Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng

Những năm qua, Công an tỉnh Hà Giang luôn khắc ghi những lời dặn dò trên của Tổng Bí thư với lực lượng Công an nhân dân và “Lúc dân cần, lúc dân khó, có Công an” của Chủ tịch nước Tô Lâm, nguyên Bộ trưởng Bộ Công an.

Sáng tạo thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy

Đại tá Phan Huy Ngọc, Giám đốc Công an tỉnh Hà Giang nêu rõ, từ tháng 7/2021, Công an tỉnh đã đưa hai lời dặn dò trên thiết kế thành hai bộ bích chương, mỗi bích chương đều có 9 chữ, cân đối, phù hợp với bích chương “Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân” tạo thành một bộ bích chương hoàn chỉnh, ý nghĩa, treo trang trọng trong hội trường, phòng họp, phòng làm việc, nơi tiếp công dân, giải quyết thủ tục hành chính... của các đơn vị trong toàn lực lượng Công an Hà Giang. Với nhiều nội dung, biện pháp, cách làm sáng tạo, thiết thực, gắn với việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, phong trào “Công an nhân dân học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy” và Cuộc vận động “Xây dựng phong cách người Công an nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ”.

Bà Đặng Ái Xoan, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Giang cho rằng, việc triển khai, cụ thể hóa hai lời dặn dò của Công an tỉnh Hà Giang là một điểm sáng trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; tạo nên một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng. Đây là cách làm đang được nhân rộng đến các cấp ủy, tổ chức Đảng tại tỉnh Hà Giang.

Hoạt động tại một địa bàn miền núi, biên giới nằm ở địa đầu cực Bắc của Tổ quốc, dù gặp nhiều khó khăn, những năm qua, Công an tỉnh Hà Giang đã triển khai nhiều mô hình hiệu quả trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở. Công an tỉnh đã tổ chức gần 30 buổi hội thảo, tọa đàm, tập huấn, nói chuyện chuyên đề về văn hóa ứng xử, lồng ghép với phổ biến đề cương tuyên truyền việc học tập, thực hiện 2 lời dặn dò từ cấp tỉnh đến cơ sở.

Xuất phát từ thực tế của Hà Giang, Công an tỉnh đã chủ động triển khai nhiều biện pháp đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội theo hướng toàn diện, đồng bộ, vững chắc trên từng địa bàn, lĩnh vực, cụ thể hóa lời căn dặn và ý kiến chỉ đạo thành những mô hình, phần việc thiết thực. Cụ thể như: Tổ chức biên soạn, in ấn, cấp phát hơn 3.500 cuốn tài liệu cầm tay “Quy tắc ứng xử của cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Hà Giang”; mô hình “Điểm dừng chân an toàn, thân thiện, vì nhân dân phục vụ”; xây dựng mô hình “Mẹ đỡ đầu”...

Bằng cách làm sáng tạo, hiệu quả, 4 năm qua, các mặt công tác của lực lượng Công an toàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giữ vững ổn định an ninh trật tự trên địa bàn. Phong trào thi đua Vì an ninh Tổ quốc và phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được đẩy mạnh...

Vì nhân dân quên mình

Nhiều tấm gương tiêu biểu, nhiều hành động, việc làm thiết thực là minh chứng cho nỗ lực của lực lượng Công an tỉnh Hà Giang.

Trận mưa lũ lịch sử xảy ra tại Hà Giang từ đêm 9/6 đến ngày 10/6 được nhận định lớn nhất trong vòng 30 năm qua đã khiến 3 người chết, trên 1.400 ngôi nhà bị ảnh hưởng; hàng trăm ha hoa màu bị hư hại, giao thông nhiều tuyến bị tê liệt… Tổng thiệt hại do thiên tai gây ra ước tính ban đầu trên 61 tỷ đồng. Trong những ngày mưa lũ lịch sử đó, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ Công an Hà Giang cùng các lực lượng khác dầm mình trong mưa lũ thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ tại các điểm ngập sâu, giúp sơ tán người và tài sản đến nơi ở an toàn.

Các chiến sĩ Cảnh sát giao thông đã giúp đỡ hơn 400 khách du lịch trong và ngoài nước từ vùng bị chia cắt đến nơi an toàn. Trong đó có tấm gương của Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường (cán bộ Đội Cảnh sát giao thông trật tự, Công an huyện Mèo Vạc) đã dũng cảm lao ra giữa dòng nước lũ, kịp thời cứu các thành viên một gia đình bị lũ cuốn trôi. Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường đã được Thượng tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an biểu dương, gửi thư khen ngợi.

Khoảng 4 giờ sáng 13/7/2024, vụ sạt lở đất đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Quốc lộ 34 đoạn qua Hà Giang đã vùi lấp 1 xe ô tô 16 chỗ và 1 xe ô tô 7 chỗ. Ngay sau khi vụ việc xảy ra, Công an tỉnh Hà Giang đã huy động hàng trăm cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường tập trung cứu hộ, cứu nạn. Từ sáng sớm đến tối 13/7, lực lượng cứu hộ, cứu nạn đã đào bới hàng nghìn m3 bùn đất, tìm thấy được 15 nạn nhân; trong đó có 11 người chết, 4 người bị thương.

Không chỉ tiên phong trong công tác cứu hộ, cứu nạn, Công an tỉnh còn thực hiện có hiệu quả công tác an sinh xã hội; tích cực vận động nguồn xã hội hóa để hỗ trợ các địa phương xây dựng công trình phúc lợi, nhà ở cho người nghèo, mua sắm trang thiết bị cho các điểm trường, tặng quà Tết cho các hộ nghèo… với tổng số tiền trên 60 tỷ đồng. Công an tỉnh đã hoàn thành chương trình hỗ trợ xây dựng mới 500 căn nhà cho đồng bào nghèo tại 2 huyện Bắc Quang và Xín Mần, xây dựng 9 điểm trường tại huyện Xín Mần.

Tại buổi làm việc với Công an tỉnh mới đây, Quyền Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Nguyễn Mạnh Dũng nhấn mạnh, việc học tập, thấm nhuần lời dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” và “Lúc dân cần, lúc dân khó, có Công an” không chỉ đúng và có ý nghĩa thiết thực đối với lực lượng Công an nhân dân mà còn đúng với các cấp ủy, tổ chức Đảng, cơ quan, đơn vị và mỗi cán bộ, đảng viên. Vì vậy, các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương cần nghiên cứu, tham khảo về ý tưởng, phương pháp, cách làm để không ngừng đổi mới công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, người lao động ở cơ quan, đơn vị. Từ đó, nâng cao hiệu quả công việc, chất lượng dịch vụ công và tinh thần phục vụ nhân dân; nhất là ở cấp cơ sở và trong các cơ quan bảo vệ pháp luật.

Với những kết quả, thành tích đã đạt được, từ năm 2021 đến nay, Công an tỉnh Hà Giang đã vinh dự được được Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao; được Chủ tịch nước, Chính phủ, Bộ Công an và UBND tỉnh khen tặng nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương Chiến công hạng Ba (năm 2022); liên tiếp từ năm 2020 - 2023 nhận Cờ thi đua của Bộ Công an. Đảng bộ Công an tỉnh được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang tặng Bằng khen Đảng bộ “hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” tiêu biểu năm 2023...

Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
(Ngày Nay) - Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 do UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức những ngày qua, đã trở thành tâm điểm trên bình diện văn hóa quốc gia, với chuỗi các hoạt động ấn tượng, nhiều màu sắc, mang đến một cách nhìn, cách tiếp cận mới về lịch sử thông qua ngôn ngữ của thơ văn, âm nhạc và công nghệ.
Bác sĩ Chuyên khoa II Võ Trương Quý, Phó Trưởng Khoa Nội A, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi.
Khu vực phía Nam: Trẻ mắc sởi phải nhập viện tăng mạnh
(Ngày Nay) - Liên tục trong những ngày qua, các bệnh viện tuyến cuối tại Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận nhiều ca trẻ nhập viện do mắc sởi. Bệnh đang lây lan nhanh chóng trong cộng đồng, trong đó nhiều trẻ chưa được tiêm vaccine phòng bệnh hoặc tiêm chưa đủ mũi.
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
(Ngày Nay) - Phát tích từ vùng núi Ba Vì, trấn Sơn Tây xưa, Thủ đô Hà Nội ngày nay, tín ngưỡng thờ Tản Viên Sơn Thánh, vị thánh đứng đầu trong "Tứ bất tử" thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, tinh thần đoàn kết cùng ước vọng chinh phục thiên nhiên ngàn đời của người Việt.
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
(Ngày Nay) - Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong nhng ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Logo chính thức của Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 tại Việt Nam
Logo chính thức của Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 tại Việt Nam
(Ngày Nay) - Chiều ngày 2/12/2024, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN, đồng thời là Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, đã thông báo việc chọn logo chính thức cho sự kiện quan trọng này.
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để bảo tồn, phát huy bền vững giá trị di sản Mỹ Sơn
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để bảo tồn, phát huy bền vững giá trị di sản Mỹ Sơn
(Ngày Nay) - Ngày 3/12, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cùng Đoàn công tác đã đến thăm và chúc mừng Ban Quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn nhân kỷ niệm 25 năm Khu đền tháp Mỹ Sơn (xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa thế giới (4/12/1999 - 4/12/2024).