăng thành công nhất mọi thời đại.
Nga hiện đang thử nghiệm siêu tăng T-14 Armata nhưng chỉ riêng phiên bản T-90 đã là một chiếc xe tăng mạnh mẽ. Chiếc T-90 ở Syria hoàn toàn không hề hấn gì sau khi bị phiến quân nhắm bắn bằng tên lửa TOW.
Siêu tăng Armata vượt trội hơn hẳn xe tăng Đức, Mỹ trong khi chi phí sản xuất rẻ hơn nhiều lần.
T-90 là phiên bản cải tiến cuối cùng của xe tăng T-72B. Vũ khí chính của T-90 là pháo nòng trơn 125 mm, tầm bắn thẳng là 4.000 m, tầm bắn cầu vồng 10.000 m và tên lửa là 5.000 m. T-90 có 3 biến thể: T-90K, T-90S và T-90SK. Mỗi loại đều được cải tiến và lắp đặt thêm các trang thiết bị khí tài tân tiến.
Giống như Nga, Trung Quốc biên chế nhiều loại xe tăng trong quân đội nhưng nổi bật nhất là loại Type 99.
Mấu xe tăng Type-99 của Trung Quốc
Mẫu xe tăng chiến đấu thế hệ thứ ba, sử dụng động cơ 1.500 mã lực. Vũ khí chính của Type-99 là pháo nòng trơn 125 mm, trang bị hệ thống nạp đạn tự động, có thể bắn với nhiều loại đạn có tầm sát thương lên đến 4km, đồng thời nó cũng có khả năng bắn tên lửa qua nòng pháo.
Hiện tại sức mạnh xe tăng của Nga, Mỹ và Trung Quốc là khá ngang tầm nhưng điều này sẽ thay đổi khi Nga biên chế hàng loạt siêu tăng Armata vào quân đội trong tương lai gần.
Tàu chiến
Mỹ sở hữu lực lượng hải quân lớn nhất thế giới với hàng loạt tàu sân bay cỡ lớn, tàu khu trục dẫn đường nhiều nhất thế giới. Tuy nhiên, đôi khi số lượng không quyết định được chiến thắng nếu cuộc chiến xảy ra ở vùng biển của đối phương.
Nga đã chứng tỏ sức mạnh quân sự vượt trội bằng sức mạnh tên lửa hành trình Kalibr nhắm bắn vào các mục tiêu khủng bố ở Syria.
Trước khi tên lửa hành trình Kalibr đạt được những thành công vang dội trên chiến trường Syria, hải quân Nga đã lên kế hoạch trang bị tên lửa này cho hàng loạt loại tàu mặt nước, từ hạng trung trở xuống. Nga cũng cónhững hệ thống vận hành tên lửa Club-K chống tàu tấn công mặt đất.
Tuần dương hạm Moskva biên chế trong hải quân Nga.
Trung Quốc đang nỗ lực để phát triển quân trên biển bằng cách củng cố lực lượng cảnh sát biển và dân quân trên biển. Cảnh sát biển Trung Quốc đã tiếp nhận tàu hải cảnh lớn nhất và trang bị vũ khí hiện đại bậc nhất thế giới với tên lửa, vũ khí và các thiết bị cảm biến hiện đại.
Tàu ngầm
Cuộc chiến dưới đáy biển sâu thường phụ thuộc phần lớn vào số lượng.
Hải quân Mỹ có 14 tàu ngầm tên lửa đạn đạo kết hợp với 280 tên lửa hạt nhân, bốn tàu ngầm tên lửa dẫn đường với 154 tên lửa hành trình Tomahawk, và 54 tàu ngầm tấn công hạt nhân. Rõ ràng, Mỹ có ưu thế hơn hẳn trong lĩnh vực vực này.
Nga chỉ có 60 tàu ngầm nhưng khả năng tàng hình của tàu ngầm hạt nhân là khá quá ấn tượng, chạy êm nhất thế giới (lớp Kilo 636), lặn sâu nhất thế giới (Lira, dự án 705, lặn tối đa 800 m).
Trung Quốc có năng lực tàu ngầm hạn chế. Bắc Kinh chỉ sở hữu 5 tàu ngầm hạt nhân tấn công, 53 tàu ngầm tấn công diesel, và bốn tàu ngầm tên lửa đạn đạo hạt nhân cho đến nay, nhưng những con số này có thể tăng lên trong tương lai gần.
Đa số các tàu ngầm Trung Quốc sở hữu công nghệ lỗi thời, hoạt động quá ồn ào và dễ dàng bị theo dõi.
Một lần nữa, Mỹ chiếm ưu thế về tác chiến tàu ngầm với số lượng vượt trội, nhưng Nga và Trung Quốc đang rút ngắn khoảng cách cả về số lượng và chất lượng.
*Bài phân tích thể hiện quan điểm riêng của tác giả Logan Nye, đăng tải lần đầu tiên trên trang mạng We Are The Mighty.
Đăng Nguyễn