Thêm nguồn tư liệu quý giá về nhạc văn trong tín ngưỡng thờ Mẫu

0:00 / 0:00
0:00
Tọa đàm ra mắt sách “Phạm Văn Kiêm và trăm năm hầu bóng - nhạc – văn” đã diễn ra ngày 4/5 tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn, số 65 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Sách dày 800 trang, của tác giả Lê Y Linh, do Nhà xuất bản Hội Nhà văn liên kết với Tri Thức Trẻ Books ấn hành.
Thêm nguồn tư liệu quý giá về nhạc văn trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Cuốn sách “Phạm Văn Kiêm và trăm năm hầu bóng - nhạc - văn” viết về vai trò của nhạc - văn trong tín ngưỡng hầu bóng. Cuốn sách đã đúc kết hơn 40 năm gặp gỡ, đàm đạo, trao đổi với các đồng nghiệp, giáo sư, nhà nghiên cứu, đệ tử, cung văn… của tác giả Lê Y Linh. Cuốn sách kể câu chuyện lịch sử trăm năm của tín ngưỡng hầu bóng và nghệ thuật hát văn, đồng thời là bộ sưu tập với hàng trăm bài hát chưa công bố của một trong những “cây đại thụ” trong làng nhạc văn - hầu bóng: nghệ nhân Phạm Văn Kiêm. Những di sản ông để lại đã trở thành nguồn tư liệu quý giá về nhạc văn trong tín ngưỡng thờ Mẫu.

Cuốn sách chia thành hai phần, trong đó, ở phần một, tác giả đào sâu về ngôn ngữ âm nhạc và cấu trúc thực hành hầu bóng. Phần hai, tác giả cùng cộng sự sưu tầm và công bố di cảo gần 200 bản văn cổ của nghệ nhân Phạm Văn Kiêm. Phần di cảo này đã được nhà sưu tầm văn cổ Ngô Nhật Tăng tổ chức chú giải chi tiết, với sự hỗ trợ chuyên môn của hai nhà Hán Nôm học Lê Phương Duy và Kim Trung Linh (Bùi Quốc Linh).

Ngoài ra, các bản văn của nghệ nhân Phạm Văn Kiêm còn được đối chiếu với những bản văn cổ xuất bản bằng chữ quốc ngữ vào đầu thế kỷ XX, một giai đoạn then chốt trong sự biến thân của thực hành tín ngưỡng.

Là một công trình nghiên cứu công phu được thai nghén trong thời gian dài, “Phạm Văn Kiêm và trăm năm hầu bóng - nhạc - văn” không chỉ là cuốn sách chuyên sâu về nghiên cứu, còn có hình thức chỉn chu. Trong sách có những hình ảnh các học trò của nghệ nhân Phạm Văn Kiêm vẽ trong những tập chép văn của thầy từ những năm 1970 và tranh dân gian Hàng Trống về đạo thờ Tứ phủ từ đầu thế kỷ XX…, cũng được giới thiệu đến bạn đọc.

Tại tọa đàm, nhà nghiên cứu âm nhạc Lê Y Linh, tác giả cuốn sách đã cùng các diễn giả đã có những chia sẻ, bàn luận về vai trò của nhạc và văn trong tín ngưỡng hầu bóng, cùng bộ sưu tập vô giá của nghệ nhân Phạm Văn Kiêm trong thực hành tín ngưỡng giai đoạn 1900 - 1990.

Theo nhà nghiên cứu âm nhạc dân Lê Y Linh, cuốn sách “Phạm Văn Kiêm và trăm năm hầu bóng - nhạc – văn” được hoàn thành sau nhiều năm dài bà nghiên cứu, tìm hiểu, điền dã…, để tìm hiểu ngọn ngành, biết văn cổ các cụ hát như thế nào; hiểu tại sao qua bao năm chiến tranh khó khăn nghi lễ vẫn còn kiên cường tồn tại; hiểu sự khác nhau và tương đồng giữa những lễ hầu đồng trong bóng tối với một xâu đồng xu, một mâm bỏng gạo thời chiến tranh; những lễ lẫy lừng với hàng trăm mâm lộc và các Thánh về phát lộc bằng ngoại tệ...

Tác giả Lê Y Linh hy vọng, cuốn sách sẽ cung cấp những tư liệu, truyền đạt lại một phần những gì bà đã học được từ nghệ nhân Phạm Văn Kiêm, giúp bạn đọc và các nhà nghiên cứu quan tâm đến tín ngưỡng thờ Mẫu, quan tâm đến hầu bóng, hát văn có thêm nguồn tư liệu tham khảo.

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.