Thư Na Uy

(Ngày Nay) - Hoàng Lê Giang – chàng trai Việt Nam đầu tiên chinh phục Bắc Cực, ngoài 30 tuổi đã đặt chân tới rất nhiều vùng đất xa xôi trên khắp thế giới. Dịch Corona bùng phát nhanh bất ngờ, khi anh vẫn đang dang dở một cuộc hành trình, và bắt buộc phải cách ly. Thư Giang viết cho Ngày Nay từ nơi cách ly hẻo lánh tại cực Bắc Na Uy – trong cái lạnh -20 độ, có lẽ là nơi cách ly xa xôi nhất của một người Việt Nam lúc này.

Sau 14 ngày ở trên núi, hôm nay đã là ngày cuối cùng phải tự cách ly của tôi. Chính phủ Na Uy không có chính sách cách ly tập trung tất cả đều được kêu gọi, vận động tự cách ly vì họ không có luật cho phép bắt buộc một việc như thế với người dân nếu không chắc chắn một người bị dương tính với virus. Tuy vậy quân đội đã được cho ra ở lều để dành các doanh trại gần biên giới để làm nơi cách ly nếu những ca bệnh nặng bùng phát.

Thư Na Uy ảnh 1

Trường học đã đóng cửa cũng được 2 tuần, mọi dịp tụ tập đông người kể cả đám cưới cũng đều bị hủy bỏ. Nhân viên được bố trí làm ở nhà hưởng lương. Rõ ràng Na Uy không ỷ y với dịch bệnh nhưng họ không thể làm việc gì mà luật họ chưa có. Tỷ lệ người nhiễm trên tổng số dân là khá cao, có thể giải thích với việc dân Na Uy có điều kiện du lịch nhiều và họ vừa có khoảng thời gian nghỉ đông vào cuối tháng 2. Chủ đích của tôi là đến thăm bạn, người dân tộc Sami chăn tuần lộc ở trên núi. Khi đến nơi thì bạn tôi bảo là chính phủ qui định tính từ hôm nay người nước ngoài phải tự cách ly.

Hầu như phía chính quyền không biết hay theo dõi có người nước ngoài đến Kommune này ( đơn vị hành chính như Quận hay Thị Xã ) nhưng bạn tôi vẫn nghiêm chỉnh chấp hành. Thật ra vào mùa đông bạn tôi ít ở thành phố mà sống ở trên núi, ở 1 căn nhà gỗ nơi chăn thả tuần lộc, xung quanh bốn bề là rừng và tuyết trắng. Tôi đề nghị được cách ly tại đây, và bạn đồng ý.

Thư Na Uy ảnh 2

Ở Na Uy, vào tháng 3 hằng ngày mặt trời mọc lúc 4h và đến 19h trời vẫn còn sáng. Nhiệt độ dao động từ -5 đến -20 độ C. Cuộc sống nơi cực Bắc Na Uy giáp ranh biên giới Phần Lan này "không gì có sẵn", không đường dây điện, không có ống dẫn nước vào nhà. Ngay cả máy phát điện, muốn dùng cũng phải sưởi ấm nó, đổ xăng rồi đem ra ngoài cắm, nước uống, nước rửa chén phải ra suối lấy lên, rửa chén xong đem ra xa đổ đi. Lạnh thì đi kiếm củi, hàng ngày phải kiểm tra củi còn đủ cho ngày mai không, đem thêm củi vào nhà để hong cho khô mới dùng được.

Thư Na Uy ảnh 3

Mà bên ngoài kia luôn là thế giới lạnh giá, mỗi lần ra ngoài phải mặc 3,4 lớp, kín từ găng tay tới giày. Tự mỗi người có ý thức hơn không phung phí dùng quá nhiều nước, điện, củi đun dùng vừa phải, không quá nóng, không để lửa tắt. Không xả thải bừa bãi, vì nguồn nước suối được múc lên uống trực tiếp. Thực phẩm, xăng để chạy máy phát và xe trượt tuyết, củi đốt, mọi thứ phải được tính toán trù bị cẩn thận, dự trữ cho ít nhất 2 tuần vì làng gần nhất cách khoảng hơn 2 tiếng di chuyển.

Thư Na Uy ảnh 4

Bạn tôi làm nghề chăn tuần lộc, một nghề truyền thống ngàn năm của người Sami với cuộc sống bán du mục.

Tuần lộc cung cấp thịt, phương tiện vận chuyển và da. Đối với người Sami họ quan điểm con vật được nuôi tự do, ăn thức ăn tự nhiên sẽ có 1 cuộc sống tốt và cũng ít gây tác hại môi trường nhất so với việc nuôi công nghiệp.

Cuộc sống của người Sami hoà đồng với thiên nhiên: câu cá, đặt bẫy chim, đốn củi đều có chừng mực nên số lượng cá và chim vẫn ổn định, diện tích rừng tăng lên.

Thư Na Uy ảnh 5

Có thời gian ở đây đủ lâu trong yên tĩnh và vắng lặng, tôi dành thời gian suy nghĩ nhiều về những sai lầm của mình, thấy trân trọng hơn những thứ tiện nghi thường ngày như đi toilet giựt nước được, có đường nước vào tận nhà, wifi đầy đủ, máy nước nóng, những món ăn dân dã của quê hương…

Thư Na Uy ảnh 6

Dù sao tôi thấy may mắn khi ở nơi xa xôi vẫn có người bạn, với tiếng nói khác dân tộc khác, sẵn sàng cưu mang mình (dù có thể mình mang bệnh). Tôi học được nhiều thứ như cách lái xe trượt tuyết, cách dùng cưa máy, khoan hố trên băng để câu cá, sửa chửa bảo quản các vật dụng.

Mỗi sáng nếu không đi với bạn để kiểm tra đàn tuần lộc thì tôi hay ngồi bên cửa sổ nhâm nhi tách socola hay cà phê Việt Nam tôi mang sang, thời tiết nơi tận cùng thế giới này thay đổi liên tục, trời mới xanh và nắng vàng đó có thể có bão tuyết đi ngay theo sau rồi những cơn gió lớn. Trước khung cửa kính đó thôi là cả 1 thế giới không ngừng biến đổi, lúc thật bình yên lãng mạn khi lại vô cùng đáng sợ.

Buổi tối nếu trời quang thì có thể chiêm ngưỡng bắc cực quang (aurora) như những dải lụa trên bầu trời. Những khi như thế tôi thường đi bộ khá xa để đứng giữa 1 cái hồ đóng băng to lớn, cảm giác mình nhỏ bé giữa 4 bốn bề tuyết trắng và bầu trời cao vời vợi, ánh sáng huyền ảo, thấy mọi thứ ganh ghét, so sánh, tọc mạch của cuộc đời thật hư vô.

Thư Na Uy ảnh 7

Khi đã quen với việc sống đơn giản thì thấy cuộc sống thoải mái hơn, nhu cầu con người thiên về phần tinh thần nhiều hơn. Sống ở 1 nơi thiên nhiên tuyệt đẹp cũng không có ý nghĩa nhiều nếu như không có người để sẻ chia và trò chuyện, không lao động để tạo ra giá trị.

Tôi tìm cách quan sát và học, rồi trợ giúp những người Sami sửa lại hàng rào, đi lùa đàn tuần lộc, cho tuần lộc ăn, ghi chép lại bằng hình ảnh về cuộc sống văn hóa riêng người Sami. Nhưng dù sao lòng vẫn hướng về Việt Nam, dịch bệnh cho chúng ta một cơ hội tạm xa những deadline, cuộc họp, sự bận rộn để bình tâm dành thời gian cho suy xét của bản thân và thời gian cho những người thân yêu.

Thư Na Uy ảnh 8

Dù đã có vé sẵn bay về Sài Gòn từ Paris nhưng hiện nay các châu Âu đã đóng cửa giữa các quốc gia, những chuyến bay về Việt Nam khá giới hạn, tôi cũng không biết chuyến bay đó có được bay không. Chặng đường quay trở về chưa bao giờ khó khăn hơn thế.

Nhưng dù ở đây an toàn hay đường về có rủi ro đi nữa, đó là nơi gia đình và quê hương của tôi.

Thư Na Uy ảnh 9
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2023.
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024
(Ngày Nay) - Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024 bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phong phú, đa dạng, như: Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng...
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.