Thức khuya - con đường dẫn đến 'cửa tử' ngắn nhất

Nếu duy trì thói quen thức khuya trong thời gian dài thì sớm hay muộn bạn cũng mắc các bệnh nguy hiểm như ung thư, vô sinh, hoang tưởng, rối loạn tâm lý.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Rối loạn thần kinh

Theo các chuyên gia, thức khuya dẫn đến thiếu ngủ không chỉ khiến rối loạn cảm xúc mà còn gây ra các bệnh về tâm lý và thần kinh nghiêm trọng, gồm: ảo giác, trầm cảm mãn tính, hoang tưởng và hành vi nóng nảy, bốc đồng cục bộ.

Tăng nguy cơ vô sinh

Nghiên cứu của Đại học Y khoa Chicago chỉ ra rằng, đàn ông ngủ ít hơn năm giờ một đêm và tình trạng kéo dài trong 1 tuần, nồng độ Testosterone sẽ suy giảm 10-15% so với khi họ nghỉ ngơi đầy đủ. Testosterone là hormone rất quan trọng với nam giới. Testosterone suy giảm dẫn đến suy thoái trên diện rộng về sức khỏe, tâm lý và tình dục. Đàn ông giảm ham muốn, phản ứng về tình dục chậm chạp, rối loạn cương dương, số lượng và chất lượng tinh trùng giảm, đe dọa chức năng sinh sản.

Với nữ giới, theo các chuyên gia, những phụ nữ ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm, tỉ lệ thụ thai giảm 46%. Nguyên nhân do phụ nữ ngủ quá ít làm tăng mức độ cortisol - một kích thích tố căng thẳng gây tác động tiêu cực đến khả năng sinh sản.

Bên cạnh đó, thời gian và chất lượng giấc ngủ không đúng nhịp sinh học sẽ làm suy giảm mức độ leptin, gây tác động đến sự rụng trứng, làm gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt, ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của trứng.

Dễ bị ung thư

Các chuyên gia khẳng định, rất nhiều yếu tố miễn dịch được hình thành trong giấc ngủ. Điển hình là chất melatonin - nội tiết tố tự nhiên có tính chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa thiệt hại cho các tế bào có thể dẫn đến ung thư.

Tuy nhiên, việc thức khuya, ngủ muộn không những làm cản trở sự hình thành các yếu tố miễn dịch này mà còn là nguyên nhân gây suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể, khiến cơ thể dễ mắc nhiều bệnh hơn, trong đó có cả ung thư.

Béo phì

Nhiều người cho rằng thức khuya là nguyên nhân giảm cân nhưng thực tế không phải vậy. Theo các chuyên gia, thường xuyên thức khuya, thiếu ngủ sẽ làm giảm mức độ hormone leptin, tăng sản xuất hormone ghrelin, tạo cảm giác thèm ăn. Không chỉ có vậy, thức khuya cũng làm gia tăng mức độ insulin dẫn đến việc cơ thể lưu trữ nhiều chất béo hơn.

Suy giảm hệ miễn dịch

Thức khuya khiến cơ thể giảm khả năng sản xuất cytokone bảo vệ và kháng thể chống nhiễm trùng. Điều này khiến cơ thể bị suy giảm hệ thống miễn dịch nghiêm trọng và tăng nguy cơ mắc các bệnh về nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến hô hấp như: cảm lạnh, cúm hay bệnh về phổi…

Kiệt sức não

Thức khuya khiến cho não bị cạn kiệt năng lượng và khiến các tế bào thần kinh không được nghỉ ngơi. Do vậy, thói quen này gây ra tình trạng suy giảm chức năng nhận thức, kiềm chế khả năng sáng tạo, sự nhanh nhẹn và biến bạn trở thành con người kém thông minh, tâm trạng thay đổi thất thường.

Tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính

Thực tế, việc thức khuya thời gian dài sẽ làm tăng khả năng mắc các vấn đề về sức khỏe, đe dọa tính mạng con người. Nhóm bệnh dễ mắc phải bao gồm: huyết áp cao, đột quỵ và tiểu đường.

Lão hóa nhanh

Thức quá khuya là nguyên nhân khiến lượng cortisol bị giải phóng quá nhiều, gây hại cho làn da của bạn. Trong khi protein – collagen giúp giữ cho làn da luôn được mịn màng thì cortisol lại phá vỡ và hủy hoại chúng, trực tiếp gây ra các vấn đề như: da khô, tàn nhanh, mụn trứng cá, quầng thâm ở mắt… Chính vì vậy, thức khuya quá nhiều cũng khiến bạn già đi nhanh chóng.

Tăng nguy cơ mắc bệnh tim

Người hay thức khuya, thiếu ngủ là nhóm người nguy cơ cao mắc các bệnh liên quan tới tim mạch, huyết áp. Ngoài ra, do đời sống sinh hoạt bị thay đổi, nên các cơ quan nội tạng hay nhịp tim cũng hoạt động bất bình thường. Đây chính là nguyên nhân khiến cho bộ não luôn bị căng thẳng, mệt mỏi, con người dễ bị nổi cáu, hành động thiếu kiềm chế và sinh hoang tưởng.

Suy giảm trí nhớ

Thức quá khuya khiến hệ thống thần kinh trung ương của bạn luôn bị căng thẳng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng của não bộ. Lúc này, hệ thần kinh giao cảm trong cơ thể vẫn duy trì trạng thái hưng phấn, hứng khởi, nhưng tới ngày hôm sau chúng sẽ rơi vào trạng thái làm việc quá sức, cạn kiệt sinh lực. Con người thường xuyên lâm tình trạng này thường dễ bị suy giảm trí nhớ, đau đầu, chóng mặt…

Theo VTC News
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.